Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

An bình cho người Thiện Tâm


Mừng ngày Thiên Chúa giáng trần.
Xin bình an xuống mọi người thiện tâm!






Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Vài clip xổ gà 24/12

1/ http://youtu.be/51vxJiWZC_A
2/ http://youtu.be/L9SqLbsSRcA
3/ http://youtu.be/eifPgkf73Rg
4/ http://youtu.be/s_BiiyvJWaQ
5/ http://youtu.be/YjBjfr_a1FU

Cũ hơn:

Nghe đồn sắp tận thế, đem mấy con gà xổ coi nó có bị ảnh hưởng gì không: 

http://youtu.be/k9fdsCs5Nc8 

và: 

http://youtu.be/R7d6lr9UCXo 

Chú chuối đá với nòi đẻn? 

http://youtu.be/ezbQeGLcBb8 

Khét xanh:

http://youtu.be/hOUUdXCedTQ

Còn khét em:

http://youtu.be/y1wbSlm4Ysg

Chàng Hatch nhấp lại để chuẩn bị ra trận:

http://youtu.be/aBhOktC3KPg

Điều Ngũ hiệp đá giải kỳ rồi nay vừa xong lông, hơi mập:

http://youtu.be/eB6F6dEeioQ

Xin mời thư giãn.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Đá bia đãi bạn

Trưa nay anh Q - bạn trong langganoi ở châu Âu về VN ghé nhà. Cảm ơn Q rất nhiều đã nhớ và ghé thăm. Không có chi đãi khách ngoài trận gà đá bia và mấy chai nước lọc. Chú gà này dự tính đi Cần Thơ vào ngày mai để giao lưu nhưng có khách quí nên trình diễn luôn, ngày mai gà anh cùng bầy sẽ đi thay. Mời anh Q và các bạn coi giải trí: 

Mời các bạn xem trong tiểu mục Clip_bsdinhhuong vào Da bia 2012 tại địa chỉ:


http://gamytho1967.dyndns.org/MSV2

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Xổ mấy chú gà đá rượu

Cuối tuần quay vài clip giải trí:

Khét xanh và vàng là anh em ruột lai 50 dòng Mặt lọ, con của Khét râu, khác bổn với khét đỏ, cú và chuối lai 25 và có họ với nhau, điều lai 50 dòng Hatch. Xin mời:

1/ Khét Xanh vs Khét Đỏ: http://youtu.be/YPHnzG3sAOw

2/ Khét Vàng vs Cú: http://youtu.be/LPKK5fBIYiY

3/ Khét Vàng vs khét đỏ: http://youtu.be/DIHGSR8zf5E

4/ Chuối cắt vs Điều lai: http://youtu.be/lly28yFHelA


Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Một tay gây dựng cơ đồ ?

Chuyện hay miền Lục tỉnh, một tay vẫn lên cựa thả gà, lên cựa nhanh và đẹp như bao nhiêu người ... hai tay khác:

http://youtu.be/MID2osuUcHs

Thả gà:

http://youtu.be/sJbPQssmnlU

Có một anh hàng xáo hình như đá nhiều hơn chủ gà nên được thả dùm chủ gà:

http://www.youtube.com/watch?v=5IWlxnM7Cpo

Mỗi người mỗi việc nhưng nhìn anh này lên cựa khiến ta phải ngẫm nghĩ sao mình có hai tay mà vụng về hơn anh ấy.
Một trận gà khác, xám hơn ký đá cho điều ăn tám rưỡi:

http://www.youtube.com/watch?v=R9i-mngPqag

Sau một tuần làm việc, để dành mấy xị thay vì uống rượu đem ra đá gà, không biết thú nào vui hơn nhưng bên thua chắc sẽ về làm thêm mấy xị cho đỡ buồn, bên thắng cũng mần thêm mấy xị cho vui, vậy là trước sau gì cũng ... nhậu.


Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Vài chú gà nhỏ ký

Anh chị BB Red đang thư giãn ở nhà mới. Xin cảm ơn anh NQC đã kiên trì cả năm để hôm nay góc vườn nhà thêm sinh động.




Chàng chuối này có 1/2 máu Chocolate Grey


Anh gà kiểng này có mẹ là YL Hatch:




Còn vài nhóc kiểng nữa qua tuần sẽ trình làng. Hì hì.

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Hữu duyên

Trong một chuyến về Mỹ Tho coi đá gà, mua được một chú khét con bị đem cân ký bán thịt. Mang về nuôi vài tháng Tết ôm ra đá chơi mần liền 2 trận chồng độ vào chiều 30, qua mùng 3 mần thêm trận nữa nhưng bị một cựa vô nách ói, vẫn cố thêm 2 chân hạ thủ đối phương.

Sau đó được đem cho người quen cản mái, phiêu bạt hơn năm mới về nhà, nay con cái thành danh, thành tích cũng khá nên kể lại chuyện xưa hầu bà con.








Không bỏ được cái tật đua đòi, lấy mấy bà đầm sanh con, may sao cũng nối được nghiệp nhà. Con của mái Velcro - mặt lọ được 3 trống trong đó có chàng út đẹp trai, thư sinh nhưng giỏi nghiệp kiếm cung, 9,5 tháng đã lên đai ở trường Thomo:










Nhấp lại mấy chân:
http://youtu.be/LPKK5fBIYiY

Anh Hai là chàng khét xanh râu:






Nhảy múa cũng đẹp như ai:
http://youtu.be/YPHnzG3sAOw

Kế thất là ái nữ nhà Kelso, trai đầu lòng rất phong độ, đợi xuân về sẽ lai kinh ứng thí, dẫu biết học tài thi phận nhưng chắc không phụ cơm cha, áo mẹ, công thầy:






(Câu chuyện sẽ đươc cập nhật khi có thêm thông tin. Xin chào và hẹn gặp lại.)

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Voi tiến chồn lùi


Voi tiến, chồn thụt lui


– Sao sáng ra mà ông rầu rĩ vậy? Mới có thêm tin xấu hả?
– Không, đây là tin tốt: Thái Lan vừa đồng ý tiếp nhận lao động Việt Nam. Trong hoàn cảnh đến hết quý 3 mà nước ta chỉ mới xuất khẩu lao động được hơn phân nửa kế hoạch năm, và Hàn Quốc đã dừng tiếp nhận lao động Việt Nam, thị trường này cũng tìm được một lối ra.
– Vậy phải vui lên, sao ông buồn vậy?
– Vui sao nổi. Nhớ hồi nào hai nước xêm xêm đẳng cấp, ngang ngửa thu nhập, mà giờ kinh tế người ta khấm khá đến mức cần nhập khẩu lao động, còn mình phải đưa con em đi bán sức làm thuê cho hàng xóm, tủi thấy mồ!
– Nhân đang uống càphê, nói thêm chuyện này cho ông thêm tủi: mình thì tự hào sản xuất được hàng độc là càphê phân chồn, tưởng đã hay rồi, hoá ra bên Thái còn độc hơn: họ sản xuất càphê từ phân voi!
– Thật không?
– Một chuỗi khách sạn ở Thái Lan vừa giới thiệu một loại càphê mang tên Ngà đen: sau khi cho voi ăn no các hạt càphê tươi, hạt thải ra theo đường tiêu hoá của chúng sẽ được quản tượng thu lại đem phơi khô. Giá của nó không hề rẻ: 1.100 USD/kg, còn bán lẻ thì nửa triệu đồng một ly! Trong khi mỗi ký càphê phân chồn giá có vài trăm đô.
– Chưa nói về chất, chỉ nói về lượng thôi đã thấy một bãi phân voi đương nhiên to gấp hàng ngàn lần mấy cục phân chồn! Vậy là trong khi mình cứ lẹt đẹt với những thứ nhỏ lẻ, cũ kỹ, như con chồn lùi mãi thì láng giềng đã lừng lững tiến thành voi rồi!
– Ông nói làm tôi uống mất ngon!
– Không phải tại tôi đâu. Tôi nhận thấy càphê hôm nay đăng đắng. Hay sáng nay chị Ba chủ quán đãi mình càphê từ... phân con gì?
– (Tiếng chị Ba) Quán tôi là quán văn hoá trong khu phố văn hoá nhé! Mấy ông đắng họng rồi đổ thừa hả?
NGƯỜI GIÀ CHUYỆN

