Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Thần tửu hại xác phàm

Thực hư “thần tửu” tăng cường bản lĩnh đàn ông 
Sunday, 08.21.2011, 08:04pm (GMT-7)

GiadinhNet - Bình rượu sẫm màu ngâm rễ, thân hoặc quả thuốc phiện được cánh mày râu truyền tai nhau là thần dược tăng "bản lĩnh đàn ông".
Họ san sẻ cho nhau từng chai rượu ngâm như một món quà quý. Từ lời đồn thổi, không ít bà vợ cũng lùng tìm bằng được thứ "thần dược" này với niềm tin mãnh liệt sẽ tăng cường "khả năng" cho đức lang quân.
Một bình rượu được ngâm rễ cây thuốc phiện. Ảnh: LX
Tin đồn  lan nhanh
Thời gian gần đây, nhiều người dân các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội lại rộ lên phong trào uống rượu ngâm rễ, thân hoặc quả thuốc phiện. Những lời truyền tai nhau về bài thuốc bí truyền của người dân tộc, có công dụng tăng cường khả năng sinh lý đã khiến loại rượu này thêm huyền bí.
Anh Nguyễn Văn Hải (quê ở Thanh Hóa), hiện đang công tác trong ngành công nghệ ở tỉnh Thái Nguyên kể: "Có người bạn ở trên Sơn La gửi cho một chai rượu nhỏ màu rất sánh và trông có vẻ đặc, bảo đó là rượu được chắt từ bình ngâm rễ cây thuốc phiện rất tốt cho sức khỏe. Cậu bạn còn dặn đi dặn lại rượu quý lắm nên đừng cho ai. Nhưng nghe người ta bảo, chỉ ở độ tuổi trên 40 mới được uống rượu ngâm nên tôi cũng vẫn còn để đó, chưa dùng. Có lẽ tôi sẽ gửi cho ông cụ ở nhà đổ thêm rượu trắng vào ngâm cùng cho bớt đặc".
Anh Bùi Văn Hoàng (nhà ở Thành Công, Hà Nội) thì được bạn tặng hẳn một bình rượu lớn ngâm cả rễ và thân cây cắt khúc. "Nghe nói uống rượu ngâm rễ, thân cây thuốc phiện rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí ai yếu sinh lý mà uống loại rượu này vào thì sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều. Bình rượu này do một người bạn đã gửi cho, nghe nói mua rất đắt nên cậu ấy dặn tôi uống đều đặn sẽ có lợi cho sức khỏe", anh Hoàng kể. Hôm nào tụ tập bạn bè, anh Hoàng lại chắt ít "rượu quý" đãi bạn và tặng những người thân thiết.
Không ít bà vợ nghe tin đồn về loại rượu tráng dương này đã cất công hỏi han, nhờ người quen tìm mua cho bằng được. Chị Phạm Thị Oanh (ở Cầu Diễn, Hà Nội) kể, nghe người bạn học cùng hiện công tác ở Yên Bái nói trên đó người ta đang kháo nhau về loại rượu "thần dược" tráng dương từ mấy năm nay, nên quyết nhờ người bạn đó mua cho bằng được với giá gần 3 triệu đồng một bình nhỏ.
Khoảng 2 năm trước, phong trào uống rượu ngâm cây thuốc phiện rộ lên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai... Chưa rõ thực hư công dụng thực của loại rượu này ra sao, nhưng rượu ngâm rễ cây thuốc phiện đã trở thành đặc sản, thành món quà biếu giá trị mỗi khi người các tỉnh miền núi xuống miền xuôi công tác hay thăm họ hàng, anh em. Có loại bình chỉ ngâm bằng thân và rễ cây thuốc phiện; nhưng cũng có loại rượu được ngâm bằng cả thân, rễ và quả thuốc phiện. Những bình ngâm quả thuốc phiện còn tươi nguyên chưa bị khứa (lấy nhựa) thường được giới sành uống đánh giá là "chất" hơn loại rượu ngâm từ những quả có các vết khứa đều trên thân. Tuy nhiên, phổ biến ở trong một bộ phận nam giới Hà Nội truyền tay nhau uống hiện nay là loại rượu được ngâm bằng thân và rễ cây thuốc phiện. Những bình rượu ngâm cả quả, đặc biệt là quả tươi chưa khứa, hiếm gặp hơn.
“Đặc sản  của rừng” với giá cao ngất ngưởng
Nhiều người từng uống rượu ngâm thân cây thuốc phiện bảo, loại rượu này có vị hăng hắc, là lạ khác với các loại rượu ngâm động vật hay rễ cây khác. Thực tế, nhiều khi người dân tộc trên vùng cao lâu nay vẫn có thói quen uống loại rượu ngâm rễ cây thuốc phiện, nhưng vài năm lại đây phong trào này lan mạnh xuống miền xuôi.
Trước đây, rễ cây thuốc phiện thường được bán ở các tỉnh miền núi với giá khoảng 400.000 đồng/kg, nếu là cây khô thì giá đắt gấp 4 lần so với cây chưa phơi khô bởi trọng lượng của cây khô bao giờ cũng bị ngót đi nhiều so với việc cây tươi. Rượu ngâm thân cây thuốc phiện khô thường được bán với giá gần 1 triệu đồng/bình. Rượu ngâm quả thuốc phiện khô đã chích nhựa cũng dao động trong khoảng hơn 1 triệu đồng/bình, nhưng nếu ngâm quả tươi chưa khứa lấy nhựa thì giá đắt hơn nhiều.
Tuy nhiên, nhiều người thuộc giới sành rượu ngâm ở Hà Nội lại cho hay, giá của loại rượu này bây giờ đắt hơn nhiều do khó kiếm hơn, nhất là khi nhiều tỉnh vùng cao liên tục ra quân triệt phá các nương trồng thuốc phiện. Một bình rượu 5 lít ngâm rễ cây thuốc phiện mà nhờ mua được tận gốc cũng đã lên tới gần triệu bạc, chưa kể nếu mua qua tay càng nhiều người thì đội giá càng cao. Loại rượu vừa ngâm thân cây tươi, vừa có quả tươi chưa khứa nhựa thì càng khó tìm. Giá của nó cũng vì thế mà cao ngất ngưởng, có khi lên tới gần chục triệu đồng một bình 5 lít. Sẵn nhất có lẽ là loại rượu ngâm với thân, rễ cây thuốc phiện đã phơi khô bởi sau khi cây thuốc phiện bị phá nhổ vứt trên nương rẫy, nhiều người dân do tiếc rẻ đã thu gom về đem phơi khô hoặc ngâm rượu bán ra ngoài.
Loại rượu ngâm do chính những người dân bản địa mang bán được nhiều người cho là bài thuốc bí truyền của người dân tộc, có công dụng thần dược tráng dương, nên những lời đồn thổi này ngày càng lan nhanh. Đặc biệt, mỗi dịp gần Tết thì giá loại rượu ngâm này thường tăng vọt bởi người ta đổ xô nhau đi mua làm quà, coi đó như một thứ "đặc sản của rừng" độc đáo có một không hai. Bởi lợi nhuận cao nên nhiều người bất chấp lệnh cấm, tìm mọi cách vận chuyển, buôn bán rượu ngâm cây thuốc phiện xuống miền xuôi.
Loại rượu này được đồn thổi “tiên tửu”. Ảnh: LX
"Bản lĩnh đàn ông" tăng đến đâu?
Với cái mác "tráng dương", rượu ngâm cây thuốc phiện đã đánh trúng vào thị hiếu và nhu cầu của một bộ phận lớn dân cư. Tuy nhiên, trên thực tế, việc uống rượu ngâm cây thuốc phiện chỉ là xuất phát từ một thói quen của người vùng cao. Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định rễ và thân cây thuốc phiện liên quan đến tăng cường sinh lý đàn ông.
