Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đổ gà

Vừa rồi gà nhà bệnh nên có hỏi một bạn trên diễn đàn ganoi.com kinh nghiệm chữa bệnh, dùng sữa chua trộn với mật ong cho kết quả khá tốt, chỉ chết 4 trống và 1 mái (k/l # 1kg/con) trên đàn gà 30 con. Sau đó dựa trên kinh nghiệm này mình ứng dụng cho gà con (gà Việt, gà lai 50% và gà Mỹ rặt) thấy cũng hiệu quả nên muốn chia sẻ để các bạn tùy nghi áp dụng.

Trước đây khi gà con nở ra mình thường dùng thuốc kháng sinh, vitamine và vi khóang pha cho uống hoặc trộn với thức ăn, kết quả tương đối tốt, tỷ lệ gà con chết thấp với gà Việt hay gà lai 50%, nhưng gà Mỹ rặt thì tỷ lệ chết lên đến 80%. Trong quá trình nuôi vẫn hay bệnh và thường phải dùng thêm kháng sinh hay rượu ngâm và mật ong để chữa, điều này cho thấy sức đề kháng của gà con chưa thực sự mạnh, đối với gà Mỹ rặt thì rất tệ.

Sau đợt chữa bệnh vừa qua mình dùng sữa chua trộn với thức ăn cho gà con ăn 1 lần mỗi ngày vào bữa ăn chiều (tỷ lệ trộn 1/10), vẫn duy trì uống nước pha vitamine và vi khoáng nhưng không dùng kháng sinh (thuốc úm gà con) nữa. Hiện tại gà con nuôi như vậy quan sát thấy mau lớn, nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Không phải dùng kháng sinh chữa bệnh cho những con trong bầy khi nhìn thấy chúng có dấu hiệu bệnh (buồn, không linh hoạt, đầy diều hay bỏ ăn) như cách nuôi trứơc đây.

Nhận xét:

1/ Việc bổ sung vitamine và vi khoáng cho gà con là tốt.
2/ Việc dùng kháng sinh (thuốc úm gà con) không hẳn là tốt, vì có thể gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn đồng thời tác động lên khả năng đề kháng của gà con.
3/ Việc dùng sữa chua là hữu ích cho gà con, vì bổ sung vitamine, vi khoáng, chất đạm và béo, dễ tiêu hóa, cung cấp các loại vi sinh hữu ích. Nhờ vậy gà khỏe mạnh hơn và sức đề kháng cũng tốt hơn kể cả với gà Mỹ rặt.

Trên đây là những nhận xét, suy luận chủ quan và định tính, mong có thể giúp ích ít nhiều cho các bạn, các bạn có thể thử áp dụng và có thêm kinh nghiệm thì chia sẻ lại cho mọi người. Nếu bạn nào là sinh viên ngành thú y hoặc chăn nuôi triển khai ý tưởng này thành một nghiên cứu so sánh thì rất tuyệt, bớt lạm dụng thuốc kháng sinh, tăng hiệu quả, chăn nuôi sạch và bền vững...


P/S: Người viết không làm việc hay kinh doanh trong ngành ... sữa chua nên những thông tin trên là vô tư ...hì hì!!!

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Lá Thư Lịch Sử của Cố Thủ Tướng Kampuchia Sosawath Sirik Matak gởi cho ông Ðại Sứ Hoa Kỳ (1975)

Chúng ta vẫn thường gọi người Khome là người Miên với ít nhiều sự miệt thị giống như chúng ta thường gọi người thiểu số ở Việt Nam là 'mọi' hay 'thượng'. Chúng ta phải nghĩ lại nếu biết thêm về lịch sử và quá khứ của dân tộc Khome. Xin mời các bạn đọc lá thư này để thấy cách hành xử hết sức đáng kính trọng của vị Cố Thủ Tướng Kampuchia Sosawath Sirik Matak. Chỉ những Bà Mẹ vĩ đại mới có thể sanh ra những bậc anh hùng như vậy


Lá Thư Lịch Sử của Cố Thủ Tướng Kampuchia Sosawath Sirik Matak
gởi cho ông Ðại Sứ Hoa Kỳ (1975)



 Từ trái qua phải : Sisowath Sirik Matak,
 Lon Nol, and  In Tam.
Vào tháng  4  năm 1975 , khi quân  đội Cộng  sản  đang trên đường tiến vào Nam  vang  thì người  Mỹ đã mời Thủ  tướng Sirik  Matak và toàn  bộ chính  phủ  Miên nên ra đi, vì  ở lại thì sẽ bị Khờ Me Ðỏ sát hại.
Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Thủ tướng Sirik Matak đã viết một lá thơ vô cùng cảm động gởi cho Ðại  sứ  Mỹ tại Nam  Vang là ông John  Gunther  Dean . Lá thơ đầy nghĩa khí và   tiết tháo của một người anh hùng “sinh vi tướng, tử vi thần” như sau : 





