Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Asil vs Mỹ rặt

Asil lâu nay bận quản mấy cô đào Mỹ hôm nay cho ra múa lứa với một anh kép Mỹ được gởi từ bển về 2 tuần, biểu diễn coi cũng không tệ:

http://www.youtube.com/watch?v=pwTJ_r6wIus&feature=youtu.be

Anh Mỹ rặt này đã lấy medal đầu tiên và đang được đấu giá với giá khởi điểm là 12 triệu. Đây là clip màn biểu diễn của ảnh:

http://www.youtube.com/watch?v=gPFqju6Y2lU&feature=youtu.be

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Thư giãn - Chat sex


meocaikhattinh: Anh à!
songhan: Ừ anh đây!
meocaikhattinh: Anh biết không?
songhan: Gì cơ?
meocaikhattinh: Em đang cô đơn, em muốn anh!
songhan: Ôi em yêu, anh cũng nhớ em nhiều lắm!
meocaikhattinh: Vậy anh ở đâu sao không đến với em. Em muốn có anh đêm này!
songhan:...
songhan: Em yêu, giá mà anh có thể ở bên em lúc này?
meocaikhattinh: Vậy chớ anh đang ở đâu?
songhan: Donghoi city
meocaikhattinh: Vậy thì phải làm sao?
songhan: Đong thằng khác!
meocaikhattinh: Sao anh lại nói thế?
songhan: Anh bảo này...
meocaikhattinh: ...
songhan: em đổi cái nick mèo cái khát tình thành động tình nửa đêm đi.
meocaikhattinh: Địt mẹ thằng đéo biết tán gái!
songhan: A con ranh...

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Đá gà là cha cờ bạc?

Cờ bạc là bác thằng bần?

T/S Alan Phan
29 April 2012
Thực sự, bỏ đi những hăng say về nghĩa vụ xã hội còn sót lại từ một tư duy già cỗi, chúng ta phải nhìn nhận là những anh chị nghèo hay giàu khi đam mê cờ bạc vẫn có rất nhiều cách khác để mất tiền, và họ đã mất phần lớn rồi. Không những qua các số đề hay cá cược hay các sòng bài bên Campuchia, Singapore…, mà qua bất động sản, chứng khoán và lối kinh doanh đòn bẫy dùng tiền người khác (OPM).
 