Nhiều bác sĩ cho biết, tất cả các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng thuốc phiện chưa bao giờ có lợi cho sức khỏe, chỉ có tác dụng an thần, giảm đau và phải dùng đúng liều lượng do bác sĩ chỉ định thì mới phát huy được hiệu quả. Còn theo y học cổ truyền thì nhựa cô đặc từ quả thuốc phiện cũng được dùng để khống chế những cơn đau.
Theo các tài liệu khoa học, việc dùng thuốc phiện có thể gây táo bón, nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc dẫn đến chết người. Thuốc phiện còn là thứ nguy hiểm, tạo cho người dùng thần kinh ảo gây nghiện. Trong Đông y, cây thuốc phiện tuy được kê là một loại cây nằm trong danh mục cây thuốc chữa bệnh nhưng ngay cả trong việc dùng cho mục đích chữa bệnh cũng phải rất thận trọng, không thể tùy ý sử dụng bừa bãi. Đặc biệt, không thể dùng trực tiếp từ cây tươi, mà phải qua bào chế thành thuốc. Việc uống loại rượu ngâm từ thân cây, đặc biệt là thân cây và quả tươi thuốc phiện chắc chắn sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến thần kinh người sử dụng.
Trên một trang mạng diễn đàn xã hội, một nickname ở Yên Bái đã lên tiếng trước lời đồn thổi về công dụng "thần dược" của loại rượu ngâm cây thuốc phiện như sau: "Những người già ở quê tôi vẫn nói nhiều về tác dụng của thuốc phiện như làm giảm đau, an thần hay là một loại thuốc bổ đối với phụ nữ sau khi sinh. Nếu dùng một liều lượng nhỏ phù hợp cho vào nồi canh hầm gà thì sẽ lại sức nhanh và rất khỏe. Đó là ngày xưa, khi mà việc chữa bệnh của người dân quê tôi còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thuốc, xa bệnh viện. Bây giờ, người ta không dùng thuốc phiện như vậy nữa bởi ai cũng biết mặt trái của nó. Đặc biệt cũng không thấy ai khẳng định rằng uống rượu ngâm từ rễ cây thuốc phiện là tốt. Tôi chỉ nghe mấy bác nông dân hay các anh đi làm rừng nói rằng khi đi làm mà uống một chút rượu này thì làm việc rất khỏe, nhưng sau khi hết rượu lại có cảm giác rất mệt mỏi".
Công dụng "thần dược" tráng dương thì chưa được bất kỳ nghiên cứu hay tài liệu khoa học nào chứng minh nhưng trên thực tế đã có không ít vụ ngộ độc do uống quá nhiều rượu ngâm cây thuốc phiện. Gần đây nhất có tới 6 người ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái cùng phải đi cấp cứu vì ngộ độc do uống rượu ngâm rễ cây thuốc phiện.
Vừa qua, TAND thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái xác định, Bùi Thị Hoa (38 tuổi) trú phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ - nhiều lần mua thân, rễ, lá, quả thuốc phiện về ngâm rượu để bán đi Hà Nội, Lào Cai và một số nơi khác. Khi khám nơi ở của người phụ nữ này và một số người liên quan, cảnh sát kinh tế Yên Bái thu hàng trăm bình thủy tinh bên trong có chứa hơn 1.500 lít rượu ngâm với thân, rễ, quả cây thuốc phiện cùng 12 kg cây thuốc phiện chưa sử dụng... Hoa khai nhận tổ chức thu gom cây thuốc phiện của một số người dân ở huyện Trạm Tấu. Mỗi bó cây thuốc phiện gồm cả thân, quả, lá, trọng lượng 5kg được mua với giá 40.000 đồng. Sau khi chế biến thành từng loại cây, rễ, lá, quả riêng biệt, Hoa cho vào bình ngâm với rượu, sau đó cất giấu chờ cơ hội thuận tiện sẽ mang đi tiêu thụ.
Tại thị xã Nghĩa Lộ, một bình rượu 5 lít loại này có giá 600.000 đồng và khi vận chuyển đến các địa bàn khác thì giá thành có thể tăng lên gấp vài lần. Một cán bộ điều tra cho biết, uống rượu này, người sử dụng có thể dương tính với kết quả kiểm tra chất ma túy.
Mở rộng vụ án, cảnh sát xác định Lò Văn Diện (31 tuổi) được Hoa thuê phân loại, chế biến thân, lá, rễ, quả cây thuốc phiện, phơi ráo nước trong quá trình "sản xuất". Diện cũng mua của Hoa 8kg cây thuốc phiện tươi để bán lại cho người khác. Tại phiên xử cuối tháng 12/2010, TAND thị xã Nghĩa Lộ tuyên 2 bị cáo cùng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Hoa bị phạt 7 năm tù giam; Diện nhận 3 năm tù treo, thời gian thử thách 5 năm.
T.L
Theo thống kê của Công an tỉnh Yên Bái, từ đầu năm 2011 đến nay, Công an tỉnh đã phát hiện và bắt giữ 2 vụ vận chuyển và mua bán thân, rễ, quả cây thuốc phiện trái phép. Qua đó, đã thu giữ 7,7kg thân, rễ cây thuốc phiện và 4,3kg quả thuốc phiện tươi. Cả 2 đối tượng bị bắt giữ đều trú tại huyện Trạm Tấu. Theo Trung tá Chu Văn Hải, Phó chánh văn phòng Công an tỉnh Yên Bái, trong khoảng 2 năm gần đây, tình trạng tái trồng cây thuốc phiện bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện ở 2 huyện Trạm Tấu và Mù Căng Chải. Để ngăn chặn tình trạng này, Công an tỉnh đã liên tục phải cử cán bộ trinh sát về các huyện này, phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và chính quyền địa phương tổ chức tuần tra tại các điểm nóng, nếu phát hiện nơi nào có trồng cây thuốc phiện thì ngay lập tức chặt phá.
Tuy nhiên, vì phần lớn các địa điểm trồng cây thuốc phiện đều ở những khu vực rất xa xôi, hiểm trở; thêm nữa là để tránh sự phát hiện và ngăn chặn của cơ quan chức năng, các đối tượng trồng thuốc phiện có xu hướng xé lẻ diện tích trồng hoặc trồng xen kẽ trong rừng, trồng lẫn với các loại hoa màu khác nên công tác trinh sát của lực lượng công an gặp rất nhiều khó khăn.
Về tình trạng ngâm, mua bán thân, rễ, quả cây thuốc phiện làm rượu, Trung tá Hải cho biết, ngày 19/5/2010, UBND tỉnh Yên Bái đã có Chỉ thị số 12/2010/CT-UBND về việc nghiêm cấm các hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán, sử dụng, tặng cho các loại thân, rễ, lá, quả cây thuốc phiện. Theo đó, tất cả các trường hợp vi phạm bị phát hiện sẽ bị xử lí theo Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 của Chính phủ quy định về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP.
T.L
Lã Xưa

