Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Các trận đấu hữu nghị diễn ra vào ngày Chúa nhật 26/2/2012

1/ Trận 2,7 kg Vàng vs Chuối


2/ Trận 2,4 kg Cú vs Xám


Xổ gà tre nhà cản ra:

http://www.youtube.com/watch?v=pxi-R2E5Efc&feature=youtu.be

Xổ lại vào ngày 28/2/2012


Thêm một trận giao lưu

Gà Điều độc nhãn 2,6 kg vs Chuối lai 50 2,2 kg


Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Trộn thức ăn cho gà đá nuôi nhốt

Chúng ta thường dùng lúa làm thức ăn cho gà đá theo truyền thống xưa nay, tuy nhiên tỷ lệ đạm trong lúa thấp, và nguồn dinh dưỡng không phong phú như một hỗn hợp thức ăn pha trộn gồm nhiều loại khác nhau.

Nhu cầu về đạm thô trong thức ăn ở gà khoảng 16% và trong khoảng hơn 18 loại acid amine cần để tổng hợp nên protein thành phần chính tạo nên cơ bắp và nhiều mô quan trọng, có 8 loại thiết yếu phải lấy trực tiếp từ thiên nhiên, nên việc cung cấp thức ăn từ nhiều nguồn giúp tạo một khẩu phần cân bằng cho gà đá nuôi nhốt.

Tạm đề xuất một công thức để các bạn quan tâm tham khảo:

Trộn 25 kg thức ăn cho gà như sau:

1/ 5kg lúa, tỷ lệ đạm thô # 12%
2/ 5kg lúa mì,  tỷ lệ đạm thô # 12%
3/ 5kg bắp,  tỷ lệ đạm thô # 9%
4/ 5kg đậu xanh,  tỷ lệ đạm thô # 30%
5/ 5kg cám gà đẻ,  tỷ lệ đạm thô # 16%

Đậu xanh loại xay bể sàng ra làm thức ăn cho gà giá tương đương lúa, các bạn có thể thay bằng loại khác có tỷ lệ đạm tương đương hay bột cá có tỷ lệ đạm cao hơn # 58%, nếu dùng bột cá thì chỉ cần 3 kg và tăng thêm 2 kg lúa hay bắp.

Dùng cám gà đẻ có tỷ lệ calci cao # 4,5% nên bình quân ta có tỷ lệ calci # 1,2%, và năng lượng bình quân thấp hơn các loại cám cho gà khác, cám gà con có hàm lượng đạm cao 21% nhưng lượng calci chỉ 1,2% nên nếu dùng cám gà con thì phải thêm bột sò, tuy nhiên lượng kháng sinh trong cám gà con thường cao hơn loại khác.

Giá thành cho một ký thức ăn trộn này có giá khoảng 10 - 12.000 phù hợp với túi tiền của đa số các bạn chơi gà.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Dòng blakliz: Hướng dẫn lai tạo thực tế

  1. Dòng blakliz: Hướng dẫn lai tạo thực tế
    Rey Bajenting – RB Sugbo Gamefowl Technology

    Về tác giả

    Lời tựa: tên dòng gà

    Giới thiệu: hoàn cảnh ra đời

    Chương 1 – Cách thức của nhà lai tạo

    Thực tế & thực tiễn

    Lai gà chọi không chỉ phức tạp mà còn tốn thời gian và tiền bạc. Do đó, nó chỉ dành cho người khá giả. Người bình thường chỉ có thể cạnh tranh với họ trong những khía cạnh khác của trò đá gà, chẳng hạn như tuyển chọn, cột cựa, biệt dưỡng và chăm sóc chứ không phải là lai tạo. Bởi lai tạo, không chỉ đòi hỏi phí đầu tư con giống, chuồng trại, mà còn tiêu tốn nhiều thời gian, nhân lực và kỹ thuật vốn vượt quá khả năng của người chơi bình thường. Thêm nữa, trò lai tạo gà cũng may rủi, giống như xổ số vậy, nơi mà chúng ta luôn kỳ vọng sẽ đạt được gì đó nhưng thường thì trắng tay. Như vậy, người giàu có nhiều lợi thế hơn bởi vì họ có thể mua nhiều gà giống xịn, tương tự như mua cả đống vé số nhờ vậy mà khả năng trúng thưởng sẽ cao hơn.

    Hầu hết các sách lai tạo gà chọi đều bắt đầu bằng thảo luận về vô số thứ cần thiết cho việc khởi sự, do đó loại khỏi cuộc chơi những sư kê bình thường, những người mơ đến một ngày có thể tự lai tạo gà chọi. Vâng điều này là đúng và cần thiết. Nhưng đấy là điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, nó không có nghĩa rằng những người không có điều kiện lý tưởng như chúng ta thì không thể làm gì. Không lẽ người chơi gà bình thường không có quyền và cơ hội đối mặt với những thách thức trong lai tạo và sự thú vị trong thử nghiệm, hay sự thỏa mãn khi gặt hái thành quả lao động của mình?

    Có lẽ, chúng ta vẫn có thể lai tạo thậm chí cả trong điều khiện không-lý-tưởng? Dẫu vậy, ở trò đá gà, mỗi người trong chúng ta, giống như nước vậy, tự vươn đến đẳng cấp của chính mình. Có phải chúng ta đặt mục tiêu lai tạo dựa vào nhu cầu về đẳng cấp và hệ thống giải mà chúng ta tham dự? Có lẽ những chất liệu giá phải chăng nhưng chất lượng tốt là phù hợp. Sau cùng, lai tạo quá phức tạp đến nỗi người ta không thể đoan chắc về kết quả. Đôi khi những con giống tốt nhất chỉ tạo bầy con tầm thường trong khi những cha mẹ trung bình lại tạo ra bầy con xuất sắc. Lý do là vì chúng ta chỉ có thể đánh giá cha mẹ đựa trên những tính trạng mà chúng ta có thể nhìn thấy, tức kiểu hình (phenotype). Như vậy là chưa đủ bởi có những tính trạng mà chúng ta không thể nhìn thấy, tức kiểu gien (genotype). Do đó, một chiến kê cực hay và đẹp dùng làm giống cũng chưa chắc thành công.

    ------------------------------------------------------
    Có lẽ, chúng ta vẫn có thể lai tạo thậm chí cả trong điều khiện không-lý-tưởng? Dẫu vậy, ở trò đá gà, mỗi người trong chúng ta, giống như nước vậy, tự vươn đến đẳng cấp của chính mình. Có phải chúng ta đặt mục tiêu lai tạo dựa vào nhu cầu về đẳng cấp và hệ thống giải mà chúng ta tham dự?
    ------------------------------------------------------

    Do vậy, có lẽ một mảnh đất nhỏ là đủ. Chúng ta không cần đến hàng hec-ta nếu chỉ nuôi đôi ba chục trống tơ mỗi mùa. Và với mục tiêu sản xuất như vậy, chắc chắn chúng ta không cần phải đầu tư đến hàng triệu peso.

    Gà của trại RB Sugbo thành công ở mức độ vừa phải trong hệ thống giải của chúng tôi cũng như trong những giải mà khách hàng của chúng tôi tham dự. Chúng cũng được tham dự các giải dành cho gà tơ chẳng hạn như Bakbakan, Heritage Cup, Rambulan và GBA địa phương. Nhưng tôi chưa hề thấy gà nhà đá trong những giải lớn với phí tham dự lên đến hàng trăm ngàn peso mỗi con. Có lẽ tôi không nắm hết thông tin. Hay có lẽ tôi chưa đủ khả năng để tạo ra chiến kê thuộc hàng ngũ đẳng cấp nhất trong nước, nhưng tôi tự an ủi rằng gà nhà có thể cạnh tranh sòng phẳng trong các giải đá hội khắc nghiệt nhất ở bất kỳ nơi đâu.

    Điều đầu tiên là thiết lập mục tiêu thực tế. Chẳng hạn, mục đích của trại RB Sugbo là tạo ra gà đá chất lượng đủ để cạnh tranh trong các giải đá hội quy mô vừa và nhỏ, và cung cấp gà cho các sư kê bình thường. Trên thực tế, trại đã sản xuất một số gà đủ sức cạnh tranh trong một số giải đá hội hàng đầu mà không hề bị thương. Chúng tôi coi đó là thành công ngoài mong đợi, tức phần thưởng tặng kèm.

    Có lẽ mục tiêu thích hợp với bất kỳ sư kê bình thường nào là tạo ra dòng gà có thể cạnh tranh trong các trận đá cáp và đá hội địa phương. Bạn không cần phải làm gà đẳng cấp quốc tế một khi bạn không có ý định tham dự các giải quốc tế. Nhưng mục tiêu của bạn không nên loại trừ khả năng gà bạn đạt đẳng cấp quốc tế. Nhiều nhà lai tạo thành công khởi sự tuy nhỏ nhưng thu được kết quả to lớn. Mặt khác, tôi từng biết những đại gia bắt đầu lai tạo với toàn tên lửa đại bác. Không may, sau nhiều năm trời mà chẳng có khẩu nào chịu phát hỏa!

    Theo chỗ tôi biết, mọi thứ mà người ta cần để trải nghiệm niềm vui và sự thỏa mãn trong việc lai tạo gà chọi, là một mục tiêu thực tế, một khoản đầu tư tương ứng cho nó, và sự kiên định vươn tới thành công. Đấy là điều mà chúng tôi gọi là lai tạo thực tế. Đây là hướng dẫn đầu tiên của chúng tôi trong việc lai tạo dòng blakliz – tính thực tế.

    ------------------------------------------------------
    Nhiều nhà lai tạo thành công khởi sự tuy nhỏ nhưng thu được kết quả to lớn. Mặt khác, tôi từng biết những đại gia bắt đầu lai tạo với toàn tên lửa đại bác. Không may, sau nhiều năm trời mà chẳng có khẩu nào chịu phát hỏa!
    ------------------------------------------------------

    Công cụ của nhà lai tạo

    Khởi sự đúng đắn
    Dù bạn là nhà lai tạo bảo thủ hay thực tế thì hãy luôn ghi tâm lời khuyên của ngài thị trưởng Juancho Aguirre, nhà lai tạo các dòng gà “lemon guapo” và “Aguirre grey” huyền thoại, rằng chỉ có một cách thức duy nhất để khởi sự đúng đắn. Ý của ngài thị trưởng đó là: Hãy khởi sự đúng đắn bằng những chất liệu tốt nhất lấy từ những nguồn đáng tin cậy bởi vì chi phí để lai tạo và nuôi dưỡng gà chọi bình thường cho đến khi chúng đá hay cũng tương đương. Và rằng, phần thưởng lớn nhất trong việc lai tạo chiến kê là ở chỗ bạn biết rằng mình đang đi đúng hướng.

    Kiến thức cơ bản
    Điều mà ngài thị trưởng tốt bụng đề cập là nền tảng hay nguyên nhân tại sao chúng ta nên khởi sự bằng những chất liệu tốt. Tuy nhiên, để thực hiện, nhà lai tạo tâm huyết trước tiên phải sở hữu những kiến thức cơ bản về di truyền. Kiến thức cơ bản giúp chúng ta xác định đâu là chất liệu tốt và có khả năng nắm bắt được chúng giống như ngài thị trưởng Aguirre và những người khác trong lãnh vực lai tạo. Di truyền, khoa học về sự sao chép gien, là một bộ môn phức tạp nghiên cứu cách thức chuyển giao gien từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. Sự phức tạp của di truyền là lý do tại sao việc lai tạo gà chọi không hề đơn giản. Không nhà lai tạo nào, dẫu năng lực và cở sở đến đâu, có thể đoan chắc về kết quả của bầy lai. Bởi vậy, lai tạo được coi là cảnh giới cao nhất trong bộ môn chọi gà. Không dễ để trở thành một nhà lai tạo thành công. Nhưng không nên để điều này cản trở chúng ta trong việc đảm nhận thách thức và có lẽ cả niềm vui sướng trong việc tạo ra một dòng gà chọi của riêng mình.

    Trong lãnh vực chọi gà, lai tạo là vấn đề tối quan trọng. Nó là nền tảng. Những yếu tố khác góp phần cải thiện những tính trạng tốt bên cạnh lai tạo là môi trường, dinh dưỡng và tập luyện.

    Dẫu tựa sách là lai tạo blakliz nhưng đây cũng là hướng dẫn lai tạo chiến kê nói chung. Nó trùng hợp với một trong những mục tiêu của RB Sugbo Gamefowl Technology là xây dựng và chuyển giao những kỹ thuật phù hợp với hoàn cảnh phổ biến của các sư kê với yêu cầu thu hẹp khoảng cách giữa các nhà lai tạo chuyên nghiệp và nghiệp dư. Quan điểm là ngay cả những nhà lai tạo nghiệp dư cũng có quyền trải nghiệm về mọi khía cạnh của bộ môn chọi gà, kể cả lai tạo. Cũng vậy, dù ở cấp độ nào, quy mô hay nhỏ, việc lai tạo gà chọi đều có thể đem lại nguồn lợi nhuận bổ sung. Di truyền là quan trọng. Nhưng không có nghĩa chúng ta phải có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ về di truyền mới có thể lai tạo gà chọi. Những kiến thức cơ bản về di truyền và thật nhiều cảm nhận chung là đủ. Chúng ta cần kiến thức cơ bản để thoải mái và thỏa mãn với công việc của mình. Chúng ta không thể thoải mái với công việc mà mình không hề quan tâm. Kiến thức cơ bản cho phép chúng ta thiết lập những mục tiêu di truyền mà chúng ta có thể sử dụng như là tiêu chuẩn để xác định thành công hay thất bại. Mục tiêu có thể đơn giản chẳng hạn như lai tạo gà mồng lá, hay phức tạp chẳng hạn như kết hợp những đặc điểm đá khác nhau để tạo ra chiến kê nhanh, mạnh, bay và nạp -- những đặc điểm đối nghịch nhưng có thể hội tụ vào một dòng gà. Nếu thiếu hoặc bỏ qua những kiến thức cơ bản, chúng ta sẽ không biết làm thế nào để tiếp cận mục tiêu, hoặc thậm chí không thể đặt ra một mục tiêu. Kiến thức cơ bản và cảm nhận chung là đủ để bạn trở thành một nhà lai tạo gà chọi chẳng hạn như blakliz.

    ------------------------------------------------------
    Quan điểm là ngay cả những nhà lai tạo nghiệp dư cũng có quyền trải nghiệm về mọi khía cạnh của bộ môn chọi gà, kể cả lai tạo.
    ------------------------------------------------------

    Kiểu hình & kiểu gien
    Trước hết, chúng ta hãy nêu đích danh kiểu hình và kiểu gien (phenotype & genotype) bởi vì chúng là cơ sở và nền tảng của các tiêu chuẩn mà chúng ta dựa vào để tuyển chọn gà giống. Kiểu hình bao gồm những đặc điểm và tính trạng mà chúng ta có thể nhìn thấy ở một cá thể, chẳng hạn như dạng mồng, màu lông và màu chân, dạng thân, chiều cao, cân nặng và những thứ tương tự. Một số kiểu hình của dòng blakliz bao gồm lông đen, chân chì, cùng với lối đá nhanh, thông minh và linh hoạt. Kiểu hình của một cá thể được định hình bởi gien, và được khích lệ hay hủy hoại bởi những yếu tố khác chẳng hạn như môi trường, dinh dưỡng và những điều kiện chung mà một cá thể nhất định được nuôi dưỡng.

    Mặt khác, chúng ta không thể thấy kiểu gien của gà, nhưng kiểu gien lại bao gồm các gien định hình cho kiểu hình. Cũng vậy, sự thành công hay thất bại của kiểu gien trong việc định hình kiểu hình phụ thuộc vào cách thức mà một cá thể nhất định được nuôi dưỡng. Một chiến kê có thể được thừa hưởng kiểu gien với khả năng chiến đấu siêu đẳng nhưng nếu được nuôi dưỡng kém, kiểu gien đá hay sẽ không thể phát huy ra kiểu hình.