Tôi đến Las Vegas lần đầu vào mùa hè 1964. Nhóm sinh viên 4 người chúng tôi hùn hạp để đi du lịch một vòng xứ Mỹ nhân dịp có 26 ngày nghỉ giữa 2 khóa học. Khi dừng chân ở Vegas, chúng tôi đồng ý trích ra 200 đô la từ ngân sách và nếu thua hết, sẽ về khách sạn sớm để sáng mai lên đường. Nào ngờ cô bạn gái tôi may mắn, thắng được 3 ngàn đô la. Chúng tôi khoái trá, làm vài ly bia miễn phí rồi về phòng lúc 1 giờ sáng. Cô bạn còn ham hố, xin ở lại vài phút. Khi chúng tôi ngủ dậy lúc 8 giờ sáng, cô đã thua lại hết tiền và muốn gỡ, cô đã lẻn về phòng móc sạch tiền của bọn tôi và nướng trọn cho sòng bài.
Nguy kịch vì 4 đứa đều là sinh viên nước ngoài, không bà con thân thuộc để có thể xin ai gời tiền khẩn cấp. Chúng tôi kẹt lại ở Vegas suốt 7 ngày sau đó, ngủ trong xe và làm đủ mọi chuyện từ rửa chén bát đến quét đường để kiếm tiền ăn và tiền xăng chạy về trường đại học ở tuốt bên Pennsylvania. Mấy chục năm sau đó, tôi ghé lại Vegas cả trăm lần vì hội nghị và họp hành, nhưng không bao giờ mất một đồng nào cho sòng bài.
Tuy nhiên, Vegas không cần tiền của tôi. Từ chỉ 6 sòng bạc cỡ trung bình thời 60’s, Vegas đã phát triển trên 120 sòng bài với doanh thu 11.2 tỷ đô la mỗi năm và góp khoảng 3.7 tỷ đô la cho ngân sách của thành phố và tiểu bang, chưa nói đến những doanh nghiệp liên quan sống nhờ vào khách đánh bạc.
Tư duy về cờ bạc và nghèo đói
Từ ngày còn bé, trong cái tứ đổ tường mà cha mẹ răn dạy, cờ bạc là điều cấm kỵ bậc nhất trong gia đình tôi. Ngay cả những ngày Tết, cha tôi thường xua đuổi những gánh “bầu cua cá cọp” muốn tụ họp trước sân nhà. Với truyền thống đó, khi lớn lên, tôi không những dị ứng với cờ bạc, mà còn xem đó là một tội phạm.
Cho đến khi tôi bắt đầu làm ăn…và nhất là khi nhẩy vào lĩnh vực tài chánh.
Khi tôi mắng một nhân viên ham mê cá ngựa, bỏ bê công việc, anh ta trả lời,” tôi chỉ là thằng đánh cò con, ăn thua vài trăm đô mỗi lần. Còn ông, khi đầu tư vào một dự án, con ngựa ông cá cược có thể làm ông thắng hay mất cả triệu đô. Ông đánh bạc lớn hơn tôi nhiều”.
Tôi nhớ lại ngày mới ra trường, làm nhân viên giao dịch hàng hóa (commodity trader) cho một ngân hàng ở Wall Street. Tôi đã đánh bạc liên tục 7 giờ mỗi ngày, được hay mất cả triệu đô la cho công ty, mà không thực sự đóng góp gì cho quy trình sản xuất cua nền kinh tế. Thực ra, tôi chỉ là một con chốt nhỏ, đánh thuê. Nhưng những người chủ của tôi không hề là “thằng bần” như cha mẹ tôi đã giáo dục. Các lãnh đạo này kiếm cả mấy triệu đô la mỗi năm; chưa kể tiền thưởng.
Nền kinh tế cờ bạc
Càng lao đầu vào thương trường, tôi càng thấy tính chất “cờ bạc hóa” trong rất nhiều hoạt động. Trên mọi sàn giao dịch hàng hóa, 99% hợp đồng là một hình thức cờ bạc vì chỉ 1% người mua kẻ bán là có ý định nhận hay giao hàng. Khi món hàng là lãi suất, chỉ số hay phát sinh (derivatives) thì 100% là đánh cược. Có tổng cộng 3.5 tỷ hợp đồng trị giá 400 ngàn tỷ đô la được giao dịch mỗi năm. Đây là một sòng bạc lớn hơn Vegas, Macau và mọi sòng bạc trên thế giới cộng lại.
Mặc cho những biện giải về giá trị tạo vốn cho doanh nghiệp, các sàn chứng khoán trên thế giới thực sự là những sòng bạc vĩ đại cho các tay chơi, từ nhà đầu tư cá nhân đến tổ chức. Ít tay chơi nào quan tâm đến số mệnh của một doanh nghiệp hay việc làm của công nhân mà chì lưu ý đến ảnh hưởng của nó trên số tiền kiếm được hay mất. Một thống kê mới nhất của NYSE (sàn New York) cho thấy 72% giao dịch mua bán chỉ giữ thời hạn là 11 giây. Có đến 70 ngàn tỷ đô la lưu thông mỗi ngày trên các sàn chứng khoán thế giới.