NGUỒN: http://sgtt.vn/Goc-nhin/Phiem-va-biem/172035/Voi-tien-chon-thut-lui.html

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Biệt dưỡng

Gà đá sau khi được tuyển chọn, nuôi và tập luyện sẽ được mang ra trường, thông thường giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng tùy tuổi, tình trạng gà và cách đánh giá độ 'tới' của người chơi. Việc chọn lựa, nuôi dưỡng và luyện tập rất khác nhau, 'chín người mười cách' chủ yếu lệ thuộc vào điều kiện và kinh nghiệm người chơi. Chiến thắng ngoài trường một phần phụ thuộc vào khả năng của con gà nhưng phần khác do con người tác động như nước nuôi, cáp, lên cựa, thả gà ...

Bài này nhằm chia sẻ một phần trong qui trình biệt dưỡng của Isaac Leonard. Chúng ta biết vài ngày trước khi ra trường là giai đoạn chuẩn bị quan trọng để gà đạt được phong độ tối ưu sau thời gian nuôi và tập lâu dài. Nếu con gà của chúng ta (theo cách làm và đánh giá của người chơi gà) là hoàn hảo thì vài ngày cuối lại quan trọng vì nếu sai lầm trong giai đoạn này, công sức lâu nay của chúng ta coi như ... tiêu.

Chu trình này kéo dài 21 ngày và dưới đây là công việc của 3 ngày cuối cùng:


Ngày 19:

- 6 am:

  1. Đánh thức (rửa mặt, chân và phao câu), thư dãn  (nhốt bội) và đem cân.
  2. Tắm nắng 30 phút. 
  3. Bới 2 phút. 
  4. Trả về teepee.

- 7 am:  Bữa sáng.
- 10 am:

  1. Nhốt vào tủ dưỡng đến 4 pm. 
  2. Thư dãn (thả bội) 5 phút sau mỗi 2 giờ.

- 1 pm: Ăn nhẹ.
- 4 pm: Trả về teepee.
- 7 pm: Bữa tối.

Thức ăn: Hạt trộn (grain mixture) 80%, viên biệt dưỡng (conditioning pellet) 20%, mầm lúa mì tấm: 2 muỗng cho 10 con, băm một lòng trắng trứng luộc cho mỗi 5 chiến kê, đường mịn: 2 muỗng cho 10 con (chỉ dùng buổi sáng), sữa tươi: 1 muỗng mỗi con, 4 muỗng bắp xay (ngâm).
Nước:
Buổi sáng không quá 10 hớp.
Buổi chiều không quá 10 hớp.


Ngày 20: Nhốt kín

- 6 am:

  1. Đánh thức (rửa mặt, chân và phao câu), thư dãn (nhốt bội) và đem cân.
  2. Trả về teepee.

- 7 am: Bữa sáng
- 7:30 am:

  1. Nhốt vào tủ dưỡng che rèm tối.
  2. Thư dãn (thả bội) sau mỗi 3 giờ.

- 1 pm: Ăn nhẹ.
- 7 pm: Bữa tối 25 gram.

Thuốc: *Phấn hoa (bee pollen) 1 viên.
Thức ăn: Hạt trộn (grain mixture) 80%, viên biệt dưỡng (conditioning pellet) 20%, mầm lúa mì tấm: 2 muỗng cho 10 con, băm một lòng trắng trứng luộc cho mỗi 5 chiến kê, đường mịn: 2 muỗng cho 10 con (chỉ dùng buổi sáng), sữa tươi: 1 muỗng mỗi con, 6 muỗng bắp xay (ngâm).
Nước:
Buổi sáng không quá 5 hớp.
Buổi chiều không quá 5 hớp.


Buổi sáng ngày 21:

- 5 am:

  1. Đánh thức, thư dãn (nhốt bội) và đem cân. 
  2. Quan sát phân; nếu lỏng thì cho ăn 3 miếng bắp khô để làm khô gà, nếu khô thì cho 3 miếng lòng trắng trứng để tăng độ ẩm. 
  3. Rửa mặt, chân và phao câu.

- 7 am: Bữa sáng (20 gram).

Ngày thi đấu:

Thức ăn: Hạt trộn (grain mixture) 80%, viên biệt dưỡng (conditioning pellet) 20%, bắp 10%, mầm lúa mì tấm: 2 muỗng cho 10 con, băm một lòng trắng trứng luộc cho mỗi 5 chiến kê, đường mịn: 2 muỗng cho 10 con (chỉ dùng buổi sáng), sữa tươi: 1 muỗng mỗi con, 8 muỗng bắp xay (ngâm).
Nước: 

  1. Buổi sáng không quá 1 hoặc 2 hớp.
  2. Độ ẩm được duy trì  trong ngày 21 bằng cách cho mổ 2 miếng chuối hay lòng trắng trứng luộc sau mỗi 3 giờ. 
  3. Đừng cho uống nước.


Các bạn tham khảo và tuy nghi áp dụng, chúc gà đá của bạn may trường.


Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Cát bụi đi về!



Cát bụi đi về!