Nguồn: http://www.haingoaiphiemdam.com/news/index.php?mod=article&cat=SứcKhỏe&article=672

Công nghệ chế biến Cà phê

Tin buồn cho giới ghiền cà phê Việt Nam
Saturday, 08.27.2011, 11:40am (GMT-7)

Lời dẫn: Ngồi nhâm nhi tách cà phê nóng & tán gẫu cùng bạn bè trong các quán cóc trên đường phố là một trong những thú vui thường thấy của dân ghiền cà phê tại VN & của cả dân...ghiền cà phê VN sống tại hải ngoại, thỉnh thoảng về thăm quê hương & muốn tìm lại hương vị đặc biệt của cà phê mà mình ưa thích . Nhưng qua bài viết dưới đây, thử hỏi mấy ai còn dám thưởng thức cà phê tại VN?
 PN - Giá một ký cà phê nhân khoảng 50.000đ, sau khi chế biến sẽ cho ra 0,7kg cà phê bột, nhưng lại được nhiều hãng chào bán với giá chỉ từ 55.000 - 60.000đ/kg. Nếu tính các chi phí như nhân công, đóng gói, tiếp thị, vận chuyển… thì các hãng cà phê này chắc sẽ lỗ to. Vậy vì sao các hãng cà phê không những sống khỏe mà còn giàu lên trông thấy khi kinh doanh mặt hàng này?
Qua nhiều mối giới thiệu, chúng tôi tiếp cận được ông C. - một người có tiếng về kỹ thuật pha chế tại Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Chỉ nhấp một ngụm nhỏ cà phê, ông có thể phân biệt được công thức pha chế của các hãng cà phê với tỷ lệ bột bắp, đậu nành và hàm lượng hóa chất, phụ gia ra sao. Đặc biệt, ông còn có thể làm được một ly cà phê giống hệt màu sắc, hương vị của ly cà phê vừa uống thử. Cũng chính nhờ tiếng tăm trong nghề nên không ít hãng cà phê tại Đồng Nai, TP.HCM đã “đặt hàng” với ông. Tuy nhiên, do các chủ doanh nghiệp này vì lợi nhuận cao, đã đưa ra công thức pha chế với quá nhiều hóa chất độc hại nên ông từ chối thẳng.

Ông C. cho biết, nếu pha chế cà phê bằng bắp và đậu nành với tỷ lệ hợp lý thì sẽ chẳng có hại bao nhiêu cho người tiêu dùng, nhưng khi bắp và đậu nành được sấy cháy đen thành than, lại tẩm ướp thêm hóa chất vào, đóng gói và tung ra thị trường thì rất nguy hiểm cho sức khỏe. “Với giá cà phê như hiện nay, để sản xuất ra một ký cà phê bột (gồm: nhân công sấy, xay, đóng gói, bao bì nhãn mác…) ít cũng phải mất 100.000đ trở lên. Cà phê bột được chào bán giá từ 55.000 - 60.000đ/kg thì chỉ có bột bắp, đậu nành mà thôi” - ông C. khẳng định.
"Công nghệ" chế cà phê bẩn với mỡ công nghiệp, đường hóa học, hóa chất...

Để chứng minh, ông cho biết thêm: hiện giá bắp chỉ khoảng 8.000đ - 9.000đ/kg, đậu nành khoảng 13.500đ/kg. Với bột bắp, đậu nành mà bán 55.000đ - 60.000đ/kg thì giới kinh doanh cà phê “phất” nhanh là điều dễ hiểu. Lợi nhuận cao đã khiến các hãng cà phê đua nhau mọc lên và tung ra thị trường những sản phẩm rất bát nháo. Chìa cho chúng tôi cả chục loại cà phê đến tiếp thị, ông C. lắc đầu: “Có nhiều thương hiệu mà khi gọi vào số điện thoại in trên bao bì thì chỉ nghe… ò e í, hoặc truy ra là địa chỉ ma…”.
    Hóa chất: bao nhiêu cũng có
    Trong “cà phê bẩn”, ngoài cà phê - đậu nành - bắp còn có khoảng chục loại hóa chất, phụ liệu độc hại như: bột CNC (chất làm keo), chất tạo bọt trắng, caramen tạo mùi, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hóa học, bột vani… Theo ông C., nếu không có những chất trên - được dân trong nghề mua ở “chợ hóa chất” Kim Biên (TP.HCM) - thì đậu nành, bột bắp không thể “hô biến” thành cà phê được.
Trong vai một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập muốn “chế biến” cà phê bột từ bắp, đậu nành, chúng tôi ghé một cửa hàng bán hóa chất tại chợ Kim Biên. Một phụ nữ còn khá trẻ đon đả: “Yên tâm đi anh Hai, em để giá sỉ cho, loại nào cũng có. Chất CNC làm keo, đảm bảo cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt nhìn rất bắt mắt; bột tạo bọt trắng cho vào một chút thì chỉ cần khuấy nhẹ là ly cà phê đầy tràn bọt ngay; caramen tạo mùi muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nào cũng có (mùi cà phê đậm, nhạt)…”. Nói rồi, cô ta tiếp tục giới thiệu các phụ gia “cao cấp” hơn mà chỉ dân trong nghề mới biết như: tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hóa học, bột vani…
 Caramen tạo mùi, màu và vị đắng tự nhiên
 Theo người phụ nữ này, tinh sữa (có màu trắng đục như sữa, sền sệt, được đóng vào can nhựa trắng), giá bán lẻ 120.000đ/kg. Tinh ca cao là phụ gia không thể thiếu (có màu nâu nhạt cũng được để trong từng thùng nhựa trắng) giá 350.0000đ/kg, loại này cho vào “cà phê” sẽ giúp cho bột có mùi thơm phức như loại thượng hạng thường chỉ có bán ở những quán cà phê sang trọng. Đường hóa học được đóng thành từng bịch, mỗi bịch 1kg (có thể dùng được cho cả tạ cà phê xay), nhìn bề ngoài trắng như những viên bột sắn dây, cho vào khi pha chế thì dù bột bắp, đậu nành cháy đen đắng cỡ nào cũng thành cà phê có vị ngọt, đắng tự nhiên. Ngoài ra, để pha chế, người ta còn cho thêm vào bột vani, làm cho bột cà phê thơm lừng…
Tinh sữa cà phê
Không chỉ vậy, để giảm chi phí, bột đậu nành, bắp sau khi đã sấy thành than thì đổ ra nền đất, trộn bơ (mỡ) công nghiệp (do  Trung Quốc sản xuất, có giá chỉ 50.000 - 60.000đ/kg) vào, để bột được béo ngậy và thơm. Cũng là mỡ động vật (mỡ cừu) - chuyên để sấy cà phê có chất lượng - thì giá tới 260.000đ/kg. Công đoạn cuối cùng của “cà phê bắp, đậu nành” là đổ thêm chút hương liệu rượu rhum vào, giúp cà phê thêm đậm đà khi pha chế cho khách.
Cũng tại chợ hóa chất Kim Biên, biết chúng tôi chuẩn bị mở cơ sở chế biến cà phê, nhân viên một tiệm bán hóa chất khác mách nước: “Anh đã có bao bì sản phẩm chưa? Cứ đến tiệm K.T. (đường Trang Tử, P.14, Q.5) mà lựa mẫu”. Tiệm này đã thiết kế sẵn cả chục loại bao bì cực kỳ bắt mắt, rất đẹp với đủ trọng lượng khác nhau. Hầu hết cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thường đến đây để lấy hàng. Khi chúng tôi đến, nhân viên của tiệm cho biết, chỉ làm thấp nhất là năm ký (mỗi ký được 500 bao nhỏ loại 300g) với giá 135.000đ/kg. Mua bao xong, chủ nhân muốn in tên gì lên trên cũng được, chỉ cần đem đến tiệm in là xong…
Kinh hoàng xưởng chế biến
Từ một đầu mối khác, chúng tôi tìm đến xưởng chế biến cà phê của ông N.T.H. nằm sâu trong con hẻm thuộc P.Tân Hòa (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). “Cụm liên hợp pha chế cà phê” này có ba lò sấy, hai máy trộn với ba công nhân làm việc. Dù đây là cơ sở cung cấp một lượng “cà phê” lớn hàng ngày, nhưng nhà xưởng rất tuềnh toàng, nhếch nhác. Do toàn bộ công việc được “cơ giới hóa” nên không khí làm việc dù rất khẩn trương nhưng lại khá yên ắng, người ngoài khó mà phát hiện được.
Công nghệ "pha chế" cà phê dường như khó bị phát hiện
Do được ông P. - một mối hàng quen của cơ sở này giới thiệu, chúng tôi không mấy khó khăn khi tiếp xúc với ông chủ của cơ sở. Sau khi kiểm tra qua lai lịch của chúng tôi, ông H. cho biết, ông đã làm nghề này hàng chục năm, hàng ngày chủ yếu là rang bắp, đậu nành, cà phê cho các mối quen. Ai đem đến thì rang rồi chở đi, bình quân mỗi ngày cũng vài trăm ký các loại.
“40.000đ/kg anh làm được không?”. Ông H. đáp: “Được, nhưng tỷ lệ 50-50 (nửa bắp, nửa đậu)”. Ông H. giải thích thêm: “Nếu làm đậu không hoặc bắp không cũng được, nhưng uống chối (dội) lắm”. “Thế 40.000đ/kg làm bằng đậu có lời không?” - tôi vặn. Ông  N.T.H. lắc đầu: “Nếu bằng đậu nành không thì… lỗ to! Vì bây giờ một ký đậu nành đã 15.500đ, tẩm gia vị xong thì coi như… công cốc”. Ông hỏi tôi, hiện quán lấy hàng bao nhiêu? Tôi nói 60.000đ/kg, ông định lượng ngay: “Cao lắm thì 1,5 cà phê + 7 bắp + 1,5 đậu nành, thậm chí không có cà (cà phê)”.
Giữa lúc chúng tôi nói chuyện, một mẻ bắp cháy đen được các công nhân của ông  H. cho ra lò. Sau khi đổ ụp xuống nền nhà, các công nhân này xịt một loại hóa chất có màu nâu, màu trắng rồi dùng… cuốc để trộn đều. Tiếp đến, hai công nhân cào cà phê vào một chiếc chậu cáu bẩn để đổ vào máy trộn. Sau khi đổ hết bắp sấy vào máy, ông H. đổ từng bịch caramen, chất tạo dính, đường hóa học vào để trộn đều. Chỉ trong vòng năm phút, mẻ bắp cháy đen đã được “hô biến” thành cà phê có màu nâu sẫm, bóng loáng và thơm phức, nhìn rất bắt mắt. Lúc này, thấy chúng tôi có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn do mùi hóa chất tẩm ướp cà phê bốc lên nồng nặc, ông H. bảo: “Chắc không quen, lại chưa có khẩu trang”. Ông đưa ngay cho tôi chiếc khẩu trang lớn, dày cộm, khoe: “Có đứa em ở công ty sản xuất ắc quy cho mới chịu nổi” (!).
Nhóm PV
 (Tuấn Tôn chuyển)