 Phỏng Dịch.-

 Nam Vang ngày 16 tháng 4 năm 1975. 
 Thưa Ngài và Bạn,
Tôi thành thật cảm tạ ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương tiện đi tìm tự do . 
Than ôi ! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy ! 
Với Ngài (đại sứ John Gunther Dean) và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài , không bao giờ
tôi lại tin rằng quý vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do . 
Quý vị từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng thể  làm được gì hết . 
Ngài ra đi, tôi cầu chúc Ngài và xứ sở của Ngài được hạnh phúc dưới bầu trời này .. 
Nhưng xin Ngài nhớ cho rằng nếu tôi phải chết ở đây và ở lại đất nước tôi yêu dấu thì tuy 
đó là điều tệ hại , nhưng tất cả chúng ta đều sinh ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó . 
Tôi chỉ ân hận một điều là đã quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa Kỳ ! 
Xin Ngài nhận những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi . 
Sirik Matak 


~~~~~~~~~~~~ ~
Sau ngày 17 tháng 4  năm 1975, tổng cộng có 150 người trong chính phủ  Miên
đã di tản theo ngưỡi Mỹ.  Còn lại toàn bộ chính phủ Miên đều bị giết hết .


Riêng gia đình ông  Sisowath  Sirik  Matak, từ con cháu đến các người giúp việc trong nhà ông đều bị Khmer Ðỏ sát hại.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Gà vàng vs gà chuối Mỹ

Nội công của gà vàng nay đã tiến bộ hơn, trận đấu tập với chú gà Mỹ (gà Mỹ và gà Vàng đều đang cản mái và hơi mập nên chậm chạp ít nhiều), cho thấy gà vàng cũng đáng mặt anh hào chứ không phải toàn ăn may trong 6 trận thắng đã ghi được.
Xin mời bấm vào đây để thưởng thức:

hay bấm vào đây: http://www.youtube.com/watch?v=g7h-SWvL8qg

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Độc nhĩ gáy chào bình minh

Độc nhĩ thiếu gia đã được "cắt tỉa" gọn gàng, nhìn bảnh tỏn hơn xưa. Đây là vài tấm hình mới của chàng lúc đón bình minh. Xin chúc các bạn một ngày an lành với nhiều niềm vui!




Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Xổ Gà vàng DG

Giỗ tổ Đức vua Hùng, về nhà xổ thử gà vàng 9 tháng, 2,2kg với gà que bông của người bạn, ga mình hơi nhỏ hơn nhưng đá thì..... Các bạn xem và bình nha.




Chia sẻ với người Nhật

http://tinvuichualanh.gso-ecom.com/buss/home/NewsDetail.aspx?webpage=news&id=8385

Xin hãy đợi Aisawa
"... Hình ảnh cậu bé 9 tuổi cầm hai tấm biển ghi tên cha mẹ và người thân đi dọc hành lang các khu tạm trú sau thảm họa kép ở Nhật Bản đã lay động tâm can hàng triệu người dân thế giới. Cậu bé đã trở thành một biểu tượng của nỗi đau mà người dân Nhật đang phải hứng chịu sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng xảy ra hôm 11/3.
Ngày qua ngày, cậu bé Toshihito Aisawa, 9 tuổi, đi hết từ khu tạm trú này đến khu tạm trú khác để tìm kiếm gia đình của mình....." Nhạc sĩ Phạm Trung cảm xúc.: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=lcgp4gzXGWI

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

Anh em nhà bs

Một cặp gà que chân trắng 9 tháng, nặng 2,6 kg, mặt sáng sủa, chân vảy sạch sẽ (?) Con nhà tông: bổn bà ngoại Gò công, ông ngoại là danh tướng chợ lách, cha thắng 8 trận mùa đầu, cậu thắng 4 trận mùa đầu, hưu non vì gãy cánh. Hổng biết cháu con có nối gót được cha ông?












Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Bộ sưu tập chân vảy

Trong thời gian tới bài này sẽ được soạn lại với hình ảnh rõ nét hơn (máy Canon cho chất lượng hình ảnh đẹp hơn máy Sony). Tuy nhiên một vài con gà đã không còn nên có thể hình ảnh bị xóa hoặc duy trì với chất lượng như cũ. Cảm ơn các bạn!

1/ Khét râu:

Thắng 3 trận trong 4 ngày, có 2 trận chồng độ, xổ bị quẹt cựa vô mắt, không đá tiếp, cản mái ra con đá tốt - con hơn cha.



Độc biên 1 chân:


2 phủ địa chân phải, 1 dặm chậu chân trái hay còn gọi là cản đường nước (vảy này bị coi là xấu nhưng trường hợp khét râu cựa nhạy và nghiệt, đá chết đối thủ trong 3 trận thắng sau vài chân đá, chỉ bị một cựa vô nách, ói trong trận thứ 3):


Độ, hậu, kẽm mẩy và đều tăm tắp cả 2 chân, con cái cũng thừa hưởng được bộ vảy này:




2/ Khét râu con:

9,5 tháng đã thắng trận đầu đá chết đối thủ ở phút bù giờ


Dặm chậu chân trái ở khét cha nay thành huyền châm:


Độc biên chân trái, cha độc biên chân phải:



 Độ hậu kẽm 2 chân đều, no đầy giống cha:



2 đầu ngón giữa đều có dặm, không biết gọi là dặm gì - hì hì:


5/ Mái chuối Nội hoa đăng tới gối (lai 50%), cha Chocolate Grey, mẹ Việt:




Nội hoa đăng tới gối 2 chân:




Lúc 7 tháng tuổi:








3/ Mái ô độc biên và thới hoa đăng tới gối:

Nhờ duyên may nên được một người bạn thân tặng cho con gà mái quí này








Sau khi thay lông thay vảy, chân đổi từ màu chì sang xanh








(còn tiếp)