Kính tặng Lm Lê Quang Uy và  nhóm FIAT
 _______________________________________________
Điều trị bệnh viêm gan C là đánh một canh bạc vô cùng gian nan. Căn bệnh có tỷ lệ dẫn đến xơ gan,  ung thư gan trong một phần năm trường hợp này cần phải có khoảng 15.000 USD cho 1 năm điều trị. Đó là chưa kể những tác dụng phụ rất phiền toái như rụng tóc, thiếu máu, trầm cảm, sốt, đau nhức… khi chích thuốc.
Dù tốn kém, điều trị phức tạp, điều trị viêm gan C là một tiến bộ y học vượt bậc. So với thập niên 80, khi mới biết đến căn bệnh này, mọi việc mà người thầy thuốc có thể làm được là đưa ra một vài lời khuyên chung chung như bỏ rượu, sống lạc quan (?), kiêng cữ, điều độ… và giương mắt ngó!
Nhưng như mọi trò đỏ đen khác, canh bạc này còn khó chịu ở chỗ phần chắc thắng, với những thống kê lạc quan nhất, lại vào khoảng 70%. Nghĩa là sau 1 năm theo dõi sát sao với đủ thứ tác dụng phụ, tốn một đống tiền, vẫn sẽ có khoảng 30% người bệnh không may bị tái phát. Siêu vi C vẫn tiềm tàng trong cơ thể họ như một trái bom nổ chậm, và có nguy cơ chuyển thành ung thư gan, xơ gan lúc nào không biết.
Canh bạc này mỉm cười với T., một tay chơi có hạng. Dân nhậu, cắm trại quanh năm ở các vũ trường, T. mắc phải viêm gan C qua một lần xài chung ống chích ma túy. Chưa tởn, T. đi khám thất thường, thuốc men thì vợ phải lạy lục van vỉ như chiều vong mới chịu uống. Và vẫn nhậu đều chi!
Chểnh mảng như vậy mà T. lành bệnh! Ngày gặp T. lần cuối, cầm tờ xét nghiệm âm tính trong tay mà chỉ biết chép miệng: “con người ta có số!”. Và rõ ràng là số T. quá lớn để lành hẳn bệnh viêm gan C, để tiếp tục… nhậu và đi đến xơ gan bằng một cách khác: rượu!
Trái ngược với bệnh nhân bất trị T., bà B. quả là một bệnh nhân gương mẫu. Đi khám bệnh đúng giờ, thuốc men, kiêng cữ cứ đúng y như sách thuốc. Người đàn bà gốc Bắc di cư này chưa một lần sai hẹn khám bệnh. Mà cái cách bà ta đi khám bệnh mới thật đáng yêu: ăn mặc giản dị, tươm tất, nói năng cực kỳ lễ độ. Đến bệnh viện là ngồi thu mình vào một góc, rút tràng hạt thầm thĩ đọc kinh, kiên nhẫn ngồi đợi đến lượt mình mà không hề buông một lời ca thán.
Phàm đã làm nghề thầy thuốc thì chẳng nên để tình cảm riêng chen vào công việc, ai cũng biết thế. Nhưng chắc không bạn đọc nào nỡ trách móc, nếu như cái lòng mong mỏi của tôi cho bà B., nó lớn hơn nhiều, nhiều lắm so với kỳ vọng dành cho T., gã bệnh nhân-bợm nhậu lưu niên kia.
Nhưng số phận không mỉm cười với bà B.: bệnh của bà ấy tái phát! Khỏi phải nói ra sự khó khăn xen lẫn ngượng ngập của tôi khi thông báo kết quả tệ hại này. Vậy mà người bệnh nhân thân mến của tôi, sau khi lặng đi một lúc, chỉ ôn tồn nói khẽ:
- Thì thôi vây! Ý Chúa muốn, tôi phải chấp nhận!
- Dù sao bác sĩ cũng đã cố gắng hết sức, tôi cảm ơn bác sĩ!
Vậy đó, người phụ nữ luống tuổi này vẫn lặng lẽ đi kiểm tra lá gan tội nghiệp của mình đều đặn. Đều đặn đến mức, cả đôi bên đều phát chán với dăm xét nghiệm máu, siêu âm… chỉ để đưa đến một kết luận trớt hướt: “Gan bà còn tốt, không thấy dấu hiệu ung thư hay xơ gan!”
Ba tháng một lần, trong 8 năm trời như thế!
Vậy mà hôm nay, chỉ số ung thư gan trong máu tăng vọt lên. Dụi mắt xem kết quả MRI thì trời ơi, một khối ung thư đã xuất hiện trong gan phải. Không lầm vào đâu được!
Cuộc nói chuyện với bà B. hôm đó cực kỳ khó khăn, với rất nhiều ngập ngừng. Phải giải thích cho bà ấy những cách điều trị ung thư gan với những chi phí tốn kém và tác dụng phụ của nó. Mà cách nào cũng thế, cơ hội sống thêm 5 năm của bà ấy không quá 10%.
Đối thoại với bệnh nhân như thế, chẳng khác nào giải thích cho một con người tỉnh táo, minh mẫn là họ đang chết, và ngày chết đang đến rất gần. Không một người thầy thuốc nào thấy dễ chịu với một cuộc nói chuyện nặng nề như vậy. Nhất là nếu con người đối diện đang hoảng hốt, sợ hãi, khóc lóc… Thậm chí trách móc, oán hận!
Vậy mà bà B., người phụ nữ ở một vùng quê Bắc di cư, chỉ thinh lặng nghe từ đầu đến cuối. Cầm giấy chuyển viện (đến khoa ung bướu) trong tay, bà ấy đứng dậy, khẽ khàng nói mà ngân ngấn nước mắt:
- Tôi biết bác sĩ đã cố gắng hết sức chăm sóc cho tôi trong 8 năm qua. Tôi sẽ tiếp tục điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng nếu đã đến ngày Chúa gọi về, tôi xin vâng vậy!
- Cảm ơn bác sĩ, xin Chúa giữ gìn bác sĩ để sống và giúp cho người khác.
Rất nhiều poster, affiche quảng cáo cho bệnh viện là hình ảnh người bệnh nhân ra viện tươi tắn, với hoa trong tay, với người thân bên cạnh. Và người thầy thuốc của họ, cũng tươi tỉnh, chỉn chu như vừa đập hộp. Quảng cáo thì phải thế, phải gợi ra sự lạc quan, niềm tin vào một nền y học đang tiến bộ từng ngày, đang đẩy lùi rất nhiều căn bệnh nan y.
Nền y học ngạo mạn ấy đã chào thua trước căn bệnh của bà B., đã thất bại với xác suất 30% rơi trúng vào người bệnh nhân đáng mến ấy.
Y học là hữu hạn, và con người y học cũng thế. Dẫu biết thế nhưng buổi chiều chia tay với bà B. là một buổi chiều nặng nề và u ám quá chừng!
“Vi nhân nan!”. Sống đã khó, sống tử tế lại càng khó! Nhưng cách đi vào cõi chết của bà B., lại vô cùng khó đến mức làm cho ta phải nghĩ ngợi và răn mình.
Con người khiêm nhu ấy, xứng đáng với một cuộc ra đi thanh thản, nhẹ nhàng. Như cách bà ấy đối xử khoan hòa, thân ái với người thầy thuốc thất bại của mình trong 8 năm qua.
Có những người mà cách sống giản dị, khiêm cung của họ làm ta hổ thẹn. Và cách đi vào cõi chết an nhiên, bình thản của họ làm ta ao ước. Khi trông vào cách sống nhún nhường nhưng can đảm của họ, cái lòng kiêu ngạo của con người ta quả thực đã giảm đi nhiều lắm.
Bà B., bệnh nhân của tôi là một người như vậy, thưa các bạn!

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Gà Mỹ đá cựa sắt

Chú này đá trận đầu:

http://www.youtube.com/watch?v=iULxNlMvJj0&feature=youtu.be

Sau đó làm thêm 2 trận nữa, đang thay lông và cản mái, vài tháng nữa sẽ trở lại đấu trường.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

NGƯỜI AN - NAM ĂN ỈA


NGƯỜI AN - NAM ĂN ỈA



Xa



Và gần

 

Lào nó còn văn minh hơn cả Vịt

***


Sáu trang trước, em thấy các cụ bình luận về việc đặt biển, viết chữ đề nghị mình có tự trọng khi ăn em đã thấy nhục rồi, nhưng....thật ra cái đó cũng chưa nhục lắm vì dù gì thì lẫn trong đám ăn buffet thì mình cứ tránh bọn...phàm ăn người Việt Nam ra, coi như mình không phải người Việt thì cũng được. Nhưng có vài trường hợp không tránh mặt được vào đâu, đấy là những bữa ăn, bữa tiệc, và các tiệc chiêu đãi cấp nhà nước (State Banquet) thì còn....nhục nữa vì lúc đó, các cụ chẳng có cơ hội nào để phủ nhận (hoặc giả vờ) mình không phải người Việt Nam.

Em xin kể ra đây vài vụ để các cụ thấy đôi khi, từ NHỤC đôi khi nó chưa đủ, mà nó phải gọi là QUỐC NHỤC

Hôm ấy, bên ta kéo nhau một đoàn gồm 38 người dự một bữa tiệc chiêu đãi cấp quốc gia. Sau khi cửa cung điện mở, về nguyên tắc ngoại giao "trưởng đoàn" ta sẽ đi cùng trưởng đoàn bạn và các "nguyên lão" ta sẽ đi cùng các "nguyên lão" bạn đi sánh bước vào. Nhưng KHÔNG, nhìn thấy trưởng đoàn ta lững thững bước vào thế là quần thần...túa mẹ nó vào làm các bạn chỉ biết lắc đầu kéo nhau vào sau. Có một số cụ còn quên không để lại ly rượu lại bàn cocktail đứng mà mang luôn tận cả vào bàn ăn sau đấy ý ới gọi phục vụ mang ly rượu dở ra vì....không tiện đặt ly đang uống dở trên bàn tiệc mới tinh

Một thói quen nữa là....dùng khăn ăn lau mặt thường trước bữa ăn, phục vụ họ có mang một khăn ấm hoặc khăn lạnh để vào chiếc đĩa bạc cạnh mỗi vị trí. Thường những khăn này dùng để lau tay hoặc chấm miệng nhưng cũng không quá khó để nhìn thấy một cụ thản nhiên rũ ra cái phạch rồi lau khắp mặt không thô bỉ đến độ cởi cà-vạt ra để lau cả cổ, nhưng hình ảnh lấy khăn ăn kì cọ mặt là hình ảnh....em thấy tương đối nhiều và thường xuyên.