    Gien trội & gien lặn
    Mỗi đặc điểm và tính trạng ở gà được định hình bởi một cặp gien. Một từ cha và một từ mẹ (ở đây chúng ta dùng từ “gien” nhưng đôi khi những thuật ngữ thông dụng như “gien tốt”, “gien màu chân” thực sự ám chỉ “alen”). Sự kết hợp của hai gien này sẽ hình thành một tính trạng ở cá thể nói trên. Ví dụ đơn giản về dạng mồng, theo đó mồng dâu hay mồng lá được xác định bởi các gien lấy từ cả cha lẫn mẹ. Nếu cả cha lẫn mẹ đều đóng góp gien mồng dâu thì con sẽ có mồng dâu. Bởi vì cả hai đều đưa gien mồng dâu, cá thể này có gien mồng dâu thuần hay đồng hợp tử mồng dâu. Nếu cả hai đều đưa gien mồng lá thì con sẽ có gien mồng lá. Cá thể này có gien mồng lá thuần hay đồng hợp tử mồng lá. Nhưng nếu một đưa gien mồng dâu và một đưa gien mồng lá? Thì con sẽ có dạng mồng dị hợp tử, không phải mồng dâu thuần hay mồng lá thuần.

    Đây là lúc xuất hiện hiệu ứng gien trội - gien lặn (dominant-recessive gene). Mặc dù kiểu gien của con gà nói trên là dị hợp tử với một gien mồng lá và một gien mồng dâu, kiểu hình hay hình dạng vẫn là mồng dâu. Tại sao? Bởi vì khi nói về dạng mồng, gien mồng dâu trội so với gien mồng lá. Có nghĩa mỗi lần một bên đưa gien mồng dâu và bên kia đưa gien mồng lá thì bầy con luôn luôn thể hiện kiểu hình mồng dâu. Nếu đem gà con lai tiếp thì nó sẽ đưa hoặc gien mồng dâu hoặc gien mồng lá. Nếu nó lai với mồng dâu thuần thì bầy cháu sẽ toàn mồng dâu bởi vì mồng dâu thuần luôn đưa ra gien mồng dâu (gien mồng dâu + gien mồng dâu = mồng dâu; gien mồng dâu + gien mồng lá = mồng dâu).

    Nếu cá thể dị hợp tử lai với cá thể dị hợp tử khác thì có ¾ bầy con mang mồng dâu và ¼ bầy con mang mồng lá (gien mồng dâu + gien mồng dâu = mồng dâu; gien mồng dâu + gien mồng lá = mồng dâu; gien mồng lá + gien mồng lá = mồng lá). Nếu cá thể dị hợp tử lai với cá thể mồng lá thuần thì bầy con sẽ có ½ mồng dâu và ½ mồng lá (gien mồng dâu + gien mồng lá = mồng dâu; gien mồng lá + gien mồng lá = mồng lá). Nên nhớ rằng chỉ khi gien lặn mồng lá kết hợp với một gien lặn mồng lá khác thì hình dạng hay kiểu hình mới thể hiện. Bởi vì gien trội không hiện diện. Hiệu ứng gien trội - gien lặn cũng tác động lên những đặc điểm khác như màu lông và màu chân. Chẳng hạn, màu chuối xám (grey) trội so với màu điều (red). Chân màu nhạt trội so với chân màu sẫm. Với mục tiêu lai tạo thực tế mà sách này nhắm đến, bạn chỉ cần nắm những kiến thức cốt lõi về di truyền là đủ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu xa hơn về khoa học di truyền sẽ hữu ích và trợ lực cho những nhà lai tạo tâm huyết.

    ------------------------------------------------------
    Với mục tiêu lai tạo thực tế mà sách này nhắm đến, bạn chỉ cần nắm những kiến thức cốt lõi về di truyền là đủ.
    ------------------------------------------------------

    Lai đơn
    Qua sự phát triển của dòng blakliz, chúng tôi áp dụng lai đơn (single mating) rất nhiều. Lai đơn là lai giữa gà trống giống (brood cock) với một con gà mái. Gà trống giống có thể lai đơn với nhiều gà mái tại một thời điểm. Nhưng chúng ta không thể lai đơn một con gà mái với nhiều con gà trống giống tại một thời điểm. Chúng ta có thể lai đơn một con trống giống với nhiều con mái bằng cách cách ly từng con và thả xoay vòng gà trống trong số những con mái. Trứng phải được đánh dấu theo từng ổ để sau này xác định nguồn gốc từ mái nào và đánh dấu cả gà con.

    Chúng ta cũng có thể lai đơn thậm chí trong trường hợp thả gà trống cùng với bầy gà mái trong một “sân” (yard) với lưới quây. Lưới quây, như tên gọi, được thiết kế để quây riêng từng con gà mái để khi nó đẻ trứng trong lưới, trứng nằm đó cho đến khi được người nuôi nhận diện. Nhưng chúng ta không cho phép gà mái lai với nhiều gà trống trong khoảng thời gian mà chúng ta không thể xác định đâu là con cha. Để đảm bảo đúng là gà cha, chúng ta cần cách ly gà mái ít nhất 10 ngày trước khi ghép trống.

    Bằng việc cách ly từng con gà mái, chúng ta có thể lai đơn một trống với chín mái. Ngày đầu thả gà trống với mái 1 vào buổi sáng, mái 2 vào buổi trưa, và mái 3 vào buổi chiều. Vào ngày thứ hai, thả với mái 4 vào buổi sáng, mái 5 vào buổi trưa, và mái 6 vào buổi chiều. Lặp lại tương tự vào ngày thứ ba với mái 7, 8 và 9. Rồi lặp lại từ đầu và cứ như vậy mãi. Chu kỳ hai ngày giữa những lần giao phối là đủ để thụ tinh cho tất cả gà mái (sướng quá nha con).


    Lai đơn biến thể "midnight grey" blakliz. Bầy con là gà giống chất lượng.

    Lai bầy
    Lai bầy (flock mating) là lai gà trống giống với nhiều gà mái thả chung một sân hay chuồng. Tốt nhất gà mái nên xuất xứ từ cùng bầy, chẳng hạn như chị em, để chúng ta có thể xác định được nguồn gốc của bầy con từ cả hai phía. Nếu gà mái khác huyết thống thì chúng ta chỉ có thể biết chắc được gà cha trừ phi quây riêng. Nếu chúng ta áp dụng phương pháp lai bầy, không gian phải đủ rộng hoặc gà trống phải được cột chân để ngăn nó rượt đuổi một con mái khắp sân. Gà trống thường có xu hướng luôn rượt đuổi con mái yêu thích một cách không cần thiết, thụ tinh quá nhiều cho con đó mà bỏ bê những con khác. Một khi được cột dây, gà trống chỉ có thể giao phối với con nào đến gần. Gà mái động dục sẽ tự động đến gần gà trống.

    ------------------------------------------------------
    Nếu chúng ta áp dụng phương pháp lai bầy, không gian phải đủ rộng hoặc gà trống phải được cột chân để ngăn nó rượt đuổi một con mái khắp sân. Gà trống thường có xu hướng luôn rượt đuổi con mái yêu thích một cách không cần thiết, thụ tinh quá nhiều cho con đó mà bỏ bê những con khác.
    ------------------------------------------------------

    Lai đơn-bầy
    Như đã nói ở trên, chúng ta có thể lai đơn-bầy (single-flock mating) nếu thả gà trống với nhiều gà mái trong một “sân” với lưới quây. Một khi gà mái đẻ, trứng sẽ nằm trong lưới cho đến khi được người ta nhận diện. Giống như lai đơn, trường hợp lai đơn-bầy, chúng ta vẫn có thể xác định trứng thuộc về mái nào.

    Lai tuyển chọn tự nhiên có kiểm soát
    Đây là phương pháp mà chúng tôi xây dựng dựa vào những nguyên nhân thực tiễn và sáng tạo. Được biết, khi bầy gà được thả rông ngoài tự nhiên, gà trống sẽ chọn một số gà mái yêu thích trong bầy gà để giao phối. Tương tự, gà mái, khi được thả rông trong chuồng với một số gà trống bị cột chân, cũng có lựa chọn riêng. Điều này có nghĩa, một khi gà được tự do lựa chọn thì chúng sẽ dựa vào bản năng để lựa chọn bạn tình mà theo chúng là tốt nhất để duy trì và cải thiện nòi giống. Đây là điều mà chúng ta gọi là “quy trình tuyển chọn tự nhiên”.

    Khi con người chọn con trống này để phối với con mái kia, thì nó được gọi là “quy trình tuyển chọn có kiểm soát” với mục đính xây dựng, cải thiện và phát triển một dòng gà. Những người theo chủ nghĩa tự nhiên tin rằng tự nhiên ban tặng gà trống bản năng xác định gà mái nào và ngược lại, sở hữu bộ gien thích hợp nhất để kết hợp với nó nhằm tạo ra thế hệ tương lai tốt hơn. Nói ngắn gọn, họ tin vào lý thuyết rằng tự nhiên biết đâu là cách tốt nhất.

    Mặt khác, những người khác lại tin rằng con người luôn có thể cải thiện tự nhiên. Họ lập luận rằng can thiệp của con người là rất to lớn trong việc cải thiện và tạo ra những cá thể siêu việt, như khoa học luôn chứng tỏ qua năm tháng và thời gian.

    Chúng tôi, trại RB Sugbo Gamefowl Technology, tin tưởng vào cả hai. Chúng tôi công nhận rằng sự tiến bộ trong hàng loạt lãnh vực lai tạo là kết quả của sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, chúng tôi cũng công nhận rằng tự nhiên có lẽ trao tặng cho loài gà một bản năng sâu sắc mà con người có thể không bao giờ cảm nhận được.

    Do vậy, chúng tôi tiến hành một thí nghiệm gọi là phương pháp “lai tuyển chọn tự nhiên có kiểm soát” (controlled natural selection mating). Quy trình bao gồm việc thả một số gà trống giống, từ 3 đến 4 con, vào cùng sân với bầy gà mái, theo tỷ lệ khoảng 5 mái hay hơn trên một trống. Gà trống được cột dây cách xa nhau. Gà mái được thả rông trong sân. Gà mái được tự do lựa chọn con trống để giao phối. Gà trống cũng có thể lựa chọn con mái nào để giao phối trong số những con lại gần. Trong bối cảnh này, quá trình lựa chọn là hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, chúng tôi bố trí gà trống là anh em cùng bầy. Và tất cả gà mái đều thuộc về một phân dòng đặc biệt khác vốn quan hệ xa với gà trống để tránh cận huyết. Do vậy, dù bắt cặp theo kiểu nào thì cấu hình của bầy con, về huyết thống, vẫn như nhau. Đấy là ý nghĩa của từ “kiểm soát”.

    Chúng tôi chỉ áp dụng phương pháp này để tạo ra một số chiến kê, không phải tất cả. Một số phân dòng gà không cho kết quả đồng nhất khi lai theo cách này, bởi vì chúng không thuần bằng những dòng khác. Chúng tôi không bao giờ áp dụng cách này để lai tạo gà giống mà chỉ lai đơn để tạo ra gà giống. Phương pháp này chưa từng được áp dụng để lai tạo blakliz bởi vì chúng tôi đặc biệt quan tâm đến dòng gà chủ lực này.

    Chúng tôi đánh giá việc thử nghiệm theo hướng này là thành công. Bầy con sinh ra từ phương pháp bắt cặp này đá hay như những chiến kê khác trong trại. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là gà con từ lai tuyển chọn có kiểm soát có tỷ lệ sống sót cao hơn, tương đương với gà thả rông. Đấy có thể là vì tự nhiên ban tặng cho chúng bản năng cần thiết để thích nghi với môi trường.

    --------------------------------------------------------------
    Lai tuyển chọn tự nhiên có kiểm soát là phương pháp mà trại RB Sugbo Gamefowl Technology xây dựng dựa vào những nguyên nhân thực tiễn và sáng tạo. Tuy nhiên, chúng tôi không bao giờ áp dụng để lai tạo và phát triển dòng gà blakliz bởi vì chúng tôi đặc biệt quan tâm đến dòng gà chủ lực này.
    --------------------------------------------------------------

    Lai điều chỉnh
    Ví dụ về lai điều chỉnh (corrective mating) là khi bạn lai một con trống cao với những con mái thấp hay một con trống bay cao với những con mái xuất xứ từ một dòng bám đất (grounder). Ý tưởng là để điều chỉnh những hạn chế tồn tại ở một cá thể hay bầy gà. Nếu chúng ta có dòng gà đá thiếu lực, chúng ta nên điều chỉnh bằng cách ghép với dòng gà đá lực. Một dòng gà đá chậm nên được điều chỉnh bằng cách ghép với dòng gà tốc độ bởi đấy là những gì mà chúng tôi thực hiện khi lấy dòng bonanza từ nhà lai tạo danh tiếng Jessie Ledesma để gia tăng tốc độ cho một phiên bản ban đầu của blakliz. Lỗi có thể và nhất định phải sửa. Tuy nhiên, có hai lỗi mà chúng ta thậm chí không cần cố sức để sửa. Một là thiếu gan lỳ. Hai là chém dở. Đây là hai đặc tính quan trọng nhất của gà chọi. Nếu bạn có dòng gà thiếu một trong hai đặc tính này, thì tốt nhất nên bỏ. Đừng cố sửa làm gì.

    Nâng cấp
    Lai điều chỉnh là công cụ hiệu quả của nhà lai tạo thực tế. Một công cụ nữa là nâng cấp (upgrading). Nâng cấp là ghép máu mới mà chúng ta cho là tốt hơn dòng gà của mình. Đây là nguyên tắc lai tạo thực tế. Trong khi những nhà lai tạo bảo thủ hiếm khi ghép máu mới để tránh làm xáo trộn cấu trúc hiện hữu của dòng gà cưng, những nhà lai tạo thực tế lại thực hiện một cách thoải mái. Nâng cấp là liều thuốc khó nuốt đối với các nhà lai tạo truyền thống bởi mỗi lần ghép máu mới, thế hệ kế tiếp sẽ chỉ còn một nửa máu cũ. Nhưng các nhà lai tạo thực tế không hề lấn cấn với sự thay đổi triệt để nếu đạt được mục tiêu cải thiện. Trong quá trình phát triển của dòng blakliz, chúng tôi đã thực hiện điều này khi đưa vào máu “bonanza” và về sau, “Aguirre grey” và “blue face”, để hình thành những bầy mới.

    Ghép
    Ghép (infusion) là đưa vào máu mới rồi từ từ làm nhạt dần. Chẳng hạn, bạn đưa máu kelso vào dòng sweater để tạo ra con lai ½ kelso ½ sweater. Rồi bạn làm nhạt máu kelso bằng cách lai ½ kelso ½ sweater với sweater thuần. Thế hệ kế tiếp sẽ thu được ¼ kelso ¾ sweater. Nếu bạn lại tiếp tục lai với sweater thuần thì thế hệ kế tiếp sẽ chỉ còn 1/8 máu kelso. Thế hệ này bao gồm những cá thể với huyết thống gần với dòng gốc. Một số nhà lai tạo còn đi xa hơn đến 1/16 hoặc thậm chí 1/32 máu ghép.

    Các nhà lai tạo truyền thống hay bảo tồn sử dụng ghép như là một kỹ thuật hữu dụng. Nhưng với các nhà lai tạo thực tế, ghép rất tốn thời gian. Và ý tưởng bỏ thời gian cho một dòng gà mới mà bạn sẽ làm nhạt đi ngay sau đó nghe có vẻ ngốc nghếch dưới quan điểm của một nhà lai tạo thực tế.

    Mục đích của ghép là cái gọi – “tự bắn vào chân”. Sau nhiều thế hệ giữ dòng thuần, biến dị di truyền trở nên giới hạn và chìm xuống, như vậy việc bổ sung nguồn gien mới sẽ đánh thức dòng gà. Bằng việc dần làm nhạt huyết thống mới, dòng gà cũ sẽ được phục hồi. Ý tưởng này rất hấp dẫn đối với các nhà lai tạo bảo thủ nhưng lại không làm các nhà lai tạo thực tế quan tâm.

    Sự khác biệt giữa nâng cấp và ghép là ở chỗ trong một loạt lần nâng cấp, máu cũ sẽ nhanh chóng bị pha loãng, trong khi với ghép, mục tiêu là phục hồi máu cũ với một chút thay đổi về cấu trúc gien.