Nhìn ở dạng rộng hơn, trong những nước mà người dân không được phép đánh bạc thoải mái thì vé số kiến thiết, số đề, cá cược bóng đá, đánh bạc trên mạng Net…trở nên phổ biến. Tại Mỹ, lối đánh bạc không chính thống này được phỏng đoán lên đến 4.5 ngàn tỷ đô la hay 4% của GDP. Trong khi đó, con số cho Âu Châu là 7.2% và Hồng Kông là 8.9%. Tôi không có số liệu của Việt Nam nhưng tôi chắc chắn là phải hơn các con số này.
Người thắng kẻ thua
Tóm lại, dù ta có ghét cờ bạc đến đâu, nó vẫn hiện diện cùng khắp mọi xã hội, văn hóa…Tác động và hệ quả của nó cũng khác biệt tùy theo đối tượng. Nhiều con bạc không có kỷ luật và tham lam, thường cháy túi và lâm vào cảnh bần hàn. Những người không chấp nhận nhiều rủi ro, biết kiểm soát cảm xúc, có thể thắng nhỏ và đều đặn. Những tay “làm cái” tổ chức sòng bài, biết rõ xác suất và tâm lý con bạc, luôn luôn thắng. Đôi khi, những sư tổ quản lý các sòng “tài chánh” như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…này đi quá trớn, vừa tham vừa ngu, nên tạo những mất mát khổng lồ, lại được chánh phủ cứu giúp bằng tiền của dân. Những thí dụ gần nhất là cuộc khủng hoàng tài chánh Mỹ năm 2007, số nợ công Âu Châu hiện nay và các biện pháp hành chánh Việt Nam đang áp dụng.
Cách đây 40 năm, những đầu tàu của kinh tế Mỹ là các doanh nghiệp nhỏ sản xuất công nghệ, dịch vụ y tế, giáo dục, xã hội…và nông hải sản. Ngành tài chánh chỉ chiếm 3.4% của GDP. Năm 2010, tỷ lệ này lên đến 14.7% và ước tính sẽ còn tăng trưởng ngoạn mục trong tương lai gần. Hiện tượng “cờ bạc hóa” nền kinh tế Mỹ đang được thế giới sao chép, nhất là Âu Châu và Đông Á. Các trung tâm tài chánh thế giới là những điềm hẹn của mọi lối đánh bạc. Hong Kong, Singapore, Dubai…là 3 nơi mà “cờ bạc kiểu tài chánh” đóng góp hơn 70% của GDP.
Sòng bài tại Việt Nam??
Quay về Việt Nam, chúng ta đang có một tranh luận khá thú vị về việc cho giấy phép mở sòng bài của tập đoàn Sands. Phần lớn quay quanh những tệ nạn xã hội sẽ xẩy ra với sòng bài. Thực sự, bỏ đi những hăng say về nghĩa vụ xã hội còn sót lại từ một tư duy già cỗi, chúng ta phải nhìn nhận là những anh chị nghèo hay giàu khi đam mê cờ bạc vẫn có rất nhiều cách khác để mất tiền, và họ đã mất phần lớn rồi. Không những qua các số đề hay cá cược hay các sòng bài bên Campuchia, Singapore…mà qua bất động sản, chứng khoán và lối kinh doanh đòn bẫy dùng tiền người khác.
Nếu chỉ nghĩ đơn thuần đến lợi ích kinh tế, một sòng bài sẽ phải đầu tư khoảng vài tỷ đô la, phải thuê và đào tạo cả ngàn nhân viên Việt, thu hút cả trăm ngàn du khách đến chơi và rửa tiền, cùng những lợi ích khác mà không ô nhiễm môi trường hay phá rừng đập núi. ( Về rửa tiền, đây là lý do tại sao Vegas có đông người chơi gấp 3 lần Macau mà doanh thu chỉ bằng 76%. Tỷ lệ ăn thua tính theo người chơi ở Singapore tương tự như Macau).
Chúng tôi chỉ cảnh giác chánh phủ là khi mở cửa cho Sands, thì nên mời luôn Wynn, MGM, Harrah’s, nhóm Galaxy của gia đình Stanley Ho, nhóm Genting…Phải mở rộng cạnh tranh để tạo cụm ngành (clusters) cho thị trường và tạo thế đứng cho một kỹ nghệ mới. Nếu Saigon cạnh tranh hữu hiệu với Macau thì sức bật của chương trình này tốt đẹp hơn bất cứ gói kích cầu nào khác; và chánh phủ cũng không phải in tiền hay đi vay để hổ trợ.
(Trong tinh thần minh bạch và khai báo toàn diện, tôi xin nói rõ là không ai thuê tôi viết bài này, tôi không đầu tư vào các công ty liên quan đến cờ bạc và tôi không có một lợi ích kinh tế hay tài chánh nào trong các quyết định của chánh phủ.)
T/S Alan Phan
(Bài đã được VNExpress xuất bản vào 8 May 2012 dưới tên “Cờ bạc hóa” trong nền kinh tế”)
T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Gà bên Tàu uống thuốc gì mà đá khiếp vậy?