Trong bữa ăn, đối với người nước ngoài, họ kị nhất là....san rượu từ ly của nhau và trút thức ăn từ đĩa người này sang đĩa người kia. Đấy là điều tối kị! Nhưng ta thì....vô tư. Em chứng kiến nhiều cảnh "mày uống hộ anh tí, say mẹ nó rồi" hay "miếng da cá này ngon lắm, mày ăn đi anh đang...kiêng" xảy ra không đến nỗi thường xuyên nhưng cũng không phải quá hiếm để...cảm nhận.

Thói quen uống của mình là mỗi lần uống là phải "cụng" hoặc "zô" nhưng ngoại giao, tối kị cứ mỗi lần uống là phải cụng ly nhưng chính mắt em nhìn thấy một cụ ngồi cạnh một đại sứ bắt vị đại sứ cụng ly gần....hai chục lần em ngồi đối diện, nhìn thấy mà chả biết chui mặt xuống đâu. May quá mà cụ chưa cao hứng bắt đại sứ hô "1 2 3 zô"

Mình không có thói quen ăn dao dĩa và quan trọng nhất là không nhớ bên nào đặt dao bên nào đặt dĩa (nĩa)nên thi thoảng cũng có trường hợp "ta" mượn nhầm dĩa hoặc dao của "bạn". Còn việc hì hụi cắt thịt bò bằng dao cắt bánh mì hay dĩa ăn cá để xiên thịt thì....thường xuyên. Thêm vào đó, việc áp dụng....thói quen cầm đũa khi ăn cũng được...áp dụng triệt để lên dao dĩa. Về nguyên tắc, khi nói chuyện lúc ăn, ta nên bỏ dao và dĩa xuống rồi nói và cái này được dạy và quán triệt rất cẩn thận, nhưng....chả hiểu các cụ cũng rất chóng quên. Việc vừa ăn vừa vung vẩy dĩa và dao nói chuyện cũng xảy ra tương đối thường xuyên.

Thêm vào đó, việc di chuyển từ bàn này sang bàn khác cũng...tương đối phổ biến trong khi quốc tiệc không cho phép điều này. Dù đã hạn chế được rất nhiều việc cụ này sang bàn cụ kia....chúc rượu trong tiệc chiêu đãi cấp nhà nước, nhưng trong các tiệc chiêu đãi từ cấp doanh nghiệp cho tới cấp tỉnh thì việc....lượn lờ gần như thường xuyên Các bạn chỉ biết lắc đầu còn phe ta thì nói: "sao mày cứ cắm mặt ăn, không sang chào....các cụ"

Còn vụ cứ nhe cả bộ nhá ra xỉa răng và vừa ăn vừa....tóp tép, còn ăn súp nóng mà húp sồn sột thì...cũng không phải hiếm!

Em chỉ kể vài vụ từ kinh nghiệm bản thân, không có ý chỉ trích ai, chỉ là những câu truyện sưu tầm để chúng ta cùng đóng góp một tay vào cái gọi là VĂN HÓA ĂN của chúng ta và hy vọng một số thế hệ tiếp theo sẽ tích cực hơn chứ nếu cứ tiếp tục thế này, e rằng chẳng mấy mà phần còn lại của thế giới nghĩ Việt Nam là một dân tộc "tham ăn tục uống" và đi đến đâu cũng chết nhục về miếng ăn!@lèm bèm của một thằng Anamit trên diễn đàn OS.com

***

" Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xôn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thết, những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh. Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng. Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữa và đám con nít reo ồ lên, một trong sô họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỷ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ. Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi ba người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa. Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh : Ăn đi , ăn đi. Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn. Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau. Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : Lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói : Ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu. Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon Lắm Ngon Lắm". tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không? Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. miếng Ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải. Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng " Bánh Đa " vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên. Cái chính rút ra được là : Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon. Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con Gà : " Đừng ăn Đừng ăn Không ngon Không ngon??? "...tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó ...không ngon ???.

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng " Chả " cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao. Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo" Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc.@ lèm bèm của một thằng Tây, anh đéo biết tên.

***


Đời mình đuợc ăn lộc nhà vợ vì nhà nó có mấy người họ hàng bên Tây. Từ ngày mình về làm rể, thi thoảng cũng đuợc lọ nước hoa, cái áo phông, đôi giày vải....Đếch biết thế nào nhưng cứ Tây là xịn rồi.

Cơ mà Tây nhà vợ mình đe_ó phải Tây xịn, xịn là phải Tây Ba-di, Lôn-đôn, Niũ-ước hay bét ra cũng đuợc cái Ốt-tờ-rây-li-a. Đằng này Tây Tân đảo ( đảo Nu-me, thuộc địa của của bọn Phớp nhợn ở Thái Bình dương, cách Úc 2000 cây lô mếch. Nơi đây xưa chuyên nhốt tù thuộc địa và nô lệ da đen để khai khoáng )

Theo con vợ mình thuật lại ( chắc đuợc bố mẹ nó truyền khẩu) thì thời đánh Pháp, ông đẻ ra mẹ vợ mình bị bắt đi đày sang đây. Hết chiến tranh trao trả tù binh nhưng ông không về mà tình nguyện ở lại lấy một người bản xứ rồi đẻ ra mẹ vợ mình và các ông bà khác nữa mà mình không biết hết tên.

Đến thời đánh Meõ, đảng ta hô hào Việt kiều hồi hương góp sức với những lời tuyên truyền rất chi là hào sảng về thiên đàng, về hào khí dân tộc và những chói chang mai sau. Mẹ vợ mình hồi ấy còn trẻ, ai cũng bảo về là lăn vào mũi tên hòn đạn nhưng không nghe, cứ đâm bổ về. Theo như suy nghĩ của mình bây giờ thì hành động như vậy là…rất ngu.

Đó là năm 1966.

Bà mẹ vợ về năm đó mới 16 tuổi, tiếng Phớp nói giỏi như tiếng Việt, xây dựng chiến đấu hăng hái lắm. Hết đánh nhau, nhờ có tý trình lùn nên đuợc giao làm công tác ngoaị thương, mậu dịch. Đến nay bà vẫn bảo là bà ngu nên mới về, toàn ảo tưởng, hoang đường cả. May mà không chết đoí.

Đau nhất là mẹ vợ mình tý nữa ế chồng. Ngày đó lấy vợ hay chồng mà có tý lý lịch " bất an " như bà mẹ vợ mình thì khủng khiếp lắm. Đuợc cái may, ông già vợ cưới vạo đuợc phát nên cũng thoát.

Vợ mình là sản phẩm của một thời đểu giả đó!

Tây vớ vẩn thế mà cũng giàu phết, ba bốn cái siêu thi to như Mắc-cô trên đuờng Đê la thành, ai cũng xe hơi, biệt thự biển. Nghe đâu mấy đứa cháu qua chơi ở nán lại rửa bát cũng đuợc nghìn hai đô một tháng.

Với 400.000 dân, cả thổ điạ, An-nam, da đen... Nu-me theo như mình hóng đuợc, chưa đến độ là thiên đuờng nhưng cuộc sống thì sung sướng lắm. Tây vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo của nó như thế là ác liệt rồi, trông mong cái đé_o.