    --------------------------------------------------------------
    Can thiệp là thuật ngữ mà RB Sugbo Gamefowl Technology dùng để gọi kỹ thuật pha vào-loãng ra.
    --------------------------------------------------------------

    Can thiệp
    Can thiệp (intervention) là thuật ngữ mà RB Sugbo Gamefowl Technology dùng để gọi kỹ thuật pha vào-loãng ra (breeding-in-breeding-out) bởi vì chúng tôi không biết thuật ngữ di truyền tương đương, nếu có, gọi là gì. Nhiều lần chúng tôi muốn thay đổi vẻ bề ngoài của dòng gà mà chúng tôi đang giữ. Chẳng hạn chúng tôi có bầy hatch, nhưng cũng muốn lông của chúng màu đen. Điều mà chúng tôi làm là lai hatch với gà đen. Bầy con sẽ có ½ máu hatch nhưng lông đen. Nếu lai ngược về dòng hatch chúng ta sẽ thu được một số con màu đen với ¾ máu hatch. Tiếp tục lai về phía hatch sẽ tạo ra dòng gà gần như là hatch nhưng lông đen. Can thiệp khác với ghép về mục đích. Ở ghép, chúng ta muốn máu mới biến mất không để lại dấu vết. Ở can thiệp, chúng ta muốn lưu giữ máu cũ với những đặc điểm mới được đưa vào. Khi đưa bonanza vào dòng blakliz và giữ lại phần lớn máu mới, đó là nâng cấp. Khi chúng tôi đưa blue face vào và dần làm loãng đi, đó là ghép. Khi chúng tôi đưa Aguirre grey vào và duy trì màu lông xám nhọ (grey) trong khi dần làm nhạt máu grey, đó chính là can thiệp mà nó dẫn đến một phiên bản khác của blakliz – “midnight grey”.

    Tương tự như ghép, can thiệp không hấp dẫn đối với nhà lai tạo thực tế bởi nó cũng tốn nhiều thời gian và không phục vụ cho bất kỳ mục đích thực tế nào. Dẫu vậy, ở một mức độ nào đó, cũng hay khi làm thử. Như đã nói, chúng tôi thực hiện với blakliz khi đưa bộ lông xám chuối (grey) vào phân dòng “midnight grey” blakliz.

    --------------------------------------------------------------
    Tương tự như ghép, can thiệp không hấp dẫn đối với nhà lai tạo thực tế bởi nó cũng tốn nhiều thời gian.
    --------------------------------------------------------------

    Tạo gà trống thuần từ gà mái 2-máu trong pha 3-máu
    Có những nhà lai tạo giàu kinh nghiệm, những người tin rằng lối đá của gà trống tơ được di truyền từ gà mẹ. Chúng ta đã và luôn nghe nói về vấn đề này. Một lần, tôi gặp Philip Neri, nhà lai tạo và tác giả danh tiếng; tiến sĩ Andrew Bunan, cũng là tác giả các sách về lai tạo và nhân vật có thẩm quyền về di truyền gà chọi; và loạt bài viết liên quan đến chủ đề này trên tờ Pit Games. Thảo luận của chúng tôi bắt đầu khi Neri viết bài – “Yếu tố mái” (hen factor). Nó dựa trên quan sát của ông về lối đá được truyền từ gà trống cha sang gà mái con và từ gà mái mẹ sang gà trống con. Lý thuyết này được gọi là di chuyền chéo (criss-cross) và nó chịu trách nhiệm cho hiện tượng “nhảy một đời” khi mà những tính trạng của gà trống thường xuất hiện ở đời trống cháu thay vì đời trống con. (Điều này là chắc chắn khi nói đến một số tính trạng liên kết giới tính, chẳng hạn như màu chân hay màu lông, nhưng chưa rõ về khía cạnh lối đá).

    Trong số sau đó trên tờ Pit Games, tôi đã viết rằng nếu điều này là đúng thì tôi có thể “trộm” lối đá từ hulsey, dòng gà mà Neri đang giữ với lối đá thông minh mà tôi muốn có. Nhưng không may, ông không bán gà hulsey thuần. Do vậy, tôi sẽ “trộm” nó bằng cách mua một con trống tơ pha kelso-hulsey. Bởi vì gà mẹ là hulsey nên con trống tơ này mang lối đá của hulsey. Nếu tôi lai con trống tơ này thì lối đá hulsey sẽ được truyền cho gà mái con. Sau đó tôi lai ngược con mái này về con trống cha kelso-hulsey. Kết quả là cả gà trống lẫn gà mái của bầy này sẽ mang lối đá của dòng hulsey. Đây là điều mà tôi đề cập trong bài viết của mình “Làm gà thuần từ gà lai” thông qua lai tạo khéo léo. Tại sao?

    Bởi vì tại thời điểm này, gà trống cha với lối đá hulsey sẽ truyền cho gà mái con và gà mái mẹ cũng lối đá đó sẽ truyền cho gà trống con. Kết quả là tôi sẽ tạo ra dòng gà mà cả gà trống lẫn gà mái đều mang lối đá mong muốn. Sau bước lai tạo khéo léo này, tôi có thể lai tạo những thành viên trong bầy với nhau mà vẫn duy trì được lối đá.

    Rồi theo bài viết của tiến sĩ Bunan cho rằng những gì tôi viết có thể đúng trong một số trường hợp, nhưng không phải là tất cả, bởi vì nó còn chịu tác động của hiệu ứng gien trội-gien lặn. Dẫu vậy, dựa trên cuộc thảo luận giữa ba chúng tôi, dường như có phần nào sự thật trong lý thuyết cho rằng lối đá của gà trống tơ được di truyền từ gà mái mẹ.

    Yếu tố mái này là một trong những khía cạnh mà chúng tôi tại trại RB Sugbo Gamefowl Technology cân nhắc trong các phương pháp của mình để tạo ra những bầy pha 3-máu (3-way). Hầu hết những khi pha 3-máu, chúng tôi sử dụng một trống thuần ghép với mái 2-máu (2-way). Trước hết, mặc dù không bắt buộc, nguyên nhân chúng tôi làm vậy xuất phát từ lý thuyết rằng lối đá được di truyền từ gà mẹ. Chúng ta đều biết rằng hầu hết các bầy gà pha đều tốt hơn gà thuần xét trên mọi khía cạnh, vì vậy chúng tôi hy vọng những tính trạng này sẽ được di truyền cho gà trống tơ.

    Rồi còn có những nguyên nhân thực tế. Trong các trại gà chọi, gà pha thường nhiều hơn gà thuần và trong lãnh vực lai tạo chúng ta cần nhiều gà mái hơn là gà trống bởi vì một con trống giống có thể thụ tinh cho cả mười con mái. Trong lai tạo, chúng ta cần nhiều gà mái nên sẽ là tự nhiên khi sử dụng gà mái pha bởi chúng có sẵn hơn so với gà mái thuần. Một nguyên nhân thực tế khác đó là ngoài một số ngoại lệ, như đã thành lệ, gà mái pha đẻ tốt hơn so với gà mái thuần. Nhiều trứng đồng nghĩa với nhiều gà con và thu hoạch được nhiều gà trống tơ. Tuy nhiên, yếu tố mái là điều mà chúng ta quan tâm nhất bởi vì chúng ta có thể xổ gà trống để chọn giống dựa vào lối đá, điều mà chúng ta không thể làm với gà mái. Chúng tôi cũng thấy rằng những cá thể thuần có thể rất tốt hoặc rất tệ xét trên nhiều phương diện, kể cả lối đá. Nếu chúng ta sử dụng gà mái thuần trong pha 3-máu thì xét về lối đá, sẽ không có cách nào để biết được gà mái nào hay, gà mái nào dở.


    Lai giữa anh-em cùng bầy. Một số nhà lai tạo chuộng lai cận huyết sâu, số khác lại e ngại rủi ro.

    Khóa kép
    Khi chúng tôi muốn tạo ra một dòng mới hay củng cố một dòng có sẵn, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khóa gien tại một thời điểm nhất định trong chương trình lai tạo. Đây là khóa và duy trì cấu trúc di truyền của phân dòng hay dòng mà chúng ta tạo ra. Cách duy nhất để khóa gien lần đầu là lai cận huyết giữa anh-em cùng bầy. Phương pháp của chúng tôi tại RB Sugbo là khóa kép (double lock). Chúng tôi không chỉ khóa cấu trúc di truyền mà còn cả những tính trạng của một cá thể yêu thích, hầu hết là gà trống. Thông thường, chúng tôi khóa cấu trúc gien bằng cách lai một con trống tơ xuất sắc từ một bầy xuất sắc với mái cùng bầy. Rồi chúng tôi lai ngược mái từ bầy này với gà cha (con trống bổn xuất sắc) để khóa những tính trạng xuất sắc của nó. Phương pháp này ở RB Sugbo chúng tôi gọi là khóa kép. Nếu chúng ta tin vào lý thuyết về yếu tố mái như thảo luận ở trên, thì có nghĩa trong bầy lai giữa anh-em, những tính trạng của gà trống cha được truyền cho gà mái con. Bằng cách lai ngược gà mái con với gà trống cha thì chúng ta có thể đạt được mục đích nêu trên. Tóm lại, phương pháp khóa kép sáng tạo của chúng tôi hàm chứa việc áp dụng cả lai cận huyết lẫn lai dòng.

    --------------------------------------------------------------
    Phương pháp của chúng tôi tại RB Sugbo là khóa kép. Chúng tôi không chỉ khóa cấu trúc di truyền mà còn cả những tính trạng của một cá thể yêu thích, hầu hết là gà trống.
    --------------------------------------------------------------

    Lai tạo không đơn giản
    Lai tạo không bao giờ đơn giản. Dòng này cần được tô đậm bởi một thực tế rằng các nhà lai tạo thậm chí không thể thống nhất được đâu là những phương pháp lai tạo tốt nhất. Một số người sử dụng lai cận huyết sâu (inbreeding) như là cách để duy trì tính ổn định của một dòng nhất định. Số khác cho rằng lai cận huyết sâu quá rủi ro và họ biện hộ bằng hình thức lai cận huyết khác, sơ và tốt hơn, hầu hết đều là lai dòng (line breeding). Vẫn có những người tránh mọi hình thức lai cận huyết, dù sâu hay sơ. Với họ, cách duy nhất là pha (cross).

    Vai trò của nhà lai tạo thực tế là nghiên cứu nhiều phương pháp nhưng không quá nghiêng về bất cứ bên nào. Một nhà lai tạo thực tế sẽ chấp nhận bất kỳ phương pháp lai tạo nào một khi nó phù hợp với nhu cầu thực tế. Mọi phương pháp và thực hành đều có thể tốt hoặc xấu tùy tình huống cụ thể. Nếu áp dụng một cách cực đoan thì bất kỳ phương pháp nào cũng có thể phản tác dụng. Nếu áp dụng vừa phải và khôn ngoan, mọi phương pháp đều hiệu quả. Theo dõi một cách cẩn trọng. Giữ chương trình lai tạo của bạn đơn giản. Đừng lai cận huyết quá nhiều bởi nó nguy hiểm và khó lường. Đừng pha quá nhiều dòng bởi nó sẽ cho ra những cá thể tạp nhạp. Dẫu vậy, luôn ghi nhớ một điều rằng trong lãnh vực lai tạo, không có cái gọi là công thức hoàn hảo. Không bao giờ có công thức như vậy.

    thay đổi nội dung bởi: vnreddevil, ngày 25-01-2012 lúc 02:52 PM
  2. #2

    Tham gia ngày
    Jul 2006
    Location
    Hochiminh city, Vietnam
    Bài gởi
    2,968
    Chương 2 – Tạo khác biệt

    Khái niệm và kỹ thuật lai tạo

    Khái niệm về độ thuần thực tế
    Độ thuần thực tế (practical purity) là thuật ngữ được RB Sugbo Gamefowl Technology chúng tôi sử dụng cho một số chất liệu lai tạo. Một nhà lai tạo thực tế không cần phải là chuyên gia về di truyền. Chúng ta chỉ cần nắm một số kiến thức cơ bản chẳng hạn như lai cận huyết làm thuần những đặc điểm và tính trạng mong muốn để cá thể trở thành đồng hợp tử của những tính trạng này và như vậy, có thể truyền chúng cho thế hệ sau. Đấy là lý do mà chúng ta cần lai cận huyết giữa các thành viên cùng huyết thống bất chấp những rủi ro về thoái hóa cận huyết vốn có thể xuất hiện trong bầy lai chẳng hạn như nhỏ con, yếu ớt và thậm chí bị rót. Lai cận huyết vốn tinh tế và khắc nghiệt. Nó đòi hỏi những kỹ năng chi li và chính xác trong việc tuyển chọn những cá thể cận huyết để lai tạo thế hệ kế tiếp nhằm giữ dòng và ngăn ngừa thoái hóa.

    Còn cách khác hay không? Phải chăng nếu mục đích của chúng ta là tạo ra một thế hệ thuần về những tính trạng mong muốn thì lai cận huyết là cách duy nhất? Câu trả lời là: có lẽ không. Có lẽ còn cách khác. Chẳng hạn như di truyền về dạng mồng. Bạn có thể tạo ra dạng mồng dâu hay mồng lá thuần mà không cần phải lai cận huyết. Chúng ta có thể tạo ra mồng lá thuần bằng cách lai gà mồng lá với gà mồng lá mà cả hai đều không có quan hệ huyết thống. Chúng ta có thể làm tương tự với màu lông và màu chân. Nói một cách tuyệt đối, chúng ta có thể thực hiện với những đặc điểm phức tạp chẳng hạn như lối chém, bay, tốc độ và lực. Chúng ta có thể làm điều này bằng việc lai một chiến kê chém tốt với mái xuất phát từ một dòng cũng có khả năng chém tốt, tốc độ với tốc độ, và lực với lực. Nếu chúng ta lặp lại một số lần, chúng ta có thể làm thuần những tính trạng mong muốn dẫu không dùng cá thể cùng huyết thống. Chúng ta có thể thuần hóa những tính trạng mong muốn, chứ không phải dòng gà. Có lẽ chúng ta không có dòng gà thuần và ổn định nhưng chúng ta vẫn có gà thuần về lối chém, thuần về tốc độ hoặc thuần về lực. Như lời Mao Trạch Đông, mèo trắng hay mèo đen không quan trọng miễn là bắt được chuột.

    Tôi lấy ý tưởng này từ Antonio Hidalgo, tác giả bộ sách 3 tập về gà chọi – mà nó thuộc số những cuốn hàng đầu, nếu không muốn nói là hay nhất mà tôi từng đọc. Nhưng cho phép tôi bổ sung một lời khuyên nhỏ. Theo tôi, sẽ khôn ngoan nếu chúng ta đặc biệt quan tâm đến kiểu hình của những cá thể mà chúng ta sử dụng trong quá trình thuần hóa. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta tuyển chọn những cá thể, dẫu xuất phát từ những dòng khác nhau, có kiểu hình tương tự bởi điều này sẽ mang lại sự ổn định về ngoại hình cho bầy con. Dĩ nhiên, chúng ta có thể chẳng cần quan tâm chừng nào mà gà còn đá hay, nghĩa là “mèo còn bắt được chuột”. Nhưng độ ổn định về ngoại hình là điều bắt buộc đối với một dòng gà.

    Ngoại hình cũng góp phần vào danh tiếng chung của trại gà. Ngoại hình ổn định giúp gia tăng giá trị thương mại của chiến kê. Người mua chuộng ngoại hình đồng nhất của các chiến kê hơn là một đống sắc lông nham nhở. Sẽ hoàn toàn khác nếu chúng ta không có ý định bán gà của mình mà tự đem đi đá, khi đó thì sắc lông nham nhở lại là một lợi thế. Sự bất đồng nhất sẽ khiến gà của bạn không bị ai để ý, nhận dạng và chạy mặt trong khi cáp, thậm chí kể cả khi chúng đã thắng khá nhiều trận trong vùng.

    Trong quá trình lai tạo blakliz, chúng tôi đã sẵn sàng áp dụng lý thuyết riêng của trại về độ thuần thực tế, khi chúng tôi thiết lập trước quy trình thuần hóa tính trạng mà chúng tôi mong muốn ở dòng gà từ rất lâu trước khi chúng tôi bắt đầu lai cận huyết và tạo dòng. Kết quả là dòng blakliz có rất nhiều tính trạng mong muốn chẳng hạn như lối chém, sự khôn ngoan và tốc độ thậm chí trước cả khi chúng tôi lai cận huyết chúng theo quy trình tạo dòng.