Nguồn: http://www.haingoaiphiemdam.com/news/index.php?mod=article&cat=SứcKhỏe&article=857

Nhóm PV

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Gadhafi game over


Quân nổi dậy muốn bắt sống Gadhafi

Người đứng đầu phe đối lập ở Libya hôm nay tuyên bố muốn bắt sống đại tá Moammar Gadhafi, đồng thời tuyên bố "kỷ nguyên Gadhafi" kết thúc sau 42 năm. Gần như toàn bộ Tripoli đã thuộc về phe đối lập.

AFP dẫn lời chủ tịch Hội đồng Chuyển giao Quốc gia, Mustafa Abdel Jalil, cho hay ông hy vọng Gadhafi sống sót sau khi quân nổi dậy hoàn toàn kiểm soát tình hình ở thủ đô Tripoli. Ông Jalil lý giải rằng ông muốn đại tá Gadhafi bị bắt sống để có thể ra tòa chịu sự phán xét công bằng. Nhà lãnh đạo Libya vốn đang đối mặt với lệnh truy nã của Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague, Hà Lan.
Hiện chưa rõ tung tích ông Gadhafi. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay không có dấu hiệu nào cho thấy vị đại tá này đã rời Libya. Phe nổi dậy Libya thì cho rằng Gadhafi đang ẩn náu trong dinh thự của ông ta, sau nhiều tuần không xuất hiện trước công chúng. Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi kêu gọi ông Gadhafi chủ động ra trình diện.
Ảnh gadhafigo: Một cô gái cầm tờ giấy có nội dung "Gadhafi game over" ở phía ngoài đại sứ quán Libya ở Tunisia. Ảnh: EPA
Người đứng đầu phe nổi dậy ở Libya cũng lên tiếng chúc mừng nhân dân quốc gia Bắc Phi vì "thắng lợi lịch sử", đồng thời cảm ơn sự hỗ trợ quân sự của liên quân NATO, nhưng không quên nhấn mạnh rằng "khoảnh khắc chiến thắng thực sự chỉ tới khi Gadhafi bị bắt". "Kỷ nguyên Gadhafi cuối cùng cũng kết thúc", ông Jalil nói trong một cuộc họp báo ở thành phố Benghazi, thủ phủ phe đối lập ở phía đông Libya.

Trong một tuyên bố có phần bất ngờ, ông Jalil còn cảnh báo rằng ông có thể sẽ rời khỏi vị trí người đứng đầu phe đối lập, nếu ông mất quyền kiểm soát cuộc nổi dậy ở Libya. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc thừa nhận nguy cơ có những cuộc trả thù bởi các lực lương ủng hộ Gadhafi trong tương lai. Ông Jalil thừa nhận phe đối lập hiện chưa kiểm soát được toàn bộ thủ đô Tripoli, và việc đại tá Gadhafi đang ở đâu vẫn còn là một bí mật.
Ông Mustafa Abdel Jalil muốn bắt sống Gadhafi. Ảnh: AFP.
Quân nổi dậy hôm 20/8 bắt đầu tiến vào thủ đô Tripoli và hiện kiểm soát được gần như toàn bộ thành phố này. Các chiến binh phe đối lập đã bắt được hai con trai của đại tá Gadhafi, và dồn được lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Libya về khu vực quanh dinh thự Bab al-Azizi. Đài truyền hình quốc gia Libya cũng đã ngừng phát sóng sau khi rơi vào tay quân nổi dậy.
Trong khi đó, các nước phương Tây liên tiếp lên tiếng cho rằng chế độ Gadhafi đã vào hồi cáo chung. Cùng ngày, người dân Libya tại hàng loạt quốc gia ở châu Âu đã tới các đại sứ quán và lãnh sự quán để hạ quốc kỳ Libya, rồi thay vào đó là cờ của phe đối lập. Đây là một việc làm có ý nghĩa biểu tượng, báo hiệu chế độ Gadhafi sắp kết thúc.
Phan Lê



Nguồn: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/08/quan-noi-day-muon-bat-song-gadhafi/

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Made in China


Kinh hoàng món ăn, thuốc bổ made in TQ
Mới đây Giới y tế Trung Quốc (TQ) thực sự sốc khi có thông tin bệnh viện ở tỉnh Cát Lâm mua trẻ sơ sinh chết non và nhau thai để chế tạo thuốc bổ. Cùng với hàng loạt công nghệ chế biến thực phẩm bẩn bị phát hiện, phanh phui trong thời gian qua, khi nói đến thực phẩm TQ, không ít người hoang mang, rùng mình.
TIN BÀI KHÁC