Dân An-nam ta đa phần chí thú làm ăn và khôn lỏi nên sống cũng dư dả. Chán nhất là đám da đen, chỉ thích đi làm thuê hoặc lang thang ăn trợ cấp xã hội. Đúng là một chủng tộc có mả...nô lệ!

Thằng anh con nhà ông bác của con vợ mình mò về An-nam tìm vợ. Ở bển hắn khí giaù, những 2 cái siêu thị to vật nhưng người ngợm trông chả ra cái đé_o gì. Bé tý!. Nghe hắn bảo bên đó Tây nó to, bọn Đen thì không dám đụng, mình dân An-nam thấp bé nhẹ cân về An-nam lấy vợ là hay nhất. Ở bển cũng có gái An-nam, nhưng tóc vàng, đeo khuyên hết cả. Chơi bời, đú đởn chả thua gì Tây.

Năm thằng anh họ nhà con vợ mình về 2 lần, năm nay là năm thứ 3 của cuộc trường chinh cưới vợ. Hắn 37 nhưng trông trẻ vì người ...choắt. Những năm truớc, yêu cầu của hắn về đối tượng là trẻ, đẹp, có học thức, nói đuợc tiếng Phớp thì càng tốt. Ngu xuẩn nhất trong cái mớ yêu cầu của hắn là dứt khoát phaỉ...còn trinh. Đ.m, có khi hắn hâm thế nên mãi đé_o lấy đuợc ai cũng nên?!

Anh em họ hàng, bạn bè...sấp-pót cho hắn dữ lắm, nhưng với cái yêu cầu quaí đản đó làm mọi người nản và ngãng ra dần.

Năm thứ 2 hắn về, vẫn những yêu cầu đó nhưng hạ thấp 1 chỉ tiêu ( mà lại là chỉ tiêu tối quan trọng ) là đé_o cần còn trinh nhưng vẫn phải đảm bảo trẻ, đẹp, có học thức, nói đuợc tiếng Phớp thì càng tốt.

Mọi người lại bâu vào sấp-pót cho cái yêu cầu tuy có bớt phần quaí đản của hắn nhưng kết quả vưỡn về mo. Hắn nản ra mặt, ngửa cổ lên trời mà lèm bèm: Đ.m, đã thế bố mày ở một mình cho lũ gái chúng mày thèm. Cest lavie!

Ấy thế mà thế chó nào hắn lại mò về lần thứ ba mới taì. Hắn nói không phải tìm vợ nữa mà lo chuyện làm ăn, tìm vài mối hàng để đánh qua đó bán. Thế cũng đuợc!

Ở đất mẹ An-nam gần ba tháng, hắn đi đâu, làm gì không ai biết rồi nhằm đúng ngày rằm đẹp trời hắn mang giấy mời đến thông báo cưới vợ và mời ăn cỗ ở Đai-u. Đ.m, có thế chứ!

Mình sẽ thuật lại chuyện hắn lấy được vợ ở phần sau, nay đi vào phần chính.

Cái bô -rum ( ball room ) ở Đai- u to vaĩ, chứa tới gần năm trăm nhân mạng không còn một chỗ trống. Khứa sang, khứa hèn, trẻ con, bà già đủ cả. Công nghệ tiệc cưới về cơ bản là rất chuyên nghiệp, như lai vờ xô. Bàn to, mâm xoay nhét 12 người. Mình lạc chuồng đến sau nên bị nhét vào ngồi chung một bàn tuyền với những người không mang họ, lạ hoắc. Có lẽ là khách bên đằng gaí.

Ly uống vang to như nửa cái gáo dừa. Mọi người cùng nâng cốc chào mừng cô dâu, chú rể. Mấy đứa ngồi bàn mình, cả đực, cả cái phải bê bằng hai tay, tợp một phát rõ to rồi nhăn mặt: chua như nuớc đái meò!

Cái khăn ăn màu hồng, to bản đẹp là thế mấy em cuốn tròn như giấy đi iả, chùi lấy chùi để chứ ứ trải ra đuì. Một thằng sành điệu còn gấp đôi thành hình tam giác rồi đeo mẹ nó vào cổ, trông như cái yếm, hao hao như cái khăn quàng lộn ngược. Đang chén, thằng sờ pích cơ trông điệu đà như Thị Màu ông ổng: chúng tôi có những phần quà cho quý vị đuợc quấn trong khăn đỏ buộc ở ghế ngồi.

Đ.m, đang yên ổn đánh chén thì ồn ào như chợ vỡ. Một con mụ ở bàn mình ngồi trúng cái ghế có khăn buộc đỏ trúng ngay đuợc một hộp quà rất đẹp. Mụ xóc xóc rồi mở ra, một cái vở hộp điện thoaị Sam sung E730 mới caú. Cả bàn nhao lên: điện thoaị rồi, chia đê!
Đ.m, khối ra đấy, tưởng bở. Chỉ có mỗi lọ dầu gội đầu, xem kỹ đát không khéo còn hết!

Lại đánh chén.

Trên kia, em Thùy Dung đang ca cẩm bài Triệu đóa hồng. Vẫn điệu đà, diêm dúa như mọi khi. Hát xong, tịnh đé_o có lấy một tiếng vỗ tay, thực khách, thính khách hẵng đang còn bận đớp hít, rỗi tay đé_o đâu mà vỗ.

Một chú đầu trọc, vác vi ô lông làm một bài nhạc Phớp, cũng đé_o thấy ai vỗ tay. Ngẫm thương cho cái đám ca sĩ đi hát đám cưới đến tệ!

Tiệc sắp tàn, người ta bê lên bánh kem tráng miệng có phết sô cô la, ăn ngầy ngậy như tào phớ. Mấy đứa kia tưởng bở xúc lấy xúc để rồi đ.m, bụm mồn nhăn mặt kêu buồn nôn. May không mửa ra bàn!

Nói chung cái sự đánh chén nông dân cực.

Đã thế, nhoáng cái hơn chục cái khăn ăn màu hồng không cánh mà bay trong lúc mình ra ngòai làm cốc trà tráng miệng. Cái bệnh tắt mắt, ăn cắp vặt của đám người kia mình biết tỏng. Mà cũng chả trách họ đuợc, khăn đẹp và tốt thế cơ mà.

Khiếp đảm nhất là cái màn " tổng kết " ra về, đến ùn ùn, về ào aò. Đã thế lại còn tranh thủ bốc bích quy, hạt dưa, hạt bầu đút túi để ăn chắt dần. Mấy anh trung niên lại còn " dồn toa " thuốc lá điếu, đút hết túi trên, túi dưới lại còn găm cả vào mang tai.

Mấy bà, mấy chị cũng tỏ ra sành điệu với áo dài thêu kim tuyến, quàng khăn len nhưng miệng cứ thè lè cái tăm nhọn hoắt, thi thoảng cứ chẹp chẹp, tặc tặc như thằn lằn bắt mối. Hãi nhất là đám nam thanh, nữ tú cứ dậm rịch, chen nhau lên sân khấu bắt anh chơi ọc- gân đánh baì...vọng cổ làm cho chú rể phải dỗ: thôi, lát hát karaoke, đặt phòng rồi.

Hai vợ chồng mình bị lạc nhau, ra sảnh chờ mãi mới đón đuợc. Về nhà, vợ mình nấu cho bát mì tôm 2 trứng, đớp hết mình ngủ một mạch đến sáng.@ của anh Phẹt, biên 2006 trên diễn đàn vnn.
Nguồn: http://www.photphet.info/2012/09/nguoi-nam-ia.html

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Gà qué cũng khôn thật.