    ------------------------------------------------------
    Trong quá trình lai tạo blakliz, chúng tôi đã sẵn sàng áp dụng lý thuyết riêng của trại về độ thuần thực tế, khi chúng tôi thiết lập trước quy trình thuần hóa tính trạng mà chúng tôi mong muốn ở dòng gà từ rất lâu trước khi chúng tôi bắt đầu lai cận huyết và tạo dòng.
    ------------------------------------------------------

    Tạo một dòng gà
    Trong quá trình tạo một dòng gà mới, chúng tôi vẫn sử dụng lai cận huyết ở vài thời điểm nhất định nhưng để duy trì dòng mới nói trên thì lại dùng lai xa, chứ không lai cận huyết. Quy trình được tiến sĩ Bunan đề nghị như sau:

    • Pha cho đến khi bầy gà sở hữu chất lượng mà bạn mong muốn ở dòng gà mới.
    • Lai cận huyết để thuần hóa những tính trạng mong muốn và đem lại độ ổn định.
    • Chia bầy gà thành năm dòng. Cùng với thời gian hay sau sáu thế hệ thì những phân dòng cách ly này sẽ trở nên độc lập với nhau.
    • Lai xa giữa các cá thể thuộc những phân dòng khác nhau để duy trì cấu trúc dòng gà nhưng vẫn tránh được cận huyết.

    Đây là quy trình tốt nhất, một mô hình tạo dòng gà mới. Những cá thể được tạo ra theo cách này không chỉ thuần về tính trạng mà còn thuần về cấu trúc di truyền. Tuy nhiên, quá trình sẽ mất thời gian. Nó có thể mất đến 7 năm, thường thì lâu hơn – quá lâu so với các mục tiêu thực tế. Các nhà lai tạo truyền thống luôn làm như vậy. Họ coi đó là “để bảo vệ sự toàn vẹn của huyết thống”. Một câu khác cũng thường được các nhà lai tạo truyền thống lập đi lập lại rằng “Tôi đã giữ dòng này trong nhiều năm trời mà không ghép máu mới”. Là nhà lai tạo thực tế, tôi nghờ rằng không thể làm vậy mà không bị thoái hóa nghiêm trọng hoặc hư dòng gà. Nhưng dẫu thực hay giả, đúng hay sai, những cụm từ này luôn gia tăng ý nghĩa cho dòng gà của họ dưới con mắt của những khách hàng tiềm năng hay những người mới chơi gà.

    Xin nhắc lại, đối với nhà lai tạo thực tế, điều quan trọng là thuần hóa các tính trạng mong muốn, chứ không phải dòng gà. Nếu việc thuần hóa các đặc điểm và tính trạng sẽ giải quyết vấn đề, vậy tại sao phải mất quá nhiều năm trời khi mà bạn có thể thành công trong một hay hai năm? Theo quan điểm của tôi, những gì mà tiến sĩ Dunan trình bày là mô hình hoàn hảo đối với các nhà lai tạo truyền thống và nghiêm túc. Nhưng mô hình của Hidalgo cũng có tác dụng, đặc biệt với các nhà lai tạo thực tế. Tại RB Sugbo, chúng tôi tiến đến trạng thái đồng thuận giữa hai phương pháp, đặc biệt trong lai tạo blakliz. Gà giống của chúng tôi được lai cận huyết ít nhất hai lần. Nhưng chúng tôi không đi xa đến năm hay sáu thế hệ lai cận huyết. Bạn càng lai cận huyết nhiều thì nguy cơ thoái hóa càng cao.

    ------------------------------------------------------
    Xin nhắc lại, đối với nhà lai tạo thực tế, điều quan trọng là thuần hóa các tính trạng mong muốn, chứ không phải dòng gà.
    ------------------------------------------------------

    Sau hai hay ba thế hệ lai cận huyết, chúng tôi coi như gà của mình là thuần trên thực tế xét về cấu trúc di truyền. Nhưng chúng tôi sẽ không sử dụng hoặc bán chúng như gà giống trừ phi chúng tôi hài lòng về độ thuần xét trên các đặc điểm và tính trạng mong muốn.

    Trong lai tạo blakliz, chúng tôi áp dụng cả quy trình của tiến sĩ Bunan lẫn kỹ thuật của Hidalgo. Trước tiên chúng tôi khởi sự bằng cách pha gà trống “Bates black” với gà mái “blue face”. Rồi chúng tôi pha tiếp mái bầy đầu với ponkan, một con trống sweater từ bác sĩ Ayong Lorenzo. Sau đó, vì chúng tôi thấy ponkan là một siêu chiến kê, chúng tôi lai ngược nó với mái con. Kế tiếp, chúng tôi cố gắng tạo dòng blakliz bằng cách lai giữa anh-em cùng bầy ponkan lai ngược này. Đấy là nỗ lực đầu tiên để tạo dòng blakliz. Sau đó chúng tôi đem chúng đi đá thử nghiệm ngoài trường nhưng kết quả không đạt nên phải pha tiếp. Máu “black bonanza” được ghép vào. Đó là dạng nâng cấp và lai điều chỉnh.

    Sau cùng, vài đợt lai anh-em và những kỹ thuật lai cận huyết khác được áp dụng để thiết lập dòng blakliz. Vào năm 2007, sau ba đợt lai cận huyết liên tiếp, chúng tôi coi như dòng blakliz đã hình thành. Trong quá trình lai, chúng tôi luôn cân nhắc khái niệm Hidalgo về lai tạo cá thể có cùng tính trạng, trong trường hợp của blakliz, tốc độ-với-tốc độ và đây là tính trạng chính mà chúng tôi nhắm đến khi lai tạo blakliz. Dĩ nhiên lối chém và độ gan lỳ cũng là những yếu tố sống còn. Do vậy, có vài đợt ghép với một số dòng gà đã biết để cải thiện lối chém và độ gan lỳ. Trước tiên với “Aguirre grey” để tạo ra phiên bản “midnight grey” blakliz, rồi sau đó với “blue face”.

    ------------------------------------------------------
    Trong lai tạo blakliz, chúng tôi áp dụng cả quy trình của tiến sĩ Bunan lẫn kỹ thuật của Hidalgo.
    ------------------------------------------------------

    Pha
    Pha (crossbreeding) là lai những cá thể không có quan hệ huyết thống hoặc không có tổ tiên chung trong vòng 6 đời. Mục đích của pha là kết hợp những tính trạng tốt từ cha mẹ để tạo ra bầy con tốt hơn. Hệ quả có lợi của dị biệt di truyền này gọi là ưu thế lai. Gien của các cá thể càng dị biệt thì cơ hội tận dụng ưu thế lai càng lớn, nghĩa là có thật nhiều gien. Mặc dù chưa thể chứng minh một cách đầy đủ, tôi nghiêng về lý thuyết rằng nhiều gien thì tốt hơn, những gien tốt thuộc về một tính trạng thường có tính trội so với gien xấu. Điều này được ủng hộ bởi thuyết Darwin về thích nghi sinh tồn. Tôi cho rằng những tính trạng nào giúp gia tăng cơ hội sinh tồn chẳng hạn như sức mạnh, sự thông minh, tốc độ và sức sống đều có tính trội, bằng không thì giống loài sẽ bị lâm nguy và tuyệt chủng ngay.

    Có nhiều kiểu pha. Có pha 2-máu (2-way) chẳng hạn như lai giữa lemon thuần với sweater thuần. Cũng có pha 3-máu chẳng hạn như lai giữa kelso với lemon/sweater 2-máu. Cũng có pha 4-máu, 5-máu, 6-máu và nhiều hơn. Trên thực tế, pha không có giới hạn. Nhưng cũng như lai cận huyết quá sâu sẽ dẫn đến thoái hóa, quá nhiều dị biệt di truyền có thể dẫn đến loạn gien hơn là ưu thế lai.

    Đừng nghĩ rằng chúng tôi nói lý thuyết quá nhiều. Lai tạo thực tế không cần hiểu sâu về di truyền. Thay vào đó, nó đặt ra những mục tiêu thực tế và cố gắng đạt được chúng trong khả năng cho phép về thời gian, tiền bạc và công sức. Xin lưu ý rằng lai cận huyết được áp dụng để hạn chế dị biệt di truyền và gia tăng cơ hội để cá thể truyền lại các tính trạng mong muốn cho thế hệ sau; trong khi pha khuyến khích thật nhiều kết hợp di truyền để tận dụng ưu thế của lý thuyết gien-tốt-có-tính-trội. Do vậy như đã thành lệ, cá thể lai cận huyết tốt hơn để lai tạo, trong khi cá thể pha lại tốt hơn để đá trường.

    Trong quá trình lai tạo blakliz, RB Sugbo đã thử nghiệm những nguyên tắc này. Chúng tôi đã lai tạo blakliz thuần dựa vào một số tính trạng như màu lông, màu chân và có lẽ cả kiểu mồng. Nhưng chúng tôi muốn có nhiều biến dị di truyền ở những tính trạng liên quan đến lối đá. Bởi vì, khác với những đặc điểm di truyền đơn giản, lối đá tốt được xác định bởi hàng loạt tính trạng chẳng hạn như lực, tốc độ, bay, lối chém và những thứ khác. Và mỗi tính trạng này lại được chi phối một cách độc lập bởi một số gien ở một số khía cạnh nhất định. Trong bối cảnh đó, chúng tôi sẽ đặt niềm tin vào lý thuyết gien-tốt-có-tính-trội.

    ------------------------------------------------------
    Do vậy như đã thành lệ, cá thể lai cận huyết tốt hơn để lai tạo, trong khi cá thể pha lại tốt hơn để đá trường.
    ------------------------------------------------------

    Lai cận huyết
    Lai cận huyết (inbreeding) là lai giữa những cá thể có tổ tiên chung hay tổ tiên trong vòng 6 đời. Nói ngắn gọn, lai giữa họ hàng với nhau. Những ví dụ về lai cận huyết bao gồm lai giữa anh em cùng bầy, mái mẹ với trống con, trống cha với mái con. Đấy là những dạng lai cận huyết sâu. Những dạng đỡ sâu hơn bao gồm lai giữa anh chị em họ; dì với cháu trai, bác với cháu gái. Cũng có những dạng lai cận huyết giữa họ hàng xa hơn nữa. Lai cận huyết được thực hiện để thuần hóa những tính trạng mong muốn. Mục đích của việc thuần hóa là gia tăng cơ hội để truyền những tính trạng này cho các thế hệ sau. Chẳng hạn một bầy gà thuần tính trạng mồng lá, khi lai tạo sẽ cho ra toàn mồng lá. Vì vậy nếu chúng ta muốn có gà mồng lá thì chúng ta phải lai giữa những cá thể thuần tính trạng mồng lá. Đấy là lý do tại sao lai cận huyết hay thuần hóa được các nhà lai tạo ưa chuộng.

    Lai tạo gà chọi không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Kiểu mồng là tính trạng di truyền đơn giản, thậm chí dễ dàng, nhưng lối đá và những tính trạng khác thì không. Do vậy, luôn có khả năng việc lai cận huyết sẽ dẫn đến không chỉ tính trạng tốt mà còn cả tính trạng xấu. Khi điều này xảy ra, hậu quả được gọi là thoái hóa cận huyết. Như đã thành lệ, càng cận huyết sâu thì khả năng thoái hóa càng cao. Mức độ cận huyết được tính bằng hệ số cận huyết. Nhưng với mục đích thực tế, chúng ta không cần phải là chuyên gia về hệ số cận huyết mỗi khi lai tạo. Chỉ cần chúng ta biết rằng lai cận huyết nhằm thuần hóa những tính trạng tốt và để truyền chúng cho thế hệ sau là đủ. Chúng ta cũng lường trước những nguy hại của nó.

    ------------------------------------------------------
    Chúng tôi đã lai tạo blakliz thuần dựa vào một số tính trạng như màu lông, màu chân và có lẽ cả kiểu mồng. Nhưng chúng tôi muốn có nhiều biến dị di truyền ở những tính trạng liên quan đến lối đá.
    ------------------------------------------------------

    Lai dòng
    Lai dòng (line breeding), một dạng lai cận huyết, là chương trình gắn liền với một cá thể yêu thích. Kiểu lai cận huyết này được các nhà bảo tồn gà chọi ưa chuộng. Điểm nổi bật của của lai dòng là liên tục lai ngược về một cá thể, có thể là con trống tức dòng cha (patriarchal) hoặc con mái tức dòng mẹ (matriarchal); hoặc cả hai (xem sơ đồ). Nhưng phương pháp này, mặc dù rất phổ biến, vẫn không phải là cách lai dòng duy nhất. Liên tục lai ngược về một cá thể chỉ là một trong số những cách lai dòng. Còn nhiều cách khác nữa. Chẳng hạn, lai con trống yêu thích với nhiều con mái rồi lai bầy con với nhau là một phương pháp lai dòng khác, dầu sao đi nữa, ảnh hưởng của cá thể yêu thích vẫn được duy trì, bởi bầy con vẫn có một nửa máu của cá thể yêu thích. Chừng nào mà mục đích duy trì ảnh hưởng của cá thể yêu thích trong cấu trúc di truyền của bầy còn hữu hiệu, thì đó vẫn là lai dòng. Chúng tôi xin nhắc lại rằng lai dòng thường là một dạng lai cận huyết, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Chúng ta có thể lai dòng mà không cận huyết nếu trong dòng gà xuất hiện những cá thể yêu thích cách xa hơn 6 đời, dẫu vậy ảnh hưởng của nó vẫn còn rất lớn.

    Trong việc lai tạo và phát triển dòng blakliz, chúng tôi trước tiên, áp dụng một loạt chương trình lai dòng. Chúng tôi thực sự có năm cá thể yêu thích, tất cả đều là gà trống, trong chương trình blakliz. Không phải là ngẫu nhiên khi tất cả các cá thể yêu thích đều là gà trống. Nguyên nhân của việc này đó là, chúng tôi có thể chọn ra những con trống tốt nhất, nhưng mái thì không. Thứ nhất, chúng tôi chọn gà trống thông qua xổ và thậm chí đá trường. Điều mà chúng tôi không thể làm với gà mái. Thứ nhì, bởi vì gà trống có thể phối với nhiều gà mái cùng lúc, nhờ vậy mà nhà lai tạo có thể thu được nhiều gà con từ một con trống giống hơn là gà mái, do đó, việc đánh giá sẽ chính xác hơn.

    Sau một chuỗi lai dòng, đôi khi nảy ra vài thế hệ xuất sắc. Khi việc này xảy ra, chúng tôi liền lập tức khóa gien giữa anh-em cùng bầy và thiết lập chúng thành một dòng. Khi chúng tôi quyết định gắn bó với một cấu trúc gien đặc biệt, chúng tôi áp dụng lai cận huyết trung bình để duy trì nó. Phương pháp ưa thích của chúng tôi là lai cuốn (rolling) khi mà con giống tốt nhất mùa trước được lai với con giống tốt nhất mùa hiện tại trong cùng bầy. Ngoài một vài ngoại lệ, chúng tôi thích lai bác với cháu gái hoặc dì với cháu trai. Trong lai tạo blakliz, quan tâm của chúng tôi về ngoại hình là giữ cho lông và chân sẫm màu.


    Đây là SƠ ĐỒ LAI DÒNG đơn giản và dễ hiểu. Sơ đồ này rất hữu ích cho người mới chơi và nghiệp dư. Nó có thể được sử dụng để thiết lập một “dòng gà” trong điều kiện chỉ có một con trống hay cần nhân bản.

    Chúng tôi cũng luôn muốn giữ mồng lá. Nhưng chúng tôi phát hiện nhiều bầy hay được lai giữa cha mẹ mồng dâu và mồng lá. Đôi khi chúng tôi làm như vậy bởi vì chúng tôi không thể hy sinh lối đá cho một tính trạng bình thường như kiểu mồng. Về lối đá, chúng tôi quan tâm đến lối chém, tốc độ và sự thông minh. Lực không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng blakliz cũng đá đủ mạnh. Nó cũng rất gan lỳ nhờ máu “blue face” và “grey”.