Xin điểm lại một số sự vụ nổi cộm suốt thời gian qua khiến người dân Trung Quốc bất bình, các cơ quan chức trách phải vào cuộc điều tra và hàng vạn người tiêu dùng thế giới lên tiếng “tẩy chay”.
Công nghệ chế thuốc bổ từ xác trẻ sơ sinh
Từ câu chuyện phong phanh về việc mua bán thai nhi, với mong muốn tìm ra cách bào chế thuốc bổ từ xác trẻ sơ sinh, nhóm phóng viên đài truyền hình SBS TV của Hàn Quốc đã đi sâu tìm hiểu quy trình để làm ra những viên 'thuốc bổ' từ thịt trẻ em chết này. Từ đó, phát hiện ra một sự thật kinh hoàng: Xác những đứa trẻ được lưu giữ trong tủ lạnh, khi cần chế thuốc thì cho vào lò vi sóng sấy khô.
Giai đoạn đầu của cuộc điều tra, phóng viên tìm đến một bệnh viện lớn chuyên bán di hài cho các công ty dược phẩm. Tại đây họ phát hiện ra một luật ngầm, nếu có ca sơ sinh nào tử vong, công ty dược sẽ được gọi đến để giải quyết. Nhóm SBS TV cũng tìm thấy nhiều bằng chứng của việc sản xuất "thần dược" này.

Xác những đứa trẻ được lưu giữ trong tủ lạnh, khi cần chế thuốc thì cho vào lò vi sóng sấy khô (Ảnh minh họa)
 
Sau khi sấy khô, xác được nghiền ra và trộn với thuốc bột trước khi đóng vào con nhộng.
Theo Deng Haihua, phát ngôn viên Bộ Y tế Trung Quốc, Trung Quốc quản lý chặt chẽ việc vứt bỏ trẻ em, bào thai và nhau thai. "Bất cứ hành động nào nhằm giữ lại những thứ trên như rác thải y tế đều bị nghiêm cấm".

Theo quy định của TQ, các tổ chức y tế và nhân viên bị cấm buôn bán xác chết. Còn theo ông Jia Qian, người đứng đầu dự án nghiên cứu chiến lược của Viện y học cổ truyền Trung Quốc thì “nhau thai từ lâu được sử dụng để bào chế thuốc trong Trung y nhưng Trung y chưa bao giờ dùng bào thai hay trẻ sơ sinh chết non để bào chế thuốc”.
Thuốc bổ dành cho nam giới làm từ… thức ăn cho gà
Trước khi cả thế giới sửng sốt với thông tin thuốc nhộng được chế từ xác trẻ sơ sinh, Công an thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, TQ) cũng đã triệt phá đường dây sản xuất các loại thuốc bổ, thuốc cảm... từ nguyên liệu chính là thức ăn nuôi gà và các thức ăn chăn nuôi khác.

Nguyên liệu SX thuốc chủ yếu là thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác.
 
Vụ kiểm tra bất ngờ diễn ra hôm 8/8/2011, tại một con phố của thành phố Tây An và bất ngờ khi “nhà máy” sản xuất thuốc tây chỉ là căn phòng rộng, xây gạch thô sơ cùng với máy móc cũ kỹ, lạc hậu.
Các trang mạng TQ thông tin, khi lực lượng công an xông vào thì tại hiện trường vương vãi khá nhiều bao bì rất nhiều loại thuốc khác nhau, chủ yếu là thuốc bổ, thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm béo, thuốc cho bệnh nhân tiểu đường, thuốc bổ dành cho nam giới… Tất cả đều chưa được dập ngày sản xuất cũng như các thành phần bên trong.

Tuy nhiên lực lượng kiểm tra phát hiện, thành phần chính của các loại thuốc tây đóng vỉ này chỉ là từ... thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác, sau đó được pha trộn với hóa chất để tạo mùi. Được biết số thuốc bị thu giữ tại hiện trường có trị giá khoảng 5 triệu nhân dân tệ.
Thuốc y học cổ truyền TQ gây tác dụng phụ nghiêm trọng
Theo khuyến cáo của Cơ quan Khoa học Y tế (HSA), người dân không nên sử dụng hai loại thuốc y học cổ truyền TQ là Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill và Huo Li Bao vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

HSA đã phát hiện, hai loại thuốc này có chứa lượng lớn các dược liệu của y học phương Tây hiện đại và chúng được pha trộn một cách bất hợp pháp, không theo tiêu chuẩn an toàn của HSA, có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho người sử dụng.

Hai loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
 
Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill là sản phẩm được đóng gói lọ có nhãn có nhãn màu vàng, bên trong có chứa những viên thuốc tròn màu đen được quảng cáo có tác dụng giảm đau. Nó chứa dexamethasone và Clorpheniramin.

Còn Huo Li Bao được đóng gói trong hộp màu xanh lá cây, bên trong có vỉ chứa viên nang màu xanh. Các viên nang này được sử dụng để điều trị đau viêm khớp. Nó chứa piroxicam, Chlorpheniramin và frusemide

Các sản phẩm này đều được nhập khẩu từ TQ.

Đặc sản kinh khủng: Gà chết
Cứ rạng sáng sớm, như thường lệ, một người đàn ông TQ lại lái xe máy đi thu mua gà chết. Đi tới cổng nhà ai, ông ta cũng hỏi câu: “Có gà chết không?”. Tổng cộng có khoảng 5 người lái xe đi thu mua gà chết cho 1 ông chủ như thế này. Mỗi con gà chết được thu mua với giá 1 tệ và sẽ được bán với giá 9 tệ sau khi chế biến.
Đột nhập lò chế biến gà tại TQ, người ta tận mắt chứng kiến cảnh ngổn ngang những con gà chết được vất bừa bãi trên nền nhà, ngoài sân. Có 4 người chuyên nhúng gà vào nước sôi và vặt lông. Sau đó, dùng xà phòng và thuốc tẩy để làm sạch rồi tẩm mầu.
Hàng loạt chân gà đã ướp formon hoặc hóa chất nên khi xử lý mốc cũng đơn giản, vẫn đảm bảo tươi sống. Khi nướng lên, các chủ cửa hàng chân gà nướng chỉ cần gia giảm các loại gia vị cho át mùi là lại thành đặc sản.

Những con gà chết chuẩn bị được "hô biến" thành thịt gà ngon.
Theo một dân kinh doanh chân gà về Việt Nam, “chân gà nhập từ nước bạn về chẳng còn tí mùi vị gì, dai nhách. Chỉ đến khi vào tay các chủ hàng chân gà thì nó mới thơm ngon, kể cả hương vị cũng là đánh lừa miệng khách hàng”.
Những con gà chết sau khi qua các công đoạn “hô biến” được “khoác” một lớp ngoài bắt mắt và vô cùng thơm ngon.
Công đoạn cuối cùng là tẩm hóa chất tăng độ bắt mắt cho gà.
 
Trong khi đó, hiện nay, gà lậu TQ không qua kiểm dịch vẫn đang từng ngày được tuồn về Việt Nam, đặc biệt là ở Lạng Sơn luôn trong thời gian cao điểm "tập kết" ở đường biên, chờ dịp nhập cảnh VN.
 