Hàn Quốc thu giữ hàng ngàn viên thuốc thịt thai nhi từ Trung Quốc
(Dân trí) - Cơ quan hải quan Hàn Quốc hôm nay tiết lộ họ đã phát hiện hàng ngàn viên thuốc chứa bột thịt thai nhi được khách từ Trung Quốc chuyển vào nước này. Những viên thuốc được cho là chữa “bách bệnh”.
 

Cơ quan hải quan Hàn Quốc đã thu giữ được 17.000 viên thuốc thịt người từ tháng 8 năm ngoái.
 
Được biết những viên thuốc này được đưa từ Trung Quốc sang, nơi một số nhân viên y tế đã “phím” cho các công ty y tế khi có trường hợp nạo phá thai hoặc các bé bị sinh non.

Những bào thai nhỏ bé này sau đó được mang đi, bảo quản trong tủ lạnh của các gia đình liên quan đến đường dây buôn bán, trước khi được mang tới các trung tâm y tế và được đưa vào lò vi sóng y tế để sấy khô. Tiếp đó các bào thai khô được tán thành bột và được đưa vào các viên thuốc cùng với thảo dược để che giấu thành phần thực sự của nó, nhằm đánh lừa các nhà điều tra y tế và các nhân viên hải quan.

Được biết giới chức Trung Quốc đã biết về nạn buôn bán này và đã tìm cách ngăn chặn xuất khẩu chúng, tuy nhiên hàng ngàn túi thuốc vẫn được tuồn lậu vào Hàn Quốc.

Cơ quan hải quan Hàn Quốc (SBS) hôm nay cho hay họ đã tăng cường tìm kiếm các gói thuốc đáng ngờ trên được khách đi từ Trung Quốc mang vào nước này. Theo các nhân viên hải quan, kể từ tháng 8 năm ngoái, 35 vụ tuồn thuốc thịt trẻ em đã được tiến hành, với hơn 17.000 viên thuốc được cải trang là “thuốc tăng lực” được thu giữ.
 
Các cuộc kiểm tra cho thấy viên thuốc này chứa 99,7% là thịt người.
 
Tờ San FranciscoTimes đưa tin các cuộc kiểm tra đối với những viên thuốc này cho thấy chúng được tạo nên từ 99,7% là thịt người. Các cuộc kiểm tra cũng xác định được giới tính của các em bé được sử dụng.

Nhu cầu dùng thuốc này tăng lên do người ta cho rằng nó có thể tăng sinh lực. Tuy nhiên, trên thực tế những viên thuốc thịt người này chứa siêu vi khuẩn và các thành phần gây hại khác.

Rất nhiều kẻ buôn thuốc đã bị giới chức Hàn Quốc bắt giữ. Song những người này lại khẳng định họ không biết thành phần của thuốc và quá trình sản xuất của chúng.

Vũ Quý
Theo Daily mail, KBS

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Còn gà thì sao?

A Tribute to the Dog - bài diễn văn bất hủ ngợi ca con chó


George Graham Vest (1830-1904) là người rất nổi tiếng trong lịch sử nước Mỹ, nhưng không phải nổi tiếng vì ông là một Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, mặc dù ông làm chức vụ này đến 24 năm. Ông nổi tiếng vì một bài diễn văn, đúng hơn là một bài bào chữa vỏn vẹn có 375 chữ ca ngợi một con chó, khi ông còn là một luật sư. 

Vào năm 1870, 9 năm trước khi trở thành Thượng nghị sĩ, luật sư George Graham Vest đã nhận bào chữa cho một người thợ săn kiện một người chăn cừu đã giết chết con chó của mình vì nghi con chó này đã giết những con cừu của ông ta. Tên con chó là Old Drum. Bằng những lời ngợi ca con chó, ông đã thuyết phục được toàn thể hội thẩm đoàn và thân chủ của ông đã thắng kiện. 