    Tuyển chọn quan trọng hơn hết thảy. Đặc biệt là khi chúng ta phải tuyển chọn trong số những thành viên cận huyết cùng bầy hoặc tuyển chọn liên bầy. Chúng ta phải biết cách tuyển chọn. Tuyển chọn là chìa khóa để thành công. Tuyển chọn gà trống giống tương tự như tuyển chọn chiến kê ngoại trừ khi tuyển chọn để lai tạo, chúng ta phải cân nhắc khả năng gà trống giống di truyền những tính trạng tốt cho bầy con. Một con trống hay mái giống với khả năng này gọi là “tính trội” (prepotent). Tính trội là tiềm năng của một cá thể di truyền tính trạng của nó cho đời sau. Chúng ta có thể có khái niệm về tính trội của một cá thể nếu chúng ta biết được cá thể đó được tạo ra như thế nào. Có những chiến kê đẹp mã và đá hay nhưng chúng là dị hợp tử hay không thuần. Chúng đẹp mã và đá hay bởi vì gien tốt thường trội hơn gien xấu. Khi đem lai tạo, có khả năng những gien của gà trống cha chuyển giao cho gà trống và mái con là những gien xấu ẩn trong kiểu gien thay vì những gien tốt như thể hiện qua kiểu hình. Trong khi gà trống thuần những tính trạng mong muốn chỉ chứa toàn gien tốt. Điều này khiến cho cá thể này trội về những tính trạng mong muốn, do vậy, nó sẽ là một con giống giá trị.

    Sẽ hữu ích nếu, trong quá trình tuyển chọn gà trống giống thông qua xổ hay lối đá, chúng ta kiểm tra kỹ năng của tất cả những con trống trong bầy. Nếu chúng đá gần bằng con trống tiềm năng hoặc lối đá của cả bầy là tương tự, thì chúng ta có thể nói rằng những tính trạng này đã được củng cố trong thế hệ nói trên và hầu như có thể di truyền cho thế hệ sau. Nếu gà trống cùng bầy đá khác với con trống tiềm năng, thì có lẽ kỹ năng của con gà giống là cá biệt và vô tình có được nhờ sự kết hợp gien. Như vậy nhiều khả năng nó không trội với những tính trạng này.

    Tình thế sẽ phức tạp hơn khi tuyển chọn gà mái giống. Khác với gà trống, chúng ta không thể xổ gà mái và tuyển chọn dựa trên lối đá. Chúng ta chỉ có thể đánh giá gà mái thông qua ngoại hình. Bởi vì chúng ta không thể tuyển chọn gà mái dựa trên lối đá của chính nó, chúng ta phải dựa trên lối đá và kết quả đá trường trung bình của dòng gà, đặc biệt là những con trống cùng bầy. Vì những lý do tương tự như khi tuyển chọn gà trống giống, hãy chọn gà mái mà toàn bộ gà trống cùng bầy đều đồng nhất về ngoại hình và lối đá siêu đẳng.

    ------------------------------------------------------
    Sẽ hữu ích nếu, trong quá trình tuyển chọn gà trống giống thông qua xổ hay lối đá, chúng ta kiểm tra kỹ năng của tất cả những con trống trong bầy. Nếu chúng đá gần bằng con trống tiềm năng hoặc lối đá của cả bầy là tương tự, thì chúng ta có thể nói rằng những tính trạng này đã được củng cố trong thế hệ nói trên và hầu như có thể di truyền cho thế hệ sau.
    ------------------------------------------------------

    Chương 3 – “Giữ cho đen, giữ cho độc”

    Lai tạo blakliz

    Nuôi blakliz
    Nếu bạn muốn khác đi, hãy nuôi blakliz. Dòng này là minh chứng cho thấy vẫn có gà đẹp mã và đá hay bên cạnh đám gà điều, chân vàng và mồng dâu thông thường. Chỉ có hai nguyên tắc trong lai tạo và nuôi dưỡng blakliz, và đó là “giữ cho đen, giữ cho độc!”.

    Nuôi dưỡng blakliz cũng rất kinh tế. Bạn không cần phải giữ thêm dòng nào khác. Bạn có thể đem gà blakliz thuần đi đá trường.

    Như đã đề cập, chúng tôi bố trí lai liên bầy (intra-families) và tạo ra chiến kê đá trường. Nhờ vậy mà chúng tôi có thứ được gọi là chiến kê thuần (battle pure). Những chiến kê này được pha giữa nhiều phân dòng blakliz khác nhau. Trên thực tế, chúng là blakliz thuần. Nhưng xét về gien thì chúng không cận huyết.

    Nói về thuần, chúng ta có ba loại blakliz thuần. Thứ nhất là hàng bổn (foundation stock). Thứ nhì là hàng giống (parent stock) và cuối cùng là hàng chiến (battle stock).

    Khi nói “thuần” chúng tôi ám chỉ rằng không có dòng nào khác trong kiểu gien ngoại trừ blakliz. Chúng tôi coi blakliz là thuần khi mà cấu trúc di truyền của nó chỉ giới hạn trong một dòng hay nhiều phân dòng blakliz, và nó có thể thuần hoặc không thuần ở những tính trạng ít quan trọng hơn. Điều mà chúng tôi theo đuổi là tính trội trong việc di truyền những tính trạng quan trọng hơn chẳng hạn như thông minh, tốc độ và lối chém.

    Hàng bổn xuất xứ từ một phân dòng đơn lẻ. Hàng bổn có thể tạo ra hàng bổn và hàng giống. Chúng là những con blakliz cận huyết sâu nhất. Bạn có thể khởi sự lai tạo blakliz với một trio hàng bổn gồm ba con hay một cặp trio mà mỗi trio đều xuất phát từ một phân dòng blakliz khác nhau. Năm đầu bạn có thể lai trống với mái trong cùng phân dòng để tạo ra nhiều hàng bổn hay hàng gốc. Năm tiếp theo, bạn có thể tiếp tục làm vậy để tạo ra thêm nhiều hàng bổn và hàng gốc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo ra hàng chiến thì bạn chỉ cần đơn giản lai con trống của phân dòng này với con mái của phân dòng kia hoặc ngược lại. Tuy nhiên, bạn có thể đi đường tắt bằng việc mua một trio hay một cặp hàng gốc. Trong trường hợp này, con trống được lấy từ một phân dòng còn con mái từ phân dòng khác. Chúng chỉ có thể tạo ra hàng chiến tức gà đá trường, chứ không thể tạo ra hàng bổn hay hàng gốc. Hàng gốc là gà cận huyết, thuần nhưng bầy con là kết quả lai xa và không thuần. Chúng là gà đá trường.

    Gà đá trường cũng là blakliz thuần nhưng lại không cận huyết quá sâu. Chúng có quan hệ đủ xa và vẫn đá tốt.

    Blakliz được sắp xếp để lai liên bầy. Chúng tôi đề nghị lai như vậy bởi vì gà đá trường vốn là chiến kê thuần. Nhưng nếu bạn có ý định lai blakliz bằng cách pha giữa các phân dòng thì tốt nhất nên chọn phân dòng bay tốt mà không hy sinh tốc độ và lối chém. Ưu tiên những cá thể bay cao trong số gà hatch điều nâu chân chì hay gà chuối chân chì để tránh quá dị biệt về kiểu hình.

    ------------------------------------------------------
    Chỉ có hai nguyên tắc trong lai tạo và nuôi dưỡng blakliz, và đó là “giữ cho đen, giữ cho độc!”.
    ------------------------------------------------------

    Chuẩn bị lai blakliz
    Khoảng một tháng trước khi lai, gà giống sẽ được diệt rận, xổ giun và tăng sức đề kháng. Gà mái có thể truyền cho gà con sức đề kháng thụ động. Gà con có thể tận dụng lợi điểm này trong vài ngày đầu tiên khi chúng còn chưa được tiêm chủng. Chúng tôi cũng chủ động điều trị kháng sinh cho gà giống để tiêu diệt mọi vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, hệ quả xấu của kháng sinh đó là nó không thể phân biệt vi khuẩn có hại với vi khuẩn có lợi nên tiêu diệt cả hai. Do vậy chúng ta cần bổ sung thuốc lợi khuẩn sau khi điều trị gà giống bằng kháng sinh. Chúng tôi cũng kết hợp thuốc lợi khuẩn với thức ăn hữu cơ.

    Từ đó chúng tôi bắt đầu nuôi gà giống bằng thức ăn thích hợp dành cho gà đẻ. Thức ăn viên dành cho gà đẻ nên được trộn chung vào thức ăn của gà mái. Và một tỷ lệ thức ăn biệt dưỡng dành cho gà trống.

    Một công thức tiết kiệm theo RB Sugbo bao gồm hỗn hợp cám gà đẻ và viên thức ăn bồ câu, cùng với một tỷ lệ nhỏ hạt lanh (flax seed), thay vì thức ăn viên mắc tiền dành cho gà đẻ. Kết hợp với việc bổ sung định kỳ thuốc lợi khuẩn, công thức đem lại tỷ lệ đẻ trứng cao.

    Gà trống giống được nuôi bằng thức ăn viên bình thường thay vì loại biệt dưỡng giàu đạm nhưng đắt tiền. Để gia tăng lượng đạm thì chỉ cần gia tăng tỷ lệ thức ăn viên so với thóc.

    Thay vì 50-50 hay 60-60, tăng lên 80-20. Rồi thêm thuốc lợi khuẩn và định kỳ bổ sung vitamin-khoáng chất vào nước uống, thỉnh thoảng cho thêm b-complex và ADE. Sẽ tốt hơn nếu bạn kiếm được b-complex loại chích với amino acid. Hàng ADE có cả loại chích lẫn một số loại tan trong nước.

    Sân hay chuồng lai tạo phải được gắn đèn để kéo dài thời gian chiếu sáng. Chiếu sáng cho gà mái từ 14-16 giờ mỗi ngày và bắt đầu trước mùa lai tạo một tháng.

    Luôn giữ gìn vệ sinh chuồng trại một cách tối đa.



    Ấp trứng
    Các mánh ấp trứng:

    - Tránh ấp trứng quá to hay quá nhỏ.
    - Loại bỏ trứng méo mó.
    - Loại bỏ trứng vỏ mỏng hay bị nứt.
    - Đừng lau chùi trứng trước khi ấp.
    - Loại bỏ trứng dơ.

    Chăm sóc đúng cách là cần thiết và quan trọng. Thu hoạch trứng hàng ngày, thậm chí hai hoặc ba lần mỗi ngày vào những ngày nóng nực. Giữ trứng ở nơi râm mát và độ ẩm không dưới 70%.

    Hai loại máy ấp phổ biến nhất là khí tĩnh và quạt gió. Loại khí tĩnh nhỏ hơn và không có quạt thông gió. Loại lớn và tốt hơn có quạt thông gió bên trong. Khi sử dụng quạt thông gió, nhiệt độ nên là 37 độ C. Nếu nhiệt độ vượt quá hoặc sụt xuống dưới mức đó, nhiều khả năng trứng sẽ hư hoặc không nở. Nhiệt độ không thích hợp là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trứng không nở. Những nguyên nhân phổ biến khác bao gồm vệ sinh kém, không thông thoáng và quên đảo trứng.

    Máy ấp khĩ tĩnh cần điều khiển nhiệt độ ở 39 độ C để trứng nở tốt.

    Kiểm soát độ ẩm cũng rất quan trọng trong quá trình ấp, và là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của trứng. Độ ẩm không nên quá cao hoặc quá thấp, bằng không sự phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng và tỷ lệ nở sẽ kém.

    Ngoài nhiệt độ và độ ẩm, yếu tố quan trọng khác là nguồn cung cấp ô-xy. Ô-xy cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bào thai. Còn một yếu tố nữa cũng quan trọng là việc đảo trứng. Trong máy ấp khí tĩnh, điều này được thực hiện một cách thủ công và trứng phải được đảo từ ba đến năm lần một ngày. Trong máy ấp tự động, điều này được thực hiện một cách tự động nhưng vẫn phải theo dõi.

    Sau 18 ngày ấp, trứng sẽ được chuyển qua nhà nuôi gà con và không cần phải đảo nữa.

    Ấp và chăm sóc gà con
    Tại RB Sugbo, ấp trứng được thực hiện bằng cả tự nhiên lẫn nhân tạo. Đa phần phương pháp nhân tạo sử dụng tủ ấp. Tủ ấp của chúng tôi hiệu GLITech của Gilbert L. Inisin. RB Sugbo và GLITech cùng hợp tác để phát triển một hệ thống và thiết kế tốt hơn về mặt công nghệ ấp.

    Chăm gà con cũng bao gồm tự nhiên – tức để gà mái chăm, hay nhân tạo. Về mặt này, chúng tôi nhận thấy phương pháp để gà mái chăm con thì tốt hơn. Do vậy, gà blakliz được để cho mẹ chăm.


    Để gà mái chăm con thì tốt hơn là chăm nhân tạo.

    Một khi gà mái lên ổ và bắt đầu ấp, chúng tôi đặt một số trứng vào ổ để gà ấp. Đồng thời chúng tôi cũng đặt vào máy ấp một số trứng, của nó hay gà mái khác. Trứng được ấp tự nhiên và nhân tạo sẽ nở ra cùng lúc. Vào ban đêm, chúng tôi chuyển gà con mới nở từ máy ấp vào ổ cùng với gà mái và những con được ấp tự nhiên. Sáng hôm sau, gà mái sẽ nghĩ rằng tất cả đều là con của nó và sẽ chăm sóc chúng. Tuy nhiên, lưu ý để gà con có màu tương tự bằng không gà mái sẽ giết những con khác biệt. Dĩ nhiên, gà blakliz luôn có màu sẫm.

    Phương pháp này sẽ tiết kiệm thời gian cho một số gà mái. Một số gà mái không phải tự ấp trứng nhờ máy ấp, do đó chúng có thể sẵn sàng cho lứa trứng kế tiếp. Những con mái này cũng không phải chăm sóc con, quá trình mất tối thiểu một tháng.

    Trong hai tuần đầu tiên, gà mái và gà con được giữ trong lồng để bảo vệ gà con khỏi mưa và thời tiết xấu. Lồng không có đáy và có thể di chuyển được. Sau hai tuần, gà có thể ra ngoài qua lỗ cửa. Gà mái vẫn giữ trong lồng để gà con khỏi đi quá xa. Sau đó gà mái được phép ra ngoài để cả bầy di chuyển xa hơn. Vào ban đêm, gà mái và gà con quay trở về lồng để tránh thời tiết và loài săn mồi.

    ------------------------------------------------------
    Chăm gà con cũng bao gồm nhân tạo hay tự nhiên – tức để gà mái chăm. Về mặt này, chúng tôi nhận thấy phương pháp để gà mái chăm con thì tốt hơn. Do vậy, gà blakliz được để cho mẹ chăm.
    ------------------------------------------------------

    Chăn thả khiến gà blakliz mạnh khỏe
    Khi gà được tách khỏi mẹ, chúng được đưa đến vùng chăn thả. Dưới đây là nguyên nhân khiến chúng tôi chăn thả gà.

    Vào thập kỷ 1960 và 1970, gà chọi đa phần được nhập từ Mỹ về Philippines. Lý do chính là chất lượng gà. Một lý do khác nữa là trong khi chúng tôi nuôi gà trong chuồng thì gà chọi Mỹ lại được chăn thả.

    Đó cũng là nguyên nhân mà gà chọi Negros chiếm phần lớn. Các nhà lai tạo Negros quan tâm đến chất lượng dòng gà và việc chăn thả.

    Vậy điều gì khiến việc chăn thả quá lợi thế?

    Chăn thả cho phép gà ăn mọi thứ từ cỏ cho đến côn trùng mà chúng tìm thấy. Nhờ ăn một tỷ lệ lớn cây xanh, hạt, côn trùng và đủ loại thức ăn tự nhiên khác, khiến cho gà chăn thả mạnh mẽ hơn so với gà nhốt lồng.

    ------------------------------------------------------
    Chăn thả cho phép gà ăn mọi thứ từ cỏ cho đến côn trùng mà chúng tìm thấy. Nhờ ăn một tỷ lệ lớn cây xanh, hạt, côn trùng và đủ loại thức ăn tự nhiên khác, khiến cho gà chăn thả mạnh mẽ hơn so với gà nhốt lồng.
    ------------------------------------------------------

    Lợi thế đã rõ. Gà chăn thả có nhiều dinh dưỡng và vận động nhiều hơn. Chúng cũng mạnh mẽ về tinh thần và cứng cáp về thể chất sau nhiều tháng đối mặt với môi trường và thú săn mồi để sinh tồn. Gà chọi được chăn thả khi đạt độ 10 tuần tuổi. Đó là thời điểm việc tiêm chủng đã chấm dứt; gà đủ mạnh để sống ngoài môi trường tự nhiên; và việc đánh dấu gà đã hoàn tất cho cả mục đích ghi chép lẫn đá giải.