"Một kg gà TQ giá chỉ 25.000-30.000 đồng là cùng" - Khang, lái xe ôm vùng biên, khẳng định với phóng viên. "Mỗi con đem về thành công, trả cho người dắt mối, bảo kê 2.000 đồng, tôi bỏ túi 5.000 - 7.000 đồng. Về xuôi mỗi kg gà TQ vẫn bán được 55.000 - 60.000 đồng, khoản chênh lệch gần gấp đôi đó những người ngồi ôtô hưởng". Chính vì mỗi chuyến kiếm được cỡ trăm ngàn, ngày làm được vài chuyến nên dù nghe nói dịch gia cầm đang quay lại nhưng gà lậu từ các cửa khẩu vẫn ồ ạt đổ về.

Dầu ăn chế biến từ nước 'cống rãnh' 
Cơ quan thông tấn Trung Quốc vừa tiết lộ: Một vài loại dầu ăn bắt mắt được bày bán trên các cửa hàng ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải.
 
Dầu ăn hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải.
 
Theo Chinadaily và Beijing Times, một vài nhà sản xuất các loại dầu bẩn nói trên cho ra lò gần 100 tấn sản phẩm kém chất lượng mỗi ngày. Kỹ thuật sản xuất và các thiết bị tinh lọc tiên tiến khiến cho người mua khó mà phân biệt được dầu nào được sản xuất an toàn và dầu nào bắt nguồn từ chất thải.
Một người trong nghề cho biết nguyên liệu thô để sản xuất ra dầu ăn bẩn gồm có dầu ăn từ các nhà hàng được chiên đi chiên lại nhiều lần, thịt lợn thừa từ các lò mổ và mỡ gia cầm. Sau đó, chúng được trộn với nhau và tẩy màu.
Thiết bị chính để lọc dầu là các thùng chứa lớn và bộ lọc, nối với nhau bằng ống dẫn. Dầu trở nên sáng màu hơn qua khâu lọc và tinh chế, sau cùng được đóng gói thành dầu ăn như bình thường.
Số liệu từ cơ quan quản lý Bắc Kinh cho biết: khoảng 1.750 tấn thức ăn thừa được tạo ra trong thành phố mỗi ngày, và 60 tấn dầu bẩn được tái chế từ đây.
Wang Ruiyuan, phó chủ tịch chi nhánh dầu ăn thuộc Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc Trung Quốc, cho biết hiện không có cách nào hiệu quả để phát hiện dầu ăn bất hợp pháp.
Nội tạng lợn, bò phế thải TQ đổ về Việt Nam

Những bì nội tạng chuyển về Việt Nam.

Những loại thực phẩm như nội tạng lợn, bò, dê, chân gà... ướp hóa chất độc hại, dân TQ không "không dám động đến" nhưng vẫn đang ngày ngày chảy qua biên giới, rồi ồ ạt về các đô thị ở Việt Nam và trở thành món ăn khoái khẩu của không ít thực khách.
"Trắng hếu, nhạt, luộc lên thấy nước hơi tanh và có vị lạ; riêng lòng lợn ném xuống đất nẩy cái bịch" - đó là cách phân biệt mà một tiểu thương tên Hương tại chợ Kỳ Lừa, Lạng Sơn chỉ cho PVkhi nghe hỏi về nội tạng động vật tươi sống.
Cũng theo chị Hương, trước đây ở xứ Lạng, chân gà, nội tạng lợn bán đầy, dọc các đường cũng có. Nhưng giờ dân vùng biên chỉ bán về xuôi chứ không dám ăn vì... kinh lắm.
Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi tại Lạng Sơn cũng có hàng chục cửa hàng ăn sử dụng gà thải, nội tạng động vật TQ để bán cho khách hàng.
Từng vào sâu nội địa TQ để "săn" hàng, Tuyến kể: "Chủ loại hàng nội tạng động vật trước tôi định bắt tay là một tư thương nhỏ người Trung Quốc thiểu số. Hàng của nó, nói thật, toàn hàng tồn, hàng bệnh từ các nơi. Mua về, hàng để phệt ngay xuống sàn ximăng. Vài thằng ngồi lọc, cái nào hôi, nát quá dành để cô nước dùng bán cho các tiệm lẩu, phở. Hàng nào còn tạm sẽ được nhúng vào thùng hóa chất".
Thùng đó độc thế nào? Tuyến bảo không biết nhưng "lúc gần về, thấy một con chuột bị đuổi sa vào, được vớt ra ngay nhưng lát sau đã lăn ra chết!".
Theo số liệu của các cơ quan chức năng, chỉ riêng lực lượng cảnh sát giao thông năm 2007 đã bắt được tới 170 tấn gà, nội tạng động vật nhập lậu, hơn 22.000 con gà, gần 60.000 quả trứng nhập lậu từ TQ.
Theo cán bộ tham mưu của Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn, đó đúng là con số không đáng kể vì cảnh sát giao thông chỉ là đơn vị phối hợp và chỉ dừng kiểm tra những xe có nghi vấn. 

Kinh hoàng bánh bao “bẩn” ở siêu thị TQ
Chương trình “Tiêu dùng” của CCTV đưa tin, mỗi ngày có hơn 30 ngàn chiếc bánh bao độc hại này được đưa vào kệ bày bán tại các siêu thị lớn như Thượng Hải Liên Hoa, Hoa Liên, Địch Á Thiên Thiên…

Kết quả điều tra ban đầu phát hiện, trên bao bì các dòng sản phẩm bánh bao này, ngày sản xuất được in thành ngày nhập hàng vào siêu thị, những chiếc bánh đã quá hạn sử dụng thì được hô “biến” thành bánh bao mới.

Bánh bao quá hạn sử dụng được hô “biến” thành bánh bao mới.
 
Một nhân viên siêu thị cho hay, những loạt bánh bao tẩy trắng này đều do một công ty sản xuất và cung ứng, hiện bán khá chạy tại các siêu thị lớn. Phóng viên CCTV đã xâm nhập vào xưởng sản xuất của công ty này và phát hiện một loạt bánh bao dập ngày sản xuất 22/3 được tuồn ngược trở lại xưởng để “tái chế” thành bánh bao mới và xuất lại cho siêu thị. 

Theo ghi nhận của phóng viên, những chiếc bánh bao cũ được đổ vào máy đánh tan thành bột. Sau đó một công nhân đổ thêm 2 túi bột trắng vào cho máy đánh đều trước khi đổ khuôn. Chưa đầy 10 phút sau, loạt bánh bao “tái chế” nóng hổi được xuất lò. Công đoạn tái chế kéo dài khoảng gần 20 phút. 

Công ty này đã dùng đường hóa học để thay  thế đường kính, đồng thời trộn thêm chất bảo quản, chống thối và chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc. Một công nhân tiết lộ: “Tôi không bao giờ ăn bánh này. Có đánh chết tôi cũng không dám ăn.” Mỗi ngày, bình quân công ty tái chế bánh bao xuất xưởng khoảng 30 ngàn chiếc và cung ứng cho từ 300 đến 400 siêu thị ở Thượng Hải, hàng đang bán rất chạy.
 
Rùng mình thịt lợn bẩn
Sau bánh bao bẩn, khiến người TQ phẫn nộ, thì nay, đất nước đông dân nhất hành tinh lại một phen rùng mình, kinh hãi khi hàng tấn thịt bẩn "rùng rùng" chuyển động trên các ô tô tải.

Nếu không được phát hiện thì lô thịt lợn bẩn này đã nằm trên bàn ăn của người tiêu dùng.
 