Lê Hoàng: Đại gia cũng ... "ngu" thật

Vị đạo diễn nổi tiếng đánh đá Lê Hoàng nói về việc đại gia bỏ tiền để "mua" chân dài, hoa hậu một đêm.
Vừa qua, bà con cả nước xôn xao vì vụ mấy cô hoa hậu, người mẫu đi khách. Có hai lý do để họ bàn tán, một là tại sao xinh đẹp thế, nổi tiếng thế mà phải làm chuyện này, hai là giá cao quá nhỉ, kẻ ít thì một ngàn, kẻ nhiều thì đâu tới 8.000 USD một chuyến.
Thực chất đại gia có bỏ 8.000 USD để ngủ với những người mẫu, diễn viên đó hay không rất khó kiểm chứng, nhưng chắc chắn một điều rằng, không có đại gia nào ngu đến mức bỏ ra 8.000 USD chỉ để làm những việc như thế. (Người mẫu Dương Yến Ngọc)

Tám ngàn đô là bao nhiêu? Dạ thưa 160 triệu đồng. Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường may mắn xin được việc làm tối đa khoảng 5 triệu đồng một tháng, thì tám ngàn Đôla coi như 3 năm lương. 3 năm lương trong một đời người hôm nay quan trọng lắm. Bởi chỉ mấy tháng là biết bao sản phẩm thay đổi, biết bao bộ phim ra đời và biết bao cuộc thi trên truyền hình được tổ chức, người ta làm quần quật ba năm mà mình chỉ “A” một cú thì … bở thật.


Đạo diễn Lê Hoàng
Nhưng người mẫu Dương Yến Ngọc, một cô khá có uy tín trong nghề nghe việc này đã phát biểu rằng đại gia ngu mới trả giá đấy. Lời khẳng định đó khiến thiên hạ hoang mang quá. Đại gia làm sao mà ngu nhỉ? Hay nói khác đi, ngu sao trở thành đại gia được?

Bởi vì đại gia rất hiếm. Không tin bạn cứ thử thò mặt một phút ra đường, lập tức sẽ gặp xe ôm, sẽ gặp sinh viên, sẽ gặp thợ hồ, chứ có khi đi cả ngày chả nhìn thấy đại gia.

Do đó, nhiều cô gái đẹp cả đời săn đại gia mà không săn được, hoặc chỉ toàn vớ phải đại gia rởm. Thế tại sao hiếm? Ai mà không hiểu đại gia không nuôi được, không trồng được, không chế tạo được. Ví dụ như tôm hùm thì còn có thể nuôi, nhân sâm có thể cho mọc trên núi còn ti vi chế tạo là thành, nhưng đại gia thì không thể. Nếu đại gia mà dễ dàng nhiều như gà công nghiệp thì gia đình nào chắc cũng có hàng tá. Tiếc thay là tuyệt nhiên không. Chỉ dòng họ nào may mắn lắm, tu từ tám đời mới có một kẻ làm đại gia để họ thơm lây.

Đại gia cũng không thể đào tạo. Chả có trường đại học nào cấp bằng đại gia, dù có cấp được bao nhiêu bằng tiến sĩ đi chăng nữa. Thiếu gì những bác học thức đầy mình, tiếng tăm lừng lẫy mà nghèo khổ, gọi là tiểu gia còn chưa đáng nói gì tới đại.

Nói cách khác, đại gia cũng như Tôn Đại Thánh trong truyện Tây Du Kí, phải tu luyện mấy ngàn năm và phải do trời đất tích tụ chứ không hề tự nhiên mà có.

Cuối cùng, đại gia có bao nhiêu tiền? Vấn đề này luôn luôn tranh cãi. Trong một nhà trọ sinh viên, khi tất cả ăn đĩa cơm hai chục ngàn mà có chú ăn tới ba chục, bạn bè phong cho chức đại gia. Với bác xe ôm, ai đi xe tay ga đều xứng đáng đại gia còn với anh bán kẹo kéo, cứ ngồi xe hơi thì chắc chắn là đại gia rồi. Còn với cô gái quê, có khi chỉ là một ông Đài Loan cũng được tin là đại gia nốt.

Nhưng với những người có tiêu chuẩn cao, có nhân quan sâu rộng kiểu như mấy cô người mẫu và hoa hậu, thì đại gia phải là loại có năm bẩy căn nhà, ba bốn xe hơi chưa kể nhiều thứ linh tinh khác. Nghĩa là tài sản phải lên tới vài trăm hoặc vài ngàn tỷ chứ không vớ vẩn được.

Ví dụ như bạn có 100 tỷ và bỏ ngân hàng, lãi suất 12% năm như hiện nay thì mỗi tháng cũng lãi khoảng 1 tỷ. Một tháng có ba mươi ngày, thì mỗi ngày như vậy cũng được tiêu xài hơn 30 triệu. Như thế, đi gặp một cô hoa hậu giá 160 triệu chỉ có có 5 ngày … tiền cơm!
Thế thì nên đi quá đi chứ! Có gì mà khó, có gì mà ngu! Nhưng khi đại gia gặp phải hoa hậu rởm hoặc người mẫu rởm, mà khốn nỗi, thứ rởm ấy lúc này đầy, nếu không nói rằng chiếm đa số, như thế thì cô Yến Ngọc vẫn đúng, đại gia ngu thật!


Theo Duyên Dáng Việt Nam

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Những động thái “lạ” tại cửa khẩu biên giới Móng Cái

Những động thái “lạ” tại cửa khẩu biên giới Móng Cái
04:28:00 20/08/2012
Tài khoản ngân hàng mà một số thương nhân Việt thường xuyên làm ăn với Trung Quốc mở tại thành phố Đông Hưng (thuộc tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) bất ngờ đã bị phía Trung Quốc phong tỏa. Ngoài ra, một số người Việt Nam lao động theo hợp đồng tại Trung Quốc khi về nước mang theo tiền lương cũng bị tịch thu tại cửa khẩu.
Từ giữa năm 2012 đến nay, hoạt động giao thương với Trung Quốc tại khu vực cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) đã có những dấu hiệu bất thường làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giảm mạnh so với cùng kỳ và các tháng trước đó. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do phía Trung Quốc tăng cường các hoạt động kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Ngay cả những loại hàng hóa nguyên liệu thô, thủy sản đông lạnh vốn rất hút hàng thì nay cũng không dễ gì sang được bên kia biên giới.
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái - xác nhận đúng là có những động thái không bình thường trong thời gian qua.
Với lợi thế thành phố cửa khẩu lớn nhất miền Bắc, Móng Cái thường xuyên có trên 400 DN tham gia hoạt động kinh doanh thương mại qua biên giới với Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày có khoảng 450 container hàng hóa XNK, có trên 1.600 tàu, đò của Việt Nam tham gia vận chuyển hàng hóa chủ yếu trên sông Ka Long và bến Lục Lầm. Tổng kim ngạch XNK từ năm 2005 đến 2011 đạt 23.866 triệu USD và luôn trong xu thế tăng trưởng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2012 đã có chỉ số giảm. Trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch XNK trên địa bàn thành phố đạt 2.607.641 triệu USD, chỉ bằng 78,9% so với cùng kỳ.
Hiện chưa cập nhật số liệu của tháng 8, nhưng nếu có thì chắc chắn giảm mạnh so với tháng trước. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nhóm hàng nông, lâm, thủy sản như cao su, tinh bột sắn, thuốc lá điếu… Thậm chí ngay cả khoáng sản than, loại hàng hóa thuộc loại đắt khách nhất, chạy nhất thì nay Trung Quốc cũng không có nhu cầu mua của Việt Nam, dù chính hay tiểu ngạch.

"Cấm biên" khiến cửa khẩu Móng Cái đìu hiu.