    Chăn thả rất kinh tế. Bạn có thể cho ăn ba lần mỗi ngày. Vào buổi sáng, cho ăn khoảng 15 gram/con, 15 gram/con nữa vào buổi trưa và khoảng 30 gram/con vào buổi chiều. Lý do tại sao chúng tôi không cho ăn nhiều vào ban ngày bởi vì bụng đói sẽ thúc đẩy gà tìm kiếm thức ăn. Nó sẽ khiến gà tập luyện và phát triển bản năng sinh tồn.

    Cho ăn thức ăn viên bồ câu cùng với một ít thóc và BSC để cân bằng đạm. Các hiệu thức ăn dành cho gà tơ quá mắc mà không mấy khác biệt. Chẳng qua là vấn đề “marketing” mà thôi. Cách biệt rất lớn về giá cả giữa thức ăn thông thường với thức ăn “dành riêng” cho gà chọi chẳng qua nằm ở phí quảng cáo mà không mấy cải thiện về chất lượng. Một nguyên nhân khác nữa, nhiều công ty lợi dụng nhu cầu của dân đá gà, những người sẵn sàng cung cấp bất kỳ thứ gì cho gà nhà để giành chút lợi thế so với đối thủ.

    Tiếp tục cung cấp thuốc lợi khuẩn, dẫu chỉ một chút bởi vì ngoài bãi chăn thả, gà có thể tận dụng những thức ăn tự nhiên và hữu cơ. Không được sử dụng kháng sinh trừ phi thật cần thiết, tức là khi dịch bệnh bùng phát. Sau đó, bổ sung thuốc lợi khuẩn để tái tạo vi khuẩn có ích. Kháng sinh cũng tiêu hủy một số vitamin trong cơ thể vì vậy nên bổ sung vitamin sau khi dùng kháng sinh. Chúng ta có thể xổ giun trong khi chăn thả. Có lẽ một lần, vào giữa thời gian chăn thả và thu hoạch.

    ------------------------------------------------------
    Không được sử dụng thuốc kháng sinh trừ phi thật cần thiết, tức là khi dịch bệnh bùng phát. Sau đó, bổ sung thuốc lợi khuẩn để tái tạo vi khuẩn có ích. Kháng sinh cũng tiêu hủy một số vitamin trong cơ thể vì vậy nên bổ sung vitamin sau khi dùng kháng sinh.
    ------------------------------------------------------

    3 tháng tuổi
    Giai đoạn quan trọng nhất với gà thả rông là khi chúng được khoảng 3 tháng tuổi. Chúng có thể không đủ cứng cáp để tiếp xúc với môi trường. Chúng cũng có thể mắc bệnh ngay sau khi được thả, chúng vẫn còn nhạy cảm với bệnh khuẩn cầu trùng (coccidiosis). Chúng ta có thể cân nhắc chính sách phòng bệnh mà không dùng kháng sinh tại thời điểm này. Chúng ta có thể dùng thuốc ngừa khuẩn cầu trùng một vài ngày sau khi thả gà. Chẳng hạn, cho thuốc trong vòng 5 ngày, hai ngày trước và ba ngày sau khi thả gà. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng gà được cung cấp thuốc lợi khuẩn thường xuyên sẽ ít bị nhiễm khuẩn cầu trùng.

    Với những con nở muộn, giai đoạn này sẽ quan trọng hơn bởi vì nó bước vào mùa mưa. Gà nở từ tháng ba trở về sau sẽ đạt 3 tháng tuổi vào tháng sáu khi mùa mưa bắt đầu. Hãy đảm bảo có đủ chạc cho gà đậu ở vùng chăn thả.

    Thu hoạch blakliz
    Thời điểm thu hoạch là lúc nhà lai tạo bắt gà tơ từ khu vực chăn thả. Đó là thời điểm phấn khích nhất trong năm. Lúc này, người nuôi quan sát khu vực chăn thả. Họ sẽ để ý những con trống tơ hung hăng cần được thu hoạch ngay lập tức. Đặc biệt quan sát vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trống tơ có xu hướng đá lộn vào những thời điểm này. Bởi vì trời nhá nhem, nhất là màu lông blakliz lại tối, một số con không nhận ra thứ tự trong bầy và đá lại khi bị tấn công. Điều này cũng xảy ra vào những ngày mưa khi lông gà bị ướt và ngoại hình thay đổi.

    Đó cũng là thời điểm trong năm mà chúng tôi phải chuẩn bị chuồng trại và những thứ cần thiết để thu hoạch gà tơ. Nếu không nhắm đến việc đá giải gà tơ (stag derby) thì chúng tôi sẽ nuôi cột chúng cho đến khi trưởng thành. Những gì cần làm ngay sau khi thu hoạch là diệt rận, xổ giun (tốt hơn dùng loại thuốc xổ tự nhiên) và nhốt lồng để thuần hóa chúng. Vòng giả được cột luân phiên các bên chân sẽ giúp gà quen với dây cột. Khi gà đã thuần và sẵn sàng, bạn có thể chuyển chúng ra khu vực cột dây.

    Gà được để phát triển một cách tự nhiên thì thích hợp để đá giải gà tơ lớn (bull stag) hơn là gà tơ được biệt dưỡng để đá giải từ khi còn tơ.

    Nếu chúng ta nhắm đá gà tơ mới thu hoạch trong các giải gà tơ thì có một số điều cần nhớ và thực hiện:

    Chuẩn bị chuồng trại để thu hoạch.

    * Lồng kẽm nhỏ 1 x 1 m có bán ở các tiệm gia cầm. Tốt nhất nên đặt gà mới thu hoạch vào lồng kẽm nhỏ để thuần hóa chúng. Trong lồng nhỏ, việc bắt gà sẽ dễ hơn trong quá trình chăm sóc hậu thu hoạch chẳng hạn như diệt rận, tẩy giun, tiêm bổ sung chất bổ và diệt khuẩn.

    * Lồng tôi (hardening pen). Lồng tôi nên đủ rộng để nhốt một cặp trống mái và chạc đủ cao để hai con đậu. Kích thước mỗi chiều khoảng 1.5 m dẫu rộng hơn thì tốt hơn.

    * Dây cột. Bên cạnh loại dây cột bình thường, bạn cũng nên chuẩn bị một số dây cột cao (high cord) và dây cột dài hay dây chạy (long/running cord). Dây cột cao luyện cánh và cơ ngực. Dây cột dài hay dây chạy luyện chân và cơ đùi. Gà tơ nên được cột luân phiên các loại dây khác nhau.

    * Lồng bới. Gà tơ cũng nên thường xuyên được nhốt trong lồng bới.

    * Đèn. Khu vực được chiếu sáng sẽ rất hữu ích trong giai đoạn tiền biệt dưỡng và biệt dưỡng gà tơ.

    * Gà mái. Chuẩn bị đủ gà mái để ghép với trống tơ.

    Khi gà tơ được bắt, nó nên được nhốt trong lồng kẽm để thuần hóa và cũng để dễ chăm sóc hơn sau khi thu hoạch. Sau một thời gian, gà tơ sẽ được luân chuyển từ lồng tôi với gà mái đến các loại dây cột khác nhau rồi trở lại.

    ------------------------------------------------------
    Gà được để phát triển một cách tự nhiên thì thích hợp để đá giải gà tơ lớn (bull stag) hơn là gà tơ được biệt dưỡng để đá giải từ khi còn tơ.
    ------------------------------------------------------

    Việc tỉa mồng nên được thực hiện sau khi thu hoạch từ 30-45 ngày. Thời điểm này cũng cách ngày xuất trường khoảng 45-60 ngày. Mồng lá nên được tỉa sớm hơn để gà có nhiều thời gian phục hồi bởi gà tơ mồng lá sẽ có vết thương lớn hơn và mất nhiều máu hơn khi tỉa mồng. Mồng gà cũng ảnh hưởng đến tầm quan sát. Quá trình tiền biệt dưỡng nên bắt đầu sau khi tỉa mồng. Gà tơ có thể được xổ thường xuyên hơn kể từ giai đoạn này, 2 hay 3 lần mỗi tuần. Nhưng chỉ xổ 3-4 chân thôi. Gà tơ nên được nhốt trong lồng bới một lần mỗi tuần và ngay sau mỗi lần xổ. Vào những ngày không xổ, gà tơ nên được huấn luyện xổ kéo (kahig & sampi). Luôn cẩn trọng trong quá trình luyện tập, bạn không được để các chiến kê còn tơ này tập luyện quá sức.

    Ngay sau khi thu hoạch, cần diệt rận, tẩy giun, và dùng kháng sinh để diệt khuẩn cho gà tơ. Kể từ thời điểm này, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cần được thực hiện thường xuyên. Có những loại thuốc xổ tự nhiên tác dụng tốt. Với blakliz và những dòng gà khác, chúng tôi sử dụng thuốc xổ tự nhiên, thuốc lợi khuẩn và hạt lanh bổ tim rất tốt cho gà, đặc biệt trong các quá trình tiền biệt dưỡng và biệt dưỡng. Nguời khác có thể cho thêm steroid và androgen. Nhưng trừ phi bạn nắm vững cách sử dụng hay muốn nghiên cứu công thức áp dụng, tốt nhất nên sử dụng những cách thức tự nhiên để nâng cao lượng testosterone ở gà tơ. Một bầy gà mái có thể có tác dụng.

    Ở cùng tỷ lệ cân nặng, gà tơ cần nhiều dưỡng chất hơn gà trưởng thành. Bởi vì trong khi gà trưởng thành chỉ cần dưỡng chất để duy trì các chức năng và vận động của cơ thể, gà tơ lại cần thêm dưỡng chất để phát triển. Với gà tơ, tỷ lệ đạm trong thành phần thức ăn nên từ 17-18%. Bạn có thể cho ăn viên bồ câu (pigeon pellet) cùng với một ít thóc nhưng thỉnh thoảng cho ăn thêm trứng và gan bò để bổ sung thêm đạm. Cách này kinh tế và hiệu quả hơn so với cho ăn loại thức ăn viên giàu đạm đắt tiền. Gà tơ cũng cần nhiều can-xi và khoáng chất. Ngay sau khi thu hoạch, trại RB Sugbo cho gà tơ ăn hạt lanh để cân bằng đạm và omega 3, những chất vốn có sẵn ngoài bãi chăn thả nhưng có thể thiếu khi nhốt chuồng hoặc cột dây. Thuốc lợi khuẩn cũng cần thiết để tái tạo vi khuẩn có lợi vốn bị giết cùng với vi khuẩn có hại khi dùng kháng sinh diệt khuẩn. Một trong những mặt tiêu cực của kháng sinh là nó không thể phân biệt vi khuẩn có lợi với vi khuẩn có hại và xử luôn cả hai.

    Điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc gà tơ để đá giải, đó là luôn ghi nhớ, với đá gà tơ, chúng ta đang thúc đẩy sự phát triển của chúng. Chúng ta đang cố gắng hoàn tất trong vòng 2 tháng những gì diễn ra một cách tự nhiên trong hai năm hay hơn. Chúng ta muốn có gà trưởng thành để đá giải ở chín tháng tuổi. Vì lý do này, tôi không hào hứng lắm với việc đá gà tơ. Có thể là cảm tính nhưng tôi không thích ý tưởng đưa con gà rất non của mình vào trận đấu sinh tử. Điều đó giống như đưa trẻ em ra trận.
    thay đổi nội dung bởi: vnreddevil, ngày 25-01-2012 lúc 02:59 PM

    Source:  http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php?84663-D%C3%B2ng-blakliz-H%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-lai-t%E1%BA%A1o-th%E1%BB%B1c-t%E1%BA%BF

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Một nén hương lòng tưởng nhớ những chiến sĩ và đồng bào trong trận chiến 1979




Hai thái độ với lịch sử: Úc và Việt Nam


Thứ sáu, 17 Tháng 2 2012 22:33
http://img.timeinc.net/time/photoessays/2009/china_vietnam/chinavietnam_01.jpgHôm nay là ngày 17/2, ngày mà đúng 33 năm trước, quân Tàu ô tấn công và phá hoại các tỉnh phía Bắc nước ta. Ngày 19/2 cũng là một ngày có ý nghĩa lịch sử với Úc, vì 70 năm trước (19/2/1942), Nhật dùng 242 chiến đấu cơ tấn công hải cảng Darwin. Nhưng thái độ của hai nước đối với ngày lịch sử này thì rất khác nhau.