Người dân TQ không khỏi bàng hoàng khi biết tin tập đoàn Song Hội (tỉnh Hà Nam, TQ), một thương hiệu lớn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm của nước này, đã và đang cung cấp ra thị trường rất nhiều thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn bẩn (lợn được nuôi bằng chất kích thích tăng nạc đã bị cấm từ nhiều năm qua.

Ngày 12/4/2011, Bộ Công an TQ tổ chức họp báo cho biết, 96 đối tượng liên quan trong vụ bê bối thịt lợn bẩn này đã bị bắt, thu giữ hơn 4 tạ chất kích thích tăng nạc, đóng cửa một cơ sở sản xuất và phá 2 đường dây tiêu thụ loại chất kích thích tăng nạc này.

Theo cơ quan chức năng, chất kích thích tăng nạc là loại chất hóa học có tên gọi Ractopamine và Clenbuterol, khi trộn với thức ăn chăn nuôi lợn sẽ làm tăng nạc, giảm mỡ, giảm lượng thức ăn và thịt lợn khi mổ tươi hơn, giảm chi phí sản xuất. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm sử dụng loại chất kích thích tăng trưởng này trong chăn nuôi vì nếu thường xuyên ăn loại thịt lợn “siêu nạc” và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn “siêu nạc”, người dùng có thể bị ngộ độc, chân tay run rẩy, đứng không vững, choáng đầu, mất sức, tim đập nhanh.
Rau TQ nhiễm độc nặng 
Năm 2010, 2011, TQ liên tục phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu quá cao trong rau của Trung Quốc, chứa chất độc hại nghiêm trọng gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng người dùng.
 
"Do thời tiết khô hạn, thuốc trừ sâu trên hoa quả và rau xanh không phai đi và dẫn tới dư lượng thuốc trừ sâu vẫn cao. Có 3 loại thuốc trừ sâu được dùng phổ biến trong trồng cây và tác động tới con người. Tuy nhiên, sau khi phai bớt, các loại rau quả vẫn có thể ăn được" - Giám đốc sở nông nghiệp Nam Ninh là Tang Bowen cho biết.

Trung Quốc phát hiện nhiều loại rau nhiễm độc nặng.
 
Tháng 4/2011 vừa qua, Bộ Y tế Trung Quốc vừa thông tin: iốt phóng xạ ảnh hưởng từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukusima 1 Nhật Bản đã được phát hiện trong các loại rau trồng trên chính đất Trung Quốc.
Các mẫu kiểm tra được tiến hành vào ngày 5/4 đã tìm thấy hàm lượng i-ốt phóng xạ ở mức độ thấp trong rau bina trồng tại Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Nam. Hàm lượng i-ốt phóng xạ khoảng 1-3 becquerels/kg.
Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng i-ốt phóng xạ có thể tích tụ trong con người khi ăn phải những thực phẩm có nồng độ phóng xạ cao và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Nhưng nó phân rã tự nhiên trong vòng vài tuần.
Trong khi đó, tại Việt Nam, ở các chợ đầu mối, thậm chí là các siêu thị lớn nhỏ vẫn đang bày bán đầy rẫy các loại hoa quả được nhập về từ Trung Quốc mà hoàn toàn chưa kiểm soát được nguy cơ.
(Theo GDVN)
Nguồn: 

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Trung Quốc tập kết quân tại biên giới Việt - Trung