Chi cục Hải quan Móng Cái cũng cho biết, tính đến ngày 9/8/2012 trên địa bàn Móng Cái còn tồn 3.860 container, gần một nửa trong số đó với 1.314 container là hàng thực phẩm đông lạnh, phải dùng điện bảo quản tại các kho bãi chờ xuất.
Ông Nguyễn Văn Tính, Trưởng Trạm KSLH Km15 - Bến tàu Dân Tiến cho biết thêm, trước kia, thỉnh thoảng cũng có những đợt ứ hàng nhưng không kéo dài, trước sau gì cũng được xuất khẩu. Riêng đợt này, hầu như không có lô hàng nào xuất được sang Trung Quốc, hàng ứ đọng đã nhiều tháng và rất khó để biết cụ thể đến bao giờ thì những "công" hàng tồn đọng này mới được xuất biên. Đặc biệt, đối với hàng tạm nhập tái xuất thì việc ứ đọng lại thêm một gánh nặng nữa cho các lực lượng chức năng...
Một số doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh XNK vì sốt ruột chờ đợi quá lâu đã tự thăm dò động tĩnh từ phía bên kia biên giới. Thông tin mà họ cung cấp cho chúng tôi là khoảng một tháng nay, phía Trung Quốc đã bố trí gần như dày đặc các nhà tạm (lán trại, nhà bằng vỏ container, bạt...) làm chốt điểm kiểm soát có vũ trang dọc chiều dài biên giới. Đáng ngại hơn, một số thương nhân Việt thường xuyên làm ăn với Trung Quốc đã mở tài khoản ngân hàng tại thành phố Đông Hưng (thuộc tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) để tiện giao dịch, thanh toán. Nhưng từ tháng 7/2012, bất ngờ đã bị phía Trung Quốc phong tỏa. Ngoài ra, một số người Việt Nam lao động theo các hợp đồng tại Trung Quốc khi về nước mang theo tiền lương cũng bị tịch thu tại cửa khẩu.
Cũng có nguồn tin không chính thức nói rằng, Trung Quốc tăng cường kiểm soát khu vực biên giới là nhằm bảo đảm an ninh phục vụ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đợt 1 "cấm biên" đến hết ngày 31/8/2012, nhưng không rõ sau đó sẽ "mở" biên hay cấm tiếp đợt 2, đợt 3...
Trước tình hình trên, Bộ Công thương, Sở Công thương Quảng Ninh và UBND TP Móng Cái đã có cuộc họp khẩn cấp nhằm giải quyết những bế tắc hiện nay trong hoạt động XNK tại khu vực biên giới. Song, chưa có kiến giải quan trọng nào để cải thiện tình hình


nguồn: http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2012/8/178768.cand
Lê Minh Triết

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Tuyển chọn – Chìa khóa để thành công

Tuyển chọn – Chìa khóa để thành công
Rey Bajenting - RB Sugbo Gamefowl Technology

Trong bộ môn chọi gà, tuyển chọn là chìa khóa để thành công. Lai tạo cũng chẳng qua là việc tuyển chọn con giống phù hợp. Dẫu đá giải hay đá cáp, việc tuyển chọn gà hay là cần thiết. Và nếu bạn có khả năng tài chính, mà không thực sự tham gia trực tiếp vào trò đá gà, việc tuyển chọn nhà lai tạo (breeder), chuyên viên chăm sóc (handler) và biệt dưỡng gà (conditioner) là yếu số sống còn.

Và nên nhớ, gà hay mới làm nên tên tuổi sư kê, chứ không phải sư kê làm nên tên tuổi của gà hay. Bước đầu tiên để biệt dưỡng thành công là tuyển chọn phù hợp.

Như đã đề cập trước đây, việc tuyển chọn có tính tương đối, tùy thuộc vào quan điểm cá nhân, môi trường, cơ hội và thậm chí cả số năm lăn lộn trong ngành này. Tuy nhiên, có những nguyên tắc chung được chấp nhận một cách rộng rãi trong việc tuyển chọn chiến kê.

Khoa học chiến thắng bắt nguồn từ nghệ thuật tuyển chọn. Nguyên tắc tuyển chọn đầu tiên mà tôi học được từ các sư phụ: Không bao giờ hy sinh nền tảng (concrete) bằng biến dị (variable).

Dòng gà hoàn hảo, hết sức cân đối, từ lối đi cho đến cấu trúc cơ thể và dáng, đầu nhỏ, mắt đỏ tươi, tỷ lệ chân phù hợp với đùi hơi dài hơn cán, cán nhỏ và ngón mảnh mai là ví dụ về những yếu tố nền tảng, trong khi lối đá là biến dị. Yếu tố nền tảng không thay đổi. Biến dị thay đổi tùy vào lối đá của đối thủ và tình trạng thế chất của bản thân.

Đừng chọn những con thiếu một vài thông số nền tảng chỉ vì bạn thấy chúng xổ tốt một đôi lần.

Chỉ khi nào gà đạt tiêu chuẩn riêng của bạn về mặt yếu tố nền tảng thì bạn mới xổ để xem nó có đạt tiêu chuẩn về lối đá hay không.

Trước tiên, cần xác định xem chiến kê có chất lượng tốt hay không, dựa vào dòng giống và lai tạo. Có những dấu hiệu cho thấy một chiến kê chất lượng chẳng hạn như đầu nhỏ, mắt sáng và hình dáng tổng thể. Tuy nhiên, đảm bảo tốt nhất mà bạn có là danh tiếng của nhà lai tạo.

Cũng cần xác định xem con gà bạn sắp mua có được nuôi dưỡng đúng cách không. Chúng có được chăn thả từ nhỏ? Chúng có được cột dây từ tháng tuổi thứ bảy? Và chúng có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và luôn mạnh khỏe từ khi ra đời?

Rồi bạn kiểm tra các đặc điểm thể chất. Dáng cân đối, vai rộng, thân hình bầu dục với xương lườn hơi nhô, chiều dài cổ cân đối, lông đuôi cân đối, cán nhỏ trơn láng và hơi ngắn so với đùi, và điểm quan trọng nhất là dáng đi (gait).

Gà bước lệt bệt cần phải loại ngay lập tức. Dáng đi không chỉ là tỷ lệ cân đối giữa thân, cổ và chân, mà còn là sự hài hòa khi gà di chuyển: cách mà nó bước đi, sải những bước dài và đều, ngón thới chạm đất trước, cảnh giác và tập trung.

Gà hay luôn cảnh giác và dường như để ý đến môi trường xung quanh. Khi chúng đứng hay bước đi, ngón thới đặt xuống đất trước; chúng luôn ngóc đầu lên cao; và sải những bước dài và đều.

Quan sát thật kỹ cách gà bước đi. Những con bước ngắn thường nhảy không cao. Trong khi gà bước chân cao, nghĩa là co chân lên gần ngực, sẽ bị hạn chế khi di chuyển ngang.

Chỉ những con đạt tất cả những tiêu chuẩn ở trên mới được đem xổ để coi lối đá. Thường thì chúng luôn đá tốt.

Gà hay không chuyên một lối đá nào, không nhất thiết phải luôn đá canh chặn (angat), đá chân thấp (grounder) hoặc đá chân cao (breaker) nhưng chúng có thể đá theo bất cứ lối nào khi hoàn cảnh bắt buộc.

Đừng quá tập trung vào lực đá, bởi gà sẽ chậm. Đừng quá tập trung vào tốc độ, bởi gà sẽ chém không chính xác. Đừng quá tập trung vào đá cao chân, bởi gà sẽ yếu trên mặt đất. Quan trọng hơn cả, đừng chọn gà né tránh quá nhiều. Nó sẽ không tập trung vào việc triệt hạ đối phương mà chỉ cố để tránh bị hạ thủ. Cũng bằng mọi giá, hãy tránh những con có thói quen đá lông. Trong các giải đá dao ngày nay, điều đó sẽ khiến chúng bị chém vào cổ.