Viết về trận chiến 1979 thì đã có rất nhiều sách, báo, bài nghiên cứu. Lạ thay, người nước ngoài nghiên cứu về chủ đề này nhiều hơn người Việt Nam! Chẳng hạn như bài này (China’s Vietnam war and its consequences) tôi thấy “đọc được”. Đó là trận chiến mà phía Tàu, qua cái miệng của tên Đặng Tiểu Bình, huênh hoang tuyên bố “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Nhưng theo như một vài chuyên gia đánh giá thì chính Tàu mới là kẻ học được một bài học. Hình như Tàu họ xem lấn chiếm đất đai là một tiêu chí của “chiến thắng”, bất kể họ chết trên chiến trường bao nhiêu.   Xin ghi thêm ở đây, tên Đặng Tiểu Bình này xứng đáng là một tội phạm chiến tranh, một kẻ du côn đích thực (từng nói “Việt Nam là một công đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học” trước báo chí Đông Nam Á), ấy thế mà mấy mươi năm sau có sách báo VN ca ngợi tên này!
Không ai biết chính xác con số thương vong và tử vong của phía Việt Nam trong trận 1979 là bao nhiêu, nhưng báo chí Tàu thì cho biết con số có thể là 70,000 tử vong. Dĩ nhiên, chúng ta có lí do để nghi ngờ con số này, vì bọn Tàu nổi tiếng là nhóm người chuyên nói láo. Nhưng dù Tàu có nói láo và lưu manh với lịch sử thế nào đi nữa, thì con số tử vong của phía VN chắc cũng phải lên đến hàng vạn người, bởi vì phía Tàu thú nhận là chúng có đến 6000 binh sĩ bị tử vong. Hãy cứ cho là phía VN ta mất 10,000 người. Đó là một sự mất mát cực kì lớn, vì tính ra (trung bình) VN mất 500,000 năm-người (person-years)!
Trong trận Darwin, có trên 240 người Úc thiệt mạng. Con số này vẫn còn trong vòng tranh cãi, dù sự kiện đã xảy ra đúng 70 năm trước. Con số đó còn rất “khiêm tốn” nếu so với số tử vong trong cuộc chiến VN ta chống trả bọn Tàu xâm lăng vào 1979.
Trận chiến 1979 xảy ra ở biên giới phía Bắc VN và cuộc tấn công của Nhật vào Darwin đều là những sự kiện lịch sử quan trọng. Đã là lịch sử thì thế hệ sau cần phải biết và hiểu. Chẳng những phải biết, hiểu, mà còn phải lí giải qua nhiều lăng kính. Cần phải có những ngày kỉ niệm những ngày trọng đại này.
Do đó, không ngạc nhiên khi hôm nay Úc thì rầm rộ kỉ niệm ngày 19/2, vì họ xem đó là một sự kiện Pearl Habor ở Úc. Báo chí, đài truyền hình, truyền thanh, v.v. làm nhiều chương trình có ý nghĩa nhắc nhở người dân không được quên một sự kiện quan trọng như thế. Các chuyên gia và nhà bình luận tiếp tục mổ xẻ, phân tích, và diễn giải ngày lịch sử đó. Các chựu chiến binh, nếu ai còn sống, được mời đến nơi họ từng tham chiến; những ai qua đời thì con cháu được mời đi thăm lại những nơi cha ông họ từng chiến đấu. Họ làm như thế một cách rất công khai, thanh thản. Không có thù hận gì ở đây. Tất cả những hoạt động chỉ nhằm mục đích làm cho người Úc phải biết sự thật lịch sử. Chẳng những biết sự thật, mà còn phải hiểu sự kiện. Nên nhớ trận đó, Úc thiệt hại trên 240 người.
Nhưng thái độ của “phe ta” thì rất … khó hiểu. Tôi ở ngoài nước, nên chỉ biết dạo qua những tờ báo mạng để biết VN kỉ niệm trận đánh lịch sự đó ra sao. Tôi chỉ có thể nói là thất vọng. Không thấy báo nào nhắc đến trận chiến cướp đi nửa triệu năm-người. Không có tưởng niệm những binh sĩ đã hi sinh. Không ai nhắc đến những cuộc tàn sát dã man đầy thú tính của quân xâm lược. Không ai nhắc đến những gia đình có người là nạn nhân của quân Tàu ô. Không thấy bài nào phân tích tại sao cuộc xâm lăng xảy ra. Đó là một thái độ rất ngạc nhiên.
Càng ngạc nhiên hơn khi bên Tàu họ công khai nói về cái mà chúng gọi là “cuộc chiến tự vệ” trên hệ thống truyền thông của họ. Họ công khai bàn về cuộc chiến với những lời lẽ [như thường lệ] rất … vô giáo dục. Họ vẫn xem VN như là một tên học trò mà họ từng dạy hồi nào đến giờ. Cái gien kẻ cả, với đặc tính lưu manh vô giáo dục này đã qua cả ngàn năm mà vẫn chưa đột biến. Thử đọc qua những văn bản vua chúa Tàu viết cho vua chúa ta thì biết cái tính vô giáo dục này nó đã có rất lâu đời. Những kẻ cầm quyền hiện nay cũng chỉ thừa hưởng cái gien đã có từ thời ông cha của họ trong các triều đình phong kiến. Ấy thế mà phía VN không có một lời phản ứng. Ngược lại, phía VN còn có phái đoàn cao cấp sang đó thăm để thắt chặt tình hữu nghị! Không hiểu thành viên phái đoàn phe ta nghĩ gì khi đọc những bài báo trịch thượng và vô giáo dục của những đứa con cháu của những tên xâm lược?
Ở nước ta trong thời gian gần đây có hiện tượng dốt sử, nhưng ít ai nói đến nguyên nhân của hiện trạng này. Báo chí (và cả xã hội) đang rất quan tâm tình trạng học sinh, sinh viên không quan tâm đến sử, và chẳng am hiểu những sự kiện quan trọng mang tính lịch sử. Thay vào đó, đầu óc họ dành cho những diễn viên Tàu hay Hàn Quốc, cho cổ sử Tàu, cho tên tội phạm Đặng Tiểu Bình, cho thời trang, v.v. Không trách họ không quan tâm đến sử khi mà báo chí chẳng buồn nhắc đến sự kiện quan trọng như sự kiện 1979. Có lần tôi đọc đâu đó, tác giả trích câu nói của một hiền nhân, đại khái rằng: những kẻ dốt sử là những kẻ không có quá khứ và cũng chẳng có tương lai. Hi vọng rằng ngày 17/2 năm tới, báo chí sẽ không quay lưng lại với trận chiến chống quân xâm lược phương Bắc năm 1979 [xin nhắc lại] cướp đi cả vạn mạng người Việt và nửa triệu năm-người.
===
Vài hình ảnh sưu tầm:
http://anhbasam.files.wordpress.com/2011/12/h417.jpg
Thời báo có bức hoạ này in vào số ngày 15/3/1979
http://a.abcnews.go.com/images/WN/nm_Deng_Xiaoping_Carter_1979_101110_main.jpg
Đặng Tiểu Bình đang hội đàm với Jimmy Carter, trước khi đi Á châu và tuyên bố một cáchcực kì vô giáo dục rằng “Việt Nam là một công đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”
http://www.buinhuhung.com/ChieenkLuwowcj_HKvnTQ/Cuoocj11.jpg
Sự phá hoại của Tàu
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/02/195.jpeg
Hình lính Tàu ô bị bắt làm tù binh
http://www.viet-studies.info/kinhte/Malipo_cemetary.jpg
Nghĩa trang lính Tàu bị tử vong trong trận chiến 1979
http://www.boxitvn.net/wp-content/uploads/2010/04/image003.png
Nghĩa trang lính Việt Nam hi sinh trong cuộc chiến 1979

http://namvietnetwork.files.wordpress.com/2011/03/bia1.jpg?w=594&h=396
Ai đục phá tấm bia kỉ niệm này ?
Nguồn: Blog Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn.

Nhân kỷ niệm 33 năm đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược:

Trò chuyện với nhà văn Hoàng Quốc Hải

Nhà văn Nhật Tuấn thực hiện
Có thể nói nhà văn Hoàng Quốc Hải là con người của lịch sử. Từ năm 1993, bộ tiểu thuyết lịch sử gồm 4 tập: “Bão táp cung đình”, “Huyền Trân công chúa”, “Thăng Long nổi giận” và “Vương triều sụp đổ” của ông đã ra mắt độc giả. Bộ tiểu thuyết đã được trao giải “Bùi Xuân Phái – vì tình yêu Hà Nội” (2008). Tiếp theo ông viết thêm hai tập: “Đuổi quân Mông – Thát” (chống giặc Nguyên – Mông lần I) và “Huyết chiến Bạch Đằng” (chống giặc Nguyên – Mông lần thứ III) làm thành bộ “Bão táp triều Trần” gồm 6 tập (2.928 trang in khổ 14,15 x 20,5cm).
Tiếp theo nhà Trần, ròng rã 20 năm trời ông lại lội dòng lịch sử về nhà Lý với bộ tiểu thuyết 4 tập: “Thiền sư dựng nước”, “Con ngựa nhà Phật”, “Bình bắc dẹp nam”, “Con đường định mệnh” dày 3.514 trang in khổ 14,5 x 20,5cm.
Cho dù ngược dòng lịch sử, ông vẫn đau đáu lo đến vận nước hôm nay và mai sau. Nhân kỷ niệm 33 năm ngày Trung Quốc tấn công biên giới VN (17-2-1979/17-2-2012) tôi có cuộc trò chuyện với ông về chủ đề này.
Thưa nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhân kỷ niệm 33 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Xin anh cho biết tình hữu nghị  “môi răng” Việt Nam – Trung Quốc” vào thời  gian trước chiến tranh.
NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI : “Từ năm 1977, quan hệ hai nước đã căng thẳng, nhiều chương trình viện trợ đình hoãn, các công trình xây dựng tiến độ rất chậm và chấm dứt đột ngột. Chỉ dấu đầu tiên tôi nhận thấy trên sân Hàng Đẫy đội bóng của tỉnh Cát Lâm hay Vũ Hán gì đó đấu giao hữu với đội Thể Công của ta.
         Mới ra sân trông sắc mặt các cẩu thủ bạn đều đằng đằng sát khí. Và sau khi thủ môn bạn phải vào lưới nhặt bóng lần thứ hai thì hầu như các cầu thủ bạn đều bỏ bóng đá người. Trận đấu phải dừng lại nhiều lần, phía Việt Nam xử lý rất đàng hoàng, khán giả không la ó, không tràn xuống sân cỏ mà chỉ vỗ tay và cười òa. Đây là trận bóng đá xấu nhất, bạo lực nhất mà tôi được thấy trên sân cỏ. Chỉ nhìn cách hành động của cẩu thủ Trung Quốc thể hiện trên sân cỏ qua gương mặt và đôi chân của họ, tôi hình dung đầy dủ nền ngoại giao đại Hán từ cổ xưa vẫn chưa có gì thay đổi. Nên nhớ vào các thập niên 60-70 của thế kỷ trước có ba thứ của Trung Quốc mà người Hà Nội không xài được đó là bóng đá, phim ảnh và văn chương. Tôi nhớ mỗi khi tổ chức “ Tuần lễ phim Trung Quốc” thì ban tổ chức phải ép cán bộ đi xem kiểu như bắt phu, bắt lính vậy. Bởi buổi khai mạc có Đại sứ Trung Quốc đến dự. Các buổi sau rạp sáng đèn, mở cửa cho người vào xem tự do, nhưng tuyệt nhiên không có một khách nào ngồi trước màn ảnh.
         Chỉ dấu thứ hai là cây cầu Thăng Long do phía Trung Quốc giúp ta xây dựng, theo mẫu thiết kế cầu Trường Giang mà Liên Xô làm giúp Trung Quốc, mới đổ trụ thứ 9 chưa xong thì họ rút toàn bộ thiết bị và chuyên gia về nước. Nom dòng sông với mấy cột trụ chơ vơ giữa dòng nước như các dấu chấm than,  người ViệtNam đều thở dài ngao ngán: ”cái tình hữu nghị môi răng này có nguy cơ răng sắp cắn đứt môi rồi”.
          Trên biên giới thì từ Lạng Sơn đến Cao Bằng luôn xảy ra các vụ tranh chấp đất đai, cường độ ngày một tăng một quyết liệt hơn. Sự thực là họ đẩy dân sang cản trở phía ta cầy cấy, gặt hái và nhận bừa rằng đó là đất của họ. Phần nhiều số dân này là do lính đóng giả. Bà con địa phương bên ta nhẵn mặt dân bên kia nên họ thường xuyên bị bên ta vạch mặt.
          Thế rồi từng dòng người gốc Hoa từ các nơi lũ lượt bỏ Việt Nam về Trung Hoa ùn tắc ở các cửa khẩu như Nam Quan, Chi Ma, Thanh Thủy, Trà Lĩnh… Đông nhất vẫn là cửa Nam Quan, thường xuyên ùn ứ tới vài ba ngàn người ăn ở phóng uế bừa bãi, bẩn thỉu. Tuy vậy phía Trung Quốc chỉ mở cửa nhận người nhỏ giọt. Hàng ngày hai bên đấu khẩu tố cáo nhau bằng loa phóng thanh công suất cao nghe oang oang như sắp vỡ trời.
           Đó là những biểu hiện bên ngoài mà người dân thường cũng biết. Còn bên trong thì Trung Quốc đã chuẩn bị chiến tranh biên giới từ 1976-1977. Cho tới 1978 thì các con đường chiến lược, hầm hào, lương thảo cũng như điều động quân đội từ các quân khu Đông bắc về áp sát biên giới Trung – Việt, họ đã làm xong.
         Phía ta tuy biết âm mưu của Trung Quốc cũng chuẩn bị đối phó. Hình như ta đánh giá đối phương hơi thấp nên khi cuộc chiến nổ ra ta vừa bị bất ngờ, vừa không đủ lực lượng cản giặc theo ý muốn.
 * Khi chiến tranh nổ ra, anh đang ở Lạng Sơn, xin anh cho biết sơ qua diễn biến  cuộc chiến…
 NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI : Theo chỗ tôi được biết thì quân Trung Quốc tràn vào nước ta bằng các con đường truyền  thống mà các đội quân xâm lược từ phương bắc đã đi, ví dụ mũi chính chúng thường kéo quân vào là ải Pha Lũy (tức cửa Nam Quan) tại Lạng Sơn. Mũi vượt sông Bắc Luân vào Móng Cái (Quảng Ninh). Đường qua Qui Hóa giang (tức sông Hồng) tiến vào Lao Cai. Đường qua Quảng Nguyên( tức cửa Trà Lĩnh) mà vào Cao Bằng. Tổng số quân giặc điều động xâm lược 6 tỉnh biên giới nước ta theo tài liệu phía Trung Quốc là hơn 300.000 quân. Các đài nước ngoài nói con số đó ít hơn so với thực tế. Có nơi giặc vào đất ta từ 3 giờ sáng. Nói chung mũi nào muộn nhất là 5 giờ sáng. Có một điều cần lưu tâm , tất cả các mũi tiến quân của giặc vào biên giới nước ta, nơi có bộ đội đóng chốt thì từ chốt 3 người đến chốt một tiểu đội, một trung đội … đều có kẻ dẫn đường. Dường như tất cả bọn nội gián là dân “khách trú”, tức người Hoa đã sinh sống lâu đời tại ViệtNam.
        Các chiến sĩ trên tuyến biên giới mà tôi gặp đều nói là giặc đánh bất ngờ. Bởi ta dự báo là giặc có thể đánh vào dịp tết Nguyên đán, nên báo động toàn tuyến, cảnh giác rất cao. Và khi ta vừa rút lệnh báo động vào ngày 15 thì sớm 17 giặc ập vào. Khi vào, giặc tiến rất dễ dàng, nhưng khi có báo động, bộ đội ta đánh trả quyết liệt. Đối phương dùng chiến lược biển người, cứ lớp này ngã, lớp khác xông lên và kèn thổi thôi thúc phía sau lưng, ai chứng kiến đều thấy cuộc chiến diễn ra như thời trung cổ.
        Tuy nhiên, vì rút lệnh báo động đặc biệt nên các đơn vị chiến đấu, cơ số đạn dược đều có hạn, mặc dù giặc chết nhiều nhưng phía ta vẫn cứ phải lui dần vì hết đạn.
        Vào các ngày sau yếu tố bất ngờ không còn nữa, dối phương bị chặn từ khắp các ngả. mặc dù lực lượng không cân bằng, toàn tuyến của ta chỉ có quân đoàn 1 của tướng Hoàng Đan chiến đấu cực kỳ dũng cảm. Quân ta về vũ khí khí tài hơn hẳn quân giặc, kinh nghiệm chiến đấu già dặn hơn, và chống quân xâm lược phương Bắc thường là chất men xúc tác cho lòng yêu nước của mỗi con em Lạc Hồng.
        Tới khi ta điều thêm quân từ phía Nam ra định tiêu diệt gọn quân xâm lược, thì không thám của Hoa Kỳ báo cho Đặng Tiểu Bình biết, giặc tháo chạy trong đêm và hôm sau thì tuyên bố rút quân.
* Những ấn tượng của anh về quân ta và quân địch trong chiến đâu ?”
NHÀ VĂN HÀNG QUỐC HẢI : “Trong thời điểm diễn biến chiến trận quân ta vẫn là lấy ít địch nhiều, tuy lực lương không cân sức nhưng tinh thần chiến đấu cực kỳ quả cảm và mưu thuật dụ địch, lừa địch diệt địch thì biến ảo khôn lường. Tôi ví dụ chốt cầu Khánh Khê ( Lạng Sơn) chỉ có hai trung đội, nhưng tổng số giặc bị giết trên tuyến này phải kể tới hàng ngàn, vậy mà tới khi phải tháo chạy, giặc vẫn không qua nổi cầu.
          Một ấn tượng nhất với tôi là khi tiếng súng vừa ngớt, tức là giặc tan, chúng tôi điện xin lên thăm anh em bộ đội. Tướng Hoàng Đan vui vẻ nhận lời và giao việc tiếp đón cho đơn vị trực tiếp chiến đấu cản giặc xung quanh khu vực từ Đồng Đăng tới Thất Khê trong đó có Khánh Khê. Khoảng 3 giờ chiều chúng tôi có mặt. Đoàn chúng tôi là đoàn của Bộ Văn hóa chứ không phải của hội đoàn nào cả.
         Điều làm tôi ngạc nhiên là phòng tiếp khách bài trí tuy sơ sài nhưng hết sức ấm cúng, không những thế lại vẫn có một cành đào đang nở cắm ở góc phòng khiến bọn tôi có cảm giác Tết vẫn còn mặc dù mở cửa ra ngoài ta vẫn còn thấy khét mùi thuốc súng, và mỗi khi có cơn gió thoáng qua thì mùi xác thối của quân giặc còn bỏ lại làm tanh lợm và khăn khẳn như mùi chuột chết vây bủa khắp không gian. Và khi đoàn chúng tôi có một cô nữ tiến vào thì một cử chỉ làm tôi kinh ngạc, vị đại tá trẻ măng không biết ông lấy từ đâu một bó hoa lay ơn trắng bó rất khéo trao tặng.
          Ngồi cạnh, tôi hỏi ông về lai lịch bó hoa. Vị đại tá dân Hàng Đào Hà Nội mỉm cười đáp:” Từ chiều qua, tôi cho quân về Đồng Đăng tìm vào các nhà dân hái”
        – Vậy anh không sợ lính chết vì mìn giặc gài lại à?
Ông đại tá đáp khẽ:” Phải có công binh dò mìn trước khi hái chứ”.
          Về việc giặc gài mìn lại thì Vương Quốc Hiến một kẻ từng tham gia xâm lược nước ta 1979 thú nhận trên mạng Hoàn cầu thời báo: “ Trước khi rút quân Trung Quốc còn gài 10 triệu trái mìn tại các tỉnh biên giới ViệtNam”.
           Thật tình ấn tượng về vị đại tá và bó hoa lay ơn trắng trong cuộc gặp gỡ ở Khánh Khê vẫn còn in sâu trong óc não tôi sau 33 năm chống quân xâm lược phương Bắc.
    * Nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới, anh có thể rút ra những nhận định khái quát về quan hệ giữa VN và TQ trong quá khứ – hiện tại – tương lai.
NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI :” Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc từ cổ xưa tới nay vẫn là quan hệ láng giêng thôi. Làm sao có thể đổi khác được. Tuy nhiên, làm hàng xóm tốt hoặc trở nên cừu thù vẫn là do phía Trung Hoa quyết định .
           Tôi ví dụ có thời họ đối với ta cực tốt như từ 1956 tới 1968. Thậm chí họ đổi tên gọi “Ải Nam Quan” hoặc “Trấn Nam Quan” vào các thời Minh- Thanh thành “ Mục Nam Quan” tức là cái cửa thành hòa hiếu. Về phía ta thì tôn thành “ Hữu Nghị Quan”. Và các nhạc sĩ ta ca ngợi” Việt Nam- Trung Hoa núi liền núi sông liền sông…mối tình hữu nghị thắm như biển đông…”. Các nhà chính trị thì gọi” quan hệ ViệtNam– Trung Hoa thân thiết như môi với răng”. Trong “Nhật ký đường về” năm 1964, Tố Hữu trưởng ban Tuyên giáo trung ương sau khi sỉ vả khối Đông Âu xét lại, tới Trung Hoa ông viết:
                 “ Bắc Kinh tay chị tay anh triệu vòng
                    Bạn mừng ta những chiến công
                    Vui như tiền tuyến giữa lòng hậu phương…?
Thì bỗng nhiên độp một cái ngày 17 tháng 2 năm 1979 răng nghiến nát môi.
Hiện nay thì như mọi người đều biết, chính quyền Trung Hoa đang giương cao khẩu hiệu cũng tức là đối sách mơn trớn của họ là :” láng giêng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” mà họ gọi là 16 chữ vàng.
             Ta nên hiểu cái thâm ý “ổn định lâu dài” của người Trung Hoa là họ chờ thời đấy. Khi thời cơ đến thì họ lập tức chấm dứt ngay sự ổn định. Phương châm này đã được Đặng Tiểu Bình di ngôn:” Bình tĩnh quan sát,ứng xử hài hòa, giữ vững lập trường, che giấu năng lực, chờ đợi cơ hội, thực hiện những gì có thể”. Cơ hội của họ như ta thấy, năm 1949 họ tranh thủ chiếm một phần đảo Hoàng sa của ta.Năm 1974, họ chiếm nốt phần còn lại của đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Việt Nam cộng hòa. Và năm 1988 họ chiếm một phần Trường Sa của ta nhằm lúc Liên Xô sắp sụp đổ.
            Tổ tiên ta từ xưa vẫn coi họa của nước thường đến từ phương Bắc. Và đối sách cực kỳ khôn ngoan có thể xem đối sách của nhà Lý, nhà Trần đối với phương Bắc như những bài học bang giao mang tính kinh điển.
             Nghĩa là muốn nói chuyện bình đẳng với đối phương thì thực lực ta phải mạnh và muốn mạnh thì phải khoan nới sức dân, phải đoàn kết được toàn dân muôn người như một. Nếu chia lòng cũng có nghĩa là tự sát, như trường hợp Hồ Quý Ly đối với dân cũng là một bài học xương máu.
            Phương lược ứng xử với phương Bắc từ các đời xưa là rất mềm dẻo. Mềm dẻo chứ không mềm nhũn. Rất nhún. Nhún chứ không nhường. Rất ôn nhu. Nhu chứ không nhược. Luôn coi trọng đối phương, nhưng lãnh thổ quốc gia và danh dự đất nước là nguyên tắc bất di bất dịch buộc đối phương phải tôn trọng.
            Nói tóm lại, bài học giữ nước; bài học bang giao từ thế hệ chúng ta và từ lịch sử để lại cực kỳ phong phú, có điều là ta có đủ trí tuệ và đủ can đảm, đủ liêm sỉ để thực hiện hay không. Suy cho cùng thì dân tộc nào học hỏi được kinh nghiệm từ lịch sử của chính dân tộc mình thì sẽ có trí khôn và sức mạnh gấp nhiều lần. Nhưng qua thực tế cho thấy bài học lớn nhất của lịch sử là người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học.
Câu sau chót :” liệu lịch sử có lặp lại một cuộc chiến biên giới như năm 1979. Bản lai diện mục của nó sẽ ra sao ? Kết cuộc thế nào ?”
NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI : “Tôi không có khả năng của một nhà dự báo hoặc một nhà tiên tri hoặc một vị thầy bói. Nhưng những gì đã diễn ra từ trong quá khứ và cả hiện nay thì ý đồ thôn tính ViệtNamlà ý đồ thường trực trong giới cầm quyền Trung Hoa từ cổ chí kim. Và không gì làm họ thay đổi được. Nếu ta mạnh, ta phản công mãnh liệt gây cho họ sự kinh hoàng để dạ thì thời gian hưu chiến dài tới mấy trăm năm kia.
             Còn như muốn phát động một cuộc chiến tranh trong thế giới phẳng này thật không dễ, mặc dù họ mạnh và rất hung hăng. Tuy nhiên họ sẽ uy hiếp trên bộ và gậm nhấm biển Đông, và khi có thể họ sẽ úp ta trên biển. Hiện nay họ đang dụ ta vào cái vòng kim cô “16 chữ vàng”” đàm phán song phương” và cùng khai thác biển Đông với âm mưu “ Chủ quyền thuộc ngã, cách tri tranh luận, cộng đồng khai thác”. Nghĩa là gác mọi sự tranh cãi lại, hãy cùng nhau khai thác nguồn lợi đi, nhưng chủ quyền vẫn thuộc về tôi”
             Và nếu như họ muốn chứng minh với thế giới rằng họ chỉ” trỗi dậy trong hòa bình” thì họ phải thực thi đúng tinh thần 16 chữ vàng là trả lại quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam, trả lại các vùng đất lấn chiếm một cách xảo trá và tinh vi từ 1950 đến 1990 cho Việt Nam, còn phần đất do hiệp ước Pháp –Thanh , phía Pháp đã cắt cho Trung Hoa một cách đểu giả vì quyền lợi của thực dân Pháp, tạm gác lại bàn sau.
             Nếu Trung Quốc làm được việc đó thì không chỉ ViệtNammà cả thế giới đều đặt lòng tin vào họ, và đương nhiên họ xứng đáng đứng vào hàng các cường quốc lãnh đạo thế giới. Ngược lại, họ chỉ là kẻ xảo trá chân thực.
  • Cảm ơn anh.
Hà Nội, 17.2.2011
(Nhật Tuấn thực hiện)