Bài này trích từ “Bản tin A” của Bộ Ngoại giao Việt Nam
Tin từ Đài Bắc, Hồng Kông, Mỹ, Thượng Hải, BBC – 10/8: Tổng hợp tin từ các báo TQ ngày 9 và 10/8 về thông tin Trung Quốc tập kết quân tại khu vực biên giới với Việt Nam. Nội dung chính như sau:
Mạng tin tức “Liên hợp buổi sáng” đưa tin không dẫn nguồn cho biết, từ 3h30 sáng đến 14h chiều ngày 4/8,TQ đã di chuyển một lực lượng lớn bộ đội đến tập kết tại thành phố Sùng Tả, thuộc Khu tự trị Quảng Tây, giáp với biên giới Việt – Trung (nơi có cửa khẩu Hữu Nghị Quan). Trong quá trình chuyển quân, các hoạt động quay phim, chụp ảnh đều bị ngăn cấm. Khu vực cửa khẩu Hữu Nghị Quan cũng bị giới nghiêm toàn bộ, khách du lịch không được qua lại.
Lực lượng tập kết bao gồm tăng thiết giáp, pháo binh, bộ binh với số lượng và thành phần như sau: quân đoàn 20, quân đoàn 54 Quân khu Tế Nam; quân đoàn 41 quân khu Quảng Châu; sư đoàn tác chiến tăng lội nước Quân khu Nam Kinh; quân đoàn lính dù số 15. Ngoài ra, hai quân đoàn 13 và 14 thuộc Quân khu Thành Đô cũng đã tập kết về khu vực tỉnh Vân Nam. Theo mạng “Phượng Hoàng”, các xe cơ giới quân sự mang biển số Bắc Kinh, Tế Nam, Tứ Xuyên…
Có thông tin cho biết, quân đội TQ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc diễn tập quân sự liên tỉnh với quy mô lớn nhất trong năm 2011. Tuy nhiên, cũng có những thông tin khác cho rằng, hoạt động chuyển quân trên nhiều khả năng là có liên quan tới tình hình căng thẳng trên Biển Đông gần đây, thậm chí một số diễn đàn mạng còn đồn đoán TQ đang chuẩn bị tiến hành một chiến dịch quân sự với VN (có thông tin nói vào mùa thu tới).
Phản ứng trước các tin đồn này, ngày 9/8, BQP/TQ đã ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này. Các kênh thông tin chính thống của VN chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.
Mục diễn đàn thảo luận của trang mạng Asiafinest.comcó bài viết cho rằng TQ đang chuẩn bị chiến tranh chống VN.
Trước tình hình VN và PLP ngày càng tăng cường hoạt động xâm chiếm các đảo và khai thác dầu cũng như các nguồn tài nguyên khác, TQ có thể lấy lý do tuyên bố phá hủy hiệp định hòa bình của các nước này để thực hiện chiến tranh và buộc họ phải rời khỏi các đảo chủ quyền của TQ. Khi TQ tăng cường chuẩn bị chiến tranh, VN chắc chắn sẽ có một số dấu hiệu nhượng bộ.
Theo bình luận, nếu chiến tranh xảy ra, việc phá hủy lực lượng không quân và hải quân VN không phải là nhiệm vụ quá khó khăn bởi VN không có quá nhiều máy bay chiến đấu và tiêm kích. Không lực VN chỉ có khoảng 60 chiếc Su-30 và Su-27 và khoảng 30 Mig-23 và 200 Mig-21, đều là máy bay của Nga, là quá nhỏ nếu so với số lượng của TQ là khoảng 600 Su-30, Su-27, J-10, và J-11cùng với hàng trăm chiến đấu cơ khác và máy bay của TQ thuộc thế hệ cao cấp hơn nếu xét về công nghệ và khả năng chiến đấu. Hơn nữa, TQ cũng có nhiều tên lửa có thể triển khai đánh chặn từ xa. Lực lượng hải quân hiện nay của VN chỉ là một vài tàu tuần tra biển có thể được trang bị súng máy. Mặc dù hiện VN đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhưng để có được các tàu này cũng phải trong giai đoạn từ 2012 – 2016. Vì vậy TQ sẽ có lợi thế để phá hủy lực lượng hải quân VN với tổn thất thấp hơn. Hơn nữa, các tàu chở tên lửa của TQ có thể bắn trúng mục tiêu từ cách xa 100 km.
Liên quan đến vấn đề này, trên mục blog quân sự của trang mạng Hoàn Cầu” ngày 8/8 đưa thông tin:
BTQP TQ Lương Quang Liệt mới đây đã ký ban hành Sắc lệnh số 01 Bộ Quốc phòng, chỉ thị tấn công VN trong dịp Quốc khánh (không nói rõ là Quốc khánh TQ 1/10 hay Quốc khánh VN 2/9). Đồng thời Quân ủy Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo tác chiến với VN, do BT Lương Quang Liệt làm Trưởng ban, Tổng Tham mưu trưởng Trần Bính Đức làm Phó Trưởng ban, thành viên bao gồm các ông Chương Tiết Sinh (Phó Tổng Tham mưu trưởng thường trực), Ngô Thắng Lợi (Tư lệnh Hải quân), Hứa Kỳ Lượng (Tư lệnh Không quân); Chỉ định Tư lệnh Quân khu Thành Đô Lý Thế Minh làm Tổng Chỉ huy tác chiến tiền tuyến Trung – Việt; Tư lệnh hạm đội Biển Đông Tô Chi Tiền và Phó Tư lệnh không quân Trần Tiểu Công làm Phó Tổng chỉ huy tác chiến; Tham mưu trưởng Quân khu Thành Đô Ngải Hổ Sinh, Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu Giả Hiểu Vỹ làm Tham mưu trưởng Liên tịch tiền tuyến.
Tổng Tham mưu trưởng đề ra phương án tác chiến dự kiến là: trước tiên tiến hành ném bom oanh tạc liên tục 72 giờ đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các căn cứ quân sự quan trọng, sau đó đưa bộ binh tiến đánh. Quân đoàn 20 thuộc Quân khu Tế Nam sẽ phối hợp với quân đoàn 41 tại Quảng Tây đánh xuống VN từ phía Đông; quân đoàn 13 thuộc Quân khu Thành Đô phối hợp với quân đoàn 14 tại Vân Nam đánh xuống từ phía Tây; quân đoàn 54 thuộc Quân khu Tế Nam xuất phát từ Vân Nam đi qua Lào, CPC đánh vào TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Hải quân hạm đội Biển Đông và Sư đoàn tăng lội nước Quân khu Nam Kinh đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ, phối hợp với bộ binh bao vây Hà Nội; đặc biệt, quân đoàn lính dù số 15 sẽ lần đầu tiên tham chiến, với nhiệm vụ nhảy dù chiếm lĩnh khu vực trung bộ VN, nơi có địa hình hẹp.
BBC, RFA – 10/8Trung Quốc đưa hàng nghìn công nhân vào Cà Mau. Nhiều tờ báo lớn trong nước vừa đồng loạt đưa tin về việc có đến hơn 1.000 lao động TQ không phép đang làm việc tại công trường nhà máy đạm Cà Mau thuộc dự án khí-điện-đạm Cà Mau tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Theo báo Tiền Phong, số lao động “chui” người TQ là 1.360 người, trong khi con số này theo báo Tuổi Trẻ là 1.051 người. Số công nhân TQ bất hợp pháp này bị phát hiện trong một đợt kiểm tra về lao động nước ngoài của Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau vào đầu tháng 8/2011.
Hiện công ty cổ phần khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn của TQ đang là nhà thầu chính hiện đang thi công dự án nhà máy đạm trong tổ hợp dự án kể từ năm 2008. Theo báoTuổi Trẻ, nhà thầu này đã trực tiếp đưa số lao động này từ TQ sang làm việc. Các công nhân này làm việc, ăn, ngủ và sinh hoạt trực tiếp trong các khu nhà tập thể tại công trường. Phần lớn lao động TQ này là công nhân lành nghề và lao động phổ thông, làm những công việc mà công nhân VN có thể thay thế được.
Báo Thanh Niên còn mô tả cụ thể hơn là những công nhân này làm những “công việc thủ công” như “khiêng gạch, bẻ sắt” với tiền công mỗi ngày khoảng 100 nghìn đồng. Tờ báo dẫn lời ông Văn Tiến Thanh, Phó Trưởng ban quản lý dự án khí-điện-đạm Cà Mau, giải thích rằng nhà thầu TQ không tuyển được người VN nên phải thuê lao động TQ. Ông nói lao động VN không đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng như công nhân TQ. Ngoài ra, do nhà thầu Ngũ Hoàn trả lương theo mặt bằng TQ, tức là chỉ 100.000 đồng cho một ngày lao động đơn giản nên nhiều lao động VN không muốn làm.
Trong khi đó, báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Thanh Tòng, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, nói rằng phía nhà thầu TQ chưa từng có động thái gì để nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ tìm công nhân địa phương để đắp vào chỗ lao động bị thiếu hụt. Ông Tòng cho biết ông đã gửi văn bản báo cáo về vụ việc lên Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng từ chối nói rõ chi tiết với BBC. Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, bà Chung Ngọc Nhẫn, cho biết việc nhà thầu TQ sử dụng lao động nước ngoài “không phép”, “không có hồ sơ” và “không báo cáo” đã gây khó khăn cho việc quản lý lao động người nước ngoài. Báo Tiền Phong cũng dẫn lời ông Dữ Minh Huân từ Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau cho biết nhà thầu TQ đã từng bị phạt về sử dụng lao động nước ngoài không phép và họ đều nộp phạt đầy đủ. Theo Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, hướng giải quyết các lao động TQ không phép này phải chờ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban tỉnh Cà Mau.
Nguồn: http://anhbasam.wordpress.com/

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Trái bói đá bia

Muốn tham gia với bạn bè cho vui mà không có võ sĩ nào đủ tuổi nên Trái bói đựơc cử ra giao lưu với bạn bè. Trái bói còn non nên mong các đàn anh trong xóm cựa nương chân một chút cho đàn em nhờ ... hì hì.

Trái bói thuộc diện 'con lai' cha Mỹ mẹ Việt đã qua mấy vòng phỏng vấn nhưng bị Huê Kỳ từ chối cho định cư ở thiên đường tư bổn nên đành tiếp tục ngụ cư nơi thiên đường xhcn. Cám Con cò muôn năm!

Bên kia đại dương nay cũng đã cấm đồng lọai của Trái bói uýnh nhau trên đấu trường, các nhóm yêu thú vật biểu trò này man rợ và ác độc với gia ... cầm. Những ai còn thích trò đánh lộn chỉ còn cách mua vé coi mấy chú gà 'đen đầu' đập nhau, nhiều khi cũng gãy tay chân hay nứt gáo dừa và trào máu họng nhưng tiền thưởng cao ngất trời, mà trái bói có nằm mơ cũng không tưởng được. Nghe đâu tiền thưởng đến cả triệu đô la, tức hàng mấy chục tỷ Ông cụ. Dạo này Ông cụ xuống giá quá, nghe bà bếp nói một bao cám Con cò nay lên đến mấy trăm ngàn ông cụ lận đó, hèn chi bả cứ bắt đám nhóc tụi mình ăn cơm với cám bèo không à! Chán như con gián già! Cũng may mình có chút máu ngoại bang nên còn được bồi dưỡng thêm chút mồi, chứ đám bạn 'hai lúa' thì ôi thôi cứ cám bèo mà nện cho qua ngày đoạn tháng....

Ps: Mình phải ngưng thôi chứ không thì ... Thủ lĩnh mà biết là toi mạng đó - Tội tiết lộ bí mật Trại súc vật là nghiêm trọng chứ hổng có giỡn chơi đâu. Không tin bạn cứ tới Trại mình thì biết, địa chỉ đây nè: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nmn2n2n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1