Bài diễn văn được lưu hành trong văn học Mỹ với cái tên “A Tribute to the Dog” và được tờ New York Times bình chọn là bài diễn văn hay nhất trong tất cả những bài diễn văn trên thế giới trong 1000 năm qua. 

Ngày nay, trước trụ sở một tòa án tại Warrensburg, bang Missouri, người ta đã dựng tượng đài một con chó kèm theo “A Tribute to the Dog” để đánh dấu sự kiện lịch sử này. 
 
 A Tribute to the Dog

Gentlemen of the Jury: The best friend a man has in the world may turn against him and become his enemy. His son or daughter that he has reared with loving care may prove ungrateful. Those who are nearest and dearest to us, those whom we trust with our happiness and our good name may become traitors to their faith. The money that a man has, he may lose. It flies away from him, perhaps when he needs it most. A man's reputation may be sacrificed in a moment of ill-considered action. The people who are prone to fall on their knees to do us honor when success is with us, may be the first to throw the stone of malice when failure settles its cloud upon our heads. 

The one absolutely unselfish friend that man can have in this selfish world, the one that never deserts him, the one that never proves ungrateful or treacherous is his dog. A man's dog stands by him in prosperity and in poverty, in health and in sickness. He will sleep on the cold ground, where the wintry winds blow and the snow drives fiercely, if only he may be near his master's side. He will kiss the hand that has no food to offer. He will lick the wounds and sores that come in encounters with the roughness of the world. He guards the sleep of his pauper master as if he were a prince. When all other friends desert, he remains. When riches take wings, and reputation falls to pieces, he is as constant in his love as the sun in its journey through the heavens. 

If fortune drives the master forth, an outcast in the world, friendless and homeless, the faithful dog asks no higher privilege than that of accompanying him, to guard him against danger, to fight against his enemies. And when the last scene of all comes, and death takes his master in its embrace and his body is laid away in the cold ground, no matter if all other friends pursue their way, there by the graveside will the noble dog be found, his head between his paws, his eyes sad, but open in alert watchfulness, faithful and true even in death. 

(Nguồn : Wikipedia) 

Thưa hội thẩm đoàn,

Người bạn tốt nhất mà ta có được trên đời này có thể quay lưng chống lại ta và biến thành kẻ thù của ta. 

Con cái mà ta hằng yêu thương chăm sóc có thể trở thành những đứa vô ơn bạc nghĩa. 

Những người gần gũi và thân thiết với ta nhất, những người mà ta tin tưởng đem giao phó hạnh phúc và danh dự của mình, một ngày nào đó có thể trở thành những kẻ phản bội. 

Tiền bạc mà ta có được có thể sẽ mất đi, mất ngay vào lúc ta cần nó nhất. 

Danh tiếng của con người có thể tiêu tan trong khoảnh khắc vì một hành vi nông nổi. 

Những kẻ từng quỳ gối tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể trở thành những kẻ đầu tiên ném vào ta hòn đá hiểm độc khi bóng mây sa cơ lỡ vận phủ xuống đầu ta. 

Trên thế gian vụ lợi ích kỷ này, con người chỉ có thể có được một người bạn vô tư không điều kiện, một người bạn không bao giờ rời bỏ ta, không bao giờ vô ơn bạc nghĩa, không bao giờ phản bội, đó là con chó của ta. 

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta, dù ta giàu sang hay ta nghèo khó, dù ta khỏe mạnh hay ta ốm đau bệnh tật. 

Nó ngủ dưới nền đất lạnh, bất chấp giá rét mùa đông hay bão tuyết, miễn sao được ở gần ta. 

Nó vẫn hôn vào bàn tay ta dù ta không còn thức ăn gì cho nó. 

Nó liếm vào những vết thương và những chỗ ta đau đớn  khi va chạm với sự tàn bạo của cuộc đời. 

Nó canh giấc ngủ cho ta khi ta là kẻ cùng khốn cũng giống như khi ta là một ông hoàng. 

Khi tất cả bạn bè đều rời xa ta, riêng con chó thì ở lại. 