DƯƠNG DANH DY: GIỚI THIỆU MỘT BÀI BÁO TRUNG QUỐC VIẾT VỀ 2.1979





Trong cuộc “đánh trả tự vệ” Việt Nam năm 1979:
Vì sao không chia cắt Việt Nam, thương vong khi rút về lớn hơn khi tấn công?
Lời dẫn của Dương Danh Dy: Nhân dịp 33 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung do nhà cầm quyền Trung Quốc lúc đó phát động, xin giới thiệu một bài viết được đăng trên một mạng chính thức của Trung Quốc.

Hy vọng đọc bài viết này bà con trong nước và kiều bào ở nước ngoài sẽ thấy rõ thêm “bụng dạ thật” của ngưòi láng giềng bốn tốt. Mong những ai còn mơ hồ, ảo tưởng hãy tỉnh ngộ.
                                                                                    Dương Danh Dy

Năm 1979, trong trận đánh trả tự vệ Việt Nam, quân đội Trung Quốc với thế  nhanh chóng tấn công, quân Việt từng bước tan rã, quân đội Trung Quốc nhắm thẳng Hà Nội. Sau đó Trung Quốc tuyên bố trận đánh đã đạt mục đích, tự rút quân về nước.

Lâu nay chúng ta luôn tuyên truyền và miêu tả rằng chúng ta đã thắng lợi  và Việt Nam đã thất bại, nhưng cùng với thời gian những văn kiện của chính quyền và tư liêụ của Việt Nam cho thấy, cuộc chiến này không lạc quan như tuyên truyền trước đây, trong đó có nhiều bài học nặng nề đau đớn khiến chúng ta không thể không phản tỉnh một cách sâu sắc.

Thứ nhất, kỷ luật quân sự nghiêm túc đã làm quân ta phải trả giá trầm trọng.

“Ba kỷ luật lớn, tám điều chú ý” mà quân đội ta giữ nghiêm đã phát huy tác dụng lớn trong cuộc nội chiến Quốc, Cộng là vì qua đó đã thể hiện được chính nghĩa, công bằng của quân đội ta, thế nhưng khi chúng ta vào Việt Nam đánh quân đội và chính quyền Việt Nam mà vẫn thực hiện “ba kỷ luật lớn tám điều chú ý” là tự trói chân chói tay mình lại, hy vọng dùng những cái đó để tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của nhân dân Việt nam thì chẳng khác gì đàn gẩy tai trâu, tự chuốc lấy nhục. Nhân dân Việt Nam không phải là công dân Trung Quốc, làm sao họ có thể gần gũi quân đội nước ngoài đánh vào đất nước họ? Khi quân đội chúng ta gần gũi và yêu mến dân chúng Việt Nam, dân chúng Việt Nam thù địch Trung Quốc và quân đội Việt Nam ở lẫn trong đó  sẽ tìm cớ hạ độc thủ quân đội Trung Quốc, và số quân dội Trung Quốc bị hy sinh bởi phưong thức này không thể đếm được, có đau thưong không?

Chiến tranh là chiến tranh, nhất là chiến tranh giữa các quốc gia, anh không thể hy vọng nhân dân nước khác đánh trống khua chiêng hoan nghênh anh xâm chiếm người ta, đó chẳng qua chỉ là trò bịt tai đi ăn cắp chuông, tự lừa dối mình và lừa dối người.

Thứ hai, không quân phát triển trì trệ, lạc hậu không có sức công kích.

Đánh trả tự vệ Việt Nam cực kỳ ác liệt, khi bộ đội mặt đất khó tiến công về phia trước, lục quân mong mỏi nhất là có sự chi viện mạnh mẽ của không quân, thế nhưng trong lúc mỏi mắt mong chờ, không quân Trung Quốc vấn im lặng. Trong khi đó không quân Việt Nam đã khiêu chiến trước nhưng trước số lưọng máy bay Trung Quốc đông gấp nhiều lần chúng dã bỏ chạy, ta bắn tên lửa đuổi theo nhưng không trúng. Có bắn rơi máy bay địch nhưng là công của bộ đội mặt đất.

Vì sao không quân Trung Quốc lại quẫn bách như thế? Một mặt không quân chúng ta thiếu thiết bị định vị, không có nó tên lửa không thể bắn trúng mục tiêu. Một mặt là do ảnh hưỏng của cách mạng văn hoá lâu dài, không quân không bay đủ  giờ bay huấn luyện, khi huấn luyện lại giảm các tiết  mục bay khó… cho nên không có phi công giỏi

Thứ ba, hải quân Biển Đông lúc đó còn chưa phát triển. Cuộc chiến hoàn toàn diễn ra trên lục địa Việt Nam. Đánh Việt Nam vừa để dạy bài học, vừa thu hồi lãnh thổ bị chiếm, vùng gần biên giói trên bộ bị Việt Nam chiếm giữ đã thu hồi hết cớ làm sao không thu hồi các đảo, bãi trên Biển Đông bị Việt Nam chiếm giữ? Chẳng lẽ lo rằng chiến sự sẽ leo thang vô hạn ư? Chẳng phải là hai nước đã đánh nhau toàn diện rồi ư? Chẳng lẽ đó không phải là đảo, bãi của ta? Thế mà chẳng phải là chúng ta vẫn luôn kêu gào rằng đó là lãnh thổ thần thánh không thể xâm phạm của mình?

Điều giải thích duy nhất là hải quân của chúng ta chưa đủ, không chỉ chưa đủ để đánh lùi hải quân Việt Nam chiếm giữ đảo bãi của ta mà còn khó có thể đóng giữ ở đó, đánh lùi được kẻ địch tới xâm phạm. Điều khiến người ta lấy làm tiếc là các đảo bãi trên Biển Đông dưòng như đã bị các nước láng giềng xung quanh chia nhau chiếm hết rồi. Cho đến nay hải quân của chúng ta vẫn chưa dùng tới sức đã có của mình để giải phòng và bảo vệ các đảo, bãi thiêng liêng đó.

Thứ tư, sức ép bên ngoài thúc giục rút quân, tổn thất trầm trọng.

Khi quân đội ta đã tiến gần Hà Nội, dưói sức ép của thế lực quốc tế đứng đầu là Liên Xô, chúng ta không chỉ tuyên bố đình chỉ tấn công, mà còn công khai tuyên bố lập tức rút quân. Nhà đưong cục Việt Nam đang lúc kinh hồn hoảng sợ đã lập tức tuyên bố phản công toàn tuyến, quân đội Trung Quốc đang ở thế vừa công vừa thủ  nên so với lúc tấn công đã bị thưong vong nặng nề.

Đó là một sai lầm chính trị và quân sự to lớn, trước khi rút quân đã tuyên bố rút sẽ khiến kẻ thù dễ dàng có thời gian và không gian chuẩn bị phản kích, địch có chuẩn bị còn ta thì không, địch thong dong mà chúng ta vội vã, không bị thương vong lớn mới là chuyện lạ.

Thứ năm, chia cắt Việt Nam để mất thòi cơ tốt.

Đánh Việt Nam chúng ta chỉ muốn dạy cho nhà đưong cục Việt Nam một chút, nên quân gần đến Hà Nội đã vội vàng rút quân. Cho dù chúng ta đã đánh vào vùng đất hiểm của Việt nam, đã là xâm lựoc rồi sao còn cố sống cố chết giữ lấy cái mặt nạ chính nghĩa, tự cho mình là những đấu sĩ chính nghĩa. Quân đội đã tới gần Hà Nội, một nửa Việt Nam đã ở trong tay chúng ta, giả sử chúng ta không muốn tiếp tục tiến nữa để hoàn toàn tiêu diệt nhà đương cục Việt Nam, thì cũng nên gây dựng một chính quyền Việt Nam thân Trung Quốc. Sau khi dựng nên một chính quyền Việt Nam thân Trung Quốc rồi sẽ vũ trang, viện trợ và ủng hộ nó giải phóng toàn Việt Nam, hoặc nhân đó chia ra nam bắc để trị, chia cắt Việt Nam thành hai nuớc.

Một khi điều đó xảy ra, một chính quyền Việt Nam thân Trung Quốc, hoặc một chính quyền Bắc Việt Nam thân Trung Quốc sẽ trở thành láng giềng hữu hảo của Trung Quốc, không chỉ một lần ra tay, có thể giải quyết xong vấn đề lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam mà còn có thể từ một cú đánh, đập tan hành vi bá quyền của Việt Nam tại Đông Nam Á. Đáng tiếc là chúng ta đã không có tính toán đó, không có chiến lược đó,  nói làm gì đến chuyện có sự chuẩn bị trước.

Đánh trả tự vệ đã hơn ba mưoi năm rồi, cục diện quốc tế đã mấy lần bãi biển nưong dâu, bộ mặt Trung Quốc cũng mấy lần đổi mới , Trung Quốc không còn là Trung Quốc ngày xưa nữa.

Thế nhưng cần tổng kết quá khứ, để nghênh đón tưong lai. Từ trong sai lầm lịch sử chúng ta phải tìm ra trí tuệ mới…, xây dựng quốc phòng hùng mạnh, xây dựng một nước Trung Hoa quật khởi và hưng thịnh
                                                                 Dương Danh Dy(gt)

Nguồn China.com ngày 20/2/2011( Võng thưọngđàm binh: đối Việt phản kích chi cảm: vi hà bất chi giải Việt Nam, tán thoái tỷ tấn công thương vong đa).
*Bài giới thiệu do Ông Dương Danh Dy gửi trực tiếp cho NXD-Blog.