Khi ta mất hết của cải, thân bại danh liệt, thì tình yêu thủy chung của con chó đối với ta vẫn ngời sáng như ánh mặt trời xuyên thấu chín tầng mây.

Nếu chẳng may ta bị cuộc đời ruồng bỏ, rơi vào cảnh không bạn bè không nhà cửa, thì đối với con chó trung thành, không có một đặc ân nào cao hơn là được ở bên cạnh ta, để bảo vệ ta chống lại những hiểm nguy, chống lại kẻ thù. 

Và đến lúc đời ta kết thúc, Thần chết rước ta đi và thân xác ta nằm dưới lòng đất lạnh, khi người thân bạn bè đưa tiễn đã quay về để tiếp tục bận rộn với cuộc sống của họ, thì con chó cao quý vẫn còn nằm bên nấm mồ ta, đầu gục xuống giữa hai chân, đôi mắt đau buồn nhưng vẫn mở to cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã chết.




Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Một nén hương lòng tưởng nhớ những người bạn đã yên nghỉ trong lòng Thái Bình Dương

Một nén hương lòng tưởng nhớ những bạn học đã yên nghỉ trong lòng Thái Bình Dương, đặc biệt anh Trực huynh trưởng và bạn Tao, người bạn ngồi chung bàn, nhà nghèo, học giỏi rất hồn nhiên và vui tính ở Đông Xuyên ... Nguyện cầu cho linh hồn các bạn được về Thiên quốc.


Nấm mồ nào đang cất giữ xương cốt bạn tôi !?

Tin buồn:

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/2012/05/be-gai-viet-gui-thu-den-bo-di-tru-australia/

Bé gái Việt gửi thư đến bộ Di trú Australia

Bộ Di trú Australia nhận được thư kể về sự lo lắng và nỗi buồn của một bé gái Việt Nam 10 tuổi xin được giúp đỡ đưa ra khỏi trung tâm chăm sóc tập trung ở Australia.
17 thiếu niên Việt 'biến mất' ở Australia

Bức thư kêu cứu của em gái Việt Nam. Ảnh: ABC
"Ở trong này cuộc sống của tụi con rất buồn, chán nản và thất vọng. Từng ngày trôi qua càng khiến chúng con cảm thấy nặng nề và không hy vọng nào. Chúng con cũng không biết tương lai của chúng con sẽ như thế nào. Tất cả những người Việt Nam sống ở đây đã hơn một năm", ABC News dẫn lời em bé viết trong lá thư gửi Bộ Di trú Australia.
Em là một trong 26 trẻ em vị thành niên đang bị quản thúc tại Darwin Airport Lodge, trung tâm tạm giữ trẻ em và các gia đình nhập cư trái phép vào Australia. Em đã di chuyển qua ba trung tâm khác nhau từ sau khi đến Australia bằng thuyền hồi tháng 3 năm ngoái.
Một người phiên dịch đã giúp dịch thư của em sang tiếng Anh để Bộ Di trú đọc. Tuy nhiên Bộ này khẳng định nhóm 26 em nhỏ Việt Nam được "đối xử tốt".
Rohan Thwaites, thuộc nhóm hỗ trợ người xin tị nạn ở Darwin, nói không nên giam giữ các em nhỏ như vậy.
"Rất nhiều trẻ em bị giữ ở đây, trong đó có cả những em bé mới chỉ 10 tuổi như em bé trên. Các em đã bị giữ ở đây cả năm nay rồi. Cho dù đã làm việc gì thì các em nhỏ cũng không đáng phải bị giam giữ như vậy", trang tin ABC của Australia dẫn lời ông Thwaites cho biết.
Australia là điểm đến của nhiều người nhập cư trái phép hoặc nạn nhân buôn người. Các chuyến tàu thuyền chở người nhập cư đến từ các nước ở Đông Nam Á, Nam Á hoặc Trung Đông thường tìm đến phía bắc Australia để đổ bộ, khiến giới chức sở tại đau đầu và gây nhiều cuộc tranh luận giữa các đảng phái chính trị.
Vũ Hà