Việc phòng thủ thuần túy không mang lại chiến thắng. Gà hay là con dữ ngay cả trong phòng thủ: nạp liền ngay sau khi dạt, chòi ngược lại trong khi nhảy lùi, và luôn cố gắng triệt hạ đối thủ khi ra đòn.

Khôn ngoan không đồng nghĩa với khả năng tránh đòn. Đó là khả năng tung ra những cú đá chính xác vào thời điểm thích hợp khiến đối phương không thể nào tránh nổi.

Một con gà hay đá từ bất kỳ tư thế nào, bất kể trên không hay từ phía sau. Nó có thể ghi điểm nhờ những cú nạp từ bên dưới, từ mặt bên hoặc thậm chí, khi lưng đang tựa vào tường.

Khi tuyển chọn chiến kê đá trường, hai đặc điểm quan trọng nhất, theo thứ tự, là khả năng chém (cutting ability) và độ gan lì (gameness). Nhiều người mà tôi trao đổi, một số là những sư phụ, không đồng ý với tôi rằng khả năng chém xếp trên độ gan lì. Lý do mà tôi vin vào bởi vì đây là trò đâm chém, vậy nên khả năng chém phải được xếp trên độ lì. Một chiến kê ít gan lì vẫn có thể chém tốt và thắng trận. Nhưng chiến kê chém tệ không thể hạ độc thủ, do đó không thể giành thắng lợi. Trong hầu hết mọi trường hợp, nó sẽ có kết cục như sau – phơi xác.

Rồi sau khả năng chém và độ gan lì, mà tôi thích gọi là “nền tảng” bao gồm cả lực và sức chịu đựng (endurance), tôi chọn tiếp sự khôn ngoan, lanh lợi (agility) và tốc độ. Cả ba phải đi chung với nhau. Bởi vì lanh lợi là đặc điểm cho phép một con gà khôn ngoan thực hiện những điều cần thiết trong một hoàn cảnh đặc biệt, và tốc độ cho phép nó thực hiện điều đó nhanh hơn đối thủ.

Khi đánh giá khả năng chiến đấu, các sư phụ coi tốc độ là đặc điểm rất quan trọng. Tốc độ xử lý, tốc độ ra đòn. Bởi vì như người ta thường nói, đá gà giống như đấu súng, bạn phải nhanh bởi chậm là chết.

Dù ý kiến ra sao, bởi vì chúng tôi, những người Filipinos, đá cựa dao dài, chúng tôi phải cân nhắc những đặc điểm đem lại nhiều thuận lợi đối với loại vũ khí này.

Cũng tương tự như khả năng chém quan trọng hơn sự gan lì, tốc độ quan trọng hơn lực, thời điểm quan trọng hơn tốc độ, và sự khôn ngoan quan trọng hơn sức chịu đựng. Luôn ghi nhớ điều này và bạn sẽ thắng nhiều hơn thua. Tuy nhiên, với mục đích định nghĩa về một chiến kê với khả năng chiến đấu tốt, tôi gom tất cả những đặc điểm này thành ba phần – khả năng chém; độ gan lì, lực và sức chịu đựng hay gọi chung là “nền tảng”; và sự khôn ngoan, lanh lợi và tốc độ.

Gà hay không có bất kỳ lối đá đặc trưng nào. Chúng có khả năng chém, yếu tố nền tảng, và sự khôn ngoan, lanh lợi và tốc độ. Tất cả những đặc điểm nhằm hướng đến một mục tiêu. Triệt hạ đối phương.


Khả năng chém
Khả năng chém (cutting ability) là khả năng tung đòn sát thủ một cách chớp nhoáng.

Gà chém tốt duỗi chân đá tối đa. Điều này có lợi thế vươn xa và đâm sâu. Nó đá mục tiêu có chủ đích và gây tổn thương tối đa. Nó không nhất thiết phải co hết chân sau khi đá nhằm bung tiếp cú nữa. Điều này có nghĩa, nó tung liên tiếp nhiều cú đá trong một thời gian ngắn với tốc độ siêu việt, do vậy có nhiều cơ hội hạ sát đối phương.

Ngược với điều mọi người thường nghĩ rằng khả năng đá phụ thuộc vào bổn bang, trên thực tế nó phụ thuộc vào ba yếu tố: di truyền, tâm lý và thể chất.

Vâng, dòng gà được lai tạo với đặc điểm này. Có dòng chém rất tốt. Nó nằm trong gien của chúng. Tuy nhiên, trạng thái tâm lý và điều kiện thể chất cũng ảnh hưởng đến khả năng chém. Khi chiến kê không ở trạng thái tâm lý tốt, mất tập trung hay không hoàn toàn để tâm vào trận đấu, nó có thể mất khả năng chém vốn có bởi vì nó lo ra thay vì tập trung vào việc hạ sát đối phương. Điều kiện thể chất cũng rất quan trọng. Gà vai u thịt bắp hay cơ bắp lỏng lẻo không thể chém tốt. Điều này cũng đúng với chiến kê không có trọng lượng hay độ ẩm cơ thể lý tưởng.

Nền tảng
Nền tảng mà tôi đề cập là độ gan lì, lực và độ bền. Độ gan lì, lực và độ bền dường như có mối tương quan. Đây là những đặc điểm cơ bản làm nên nền tảng, khả năng chiến kê đá đến giọt máu cuối cùng với sự quyết tâm và năng lực đâm chém cho đến cuối trận.

Độ gan lì là xu hướng sát thủ không ngừng nghỉ, bất chấp hoàn cảnh. Không chỉ khao khát chiến đấu thông qua việc luôn mổ khi dứ (careos). Có sự khác biệt giữa gà gan lì với gà chỉ mổ để trả đũa. Độ gan lì là nền tảng cho phép gà thực hiện tất cả những điều kỳ diệu.

Lực là khả năng tung cú đá một cách mạnh mẽ và đâm sâu vào da thịt đối phương dẫu đang bị thương tích nặng.

Sức chịu đựng là khả năng vượt qua sự đau đớn và chấn thương, kể cả những vết thương chí mạng, trong một thời gian dài.

Ba yếu tố này làm nên nền tảng. Là khả năng giúp gà trụ vững cho đến hết giải. Là năng lực tiềm tàng hỗ trợ đàng sau. Là bản năng sát thủ dù chỉ còn chút sức tàn và giọt máu cuối cùng.

Sự khôn ngoan, lanh lợi và tốc độ
Sự khôn ngoan, lanh lợi và tốc độ khép lại định nghĩa về một con gà hay. Khôn ngoan là khả năng nhận biết phải làm điều gì trong một hoàn cảnh nhất định. Lanh lợi là khả năng thực thi trong hoàn cảnh đó và tốc độ là hạ thủ nhanh hơn đối phương. Một con gà khôn có thể biết phải làm gì nhưng nếu không đủ lanh, nó sẽ không thể thực thi được điều đó. Và nếu không có tốc độ, gà đối phương có thể đã hạ thủ trước khi nó kịp xuất đòn. Khôn ngoan là khả năng di chuyển một cách thông minh nhằm đưa đối phương vào thế bất lợi, chẳng hạn như treo trên đầu đối phương ở trên không. Lanh lợi là đặc điểm cho phép gà khôn ngoan thực hiện những điều cần thiết, tốc độ giúp nó hạ sát đối phương và ra đòn một cách gọn gàng vào đúng thời điểm thích hợp.

Chìa khóa của việc tuyển chọn
Trước hết, phải chắc chắn chiến kê xuất phát từ dòng gà hay, tức dòng gà đá hay và có tỷ lệ thắng độ cao.

Thứ nhì, đảm bảo nó được nuôi nấng một cách lý tưởng, với dinh dưỡng thích hợp, thả rông và cột dây; hay trong điều kiện nuôi nhốt như lồng kẽm và lồng dưỡng. Rồi đánh giá hình thái, dáng, độ cân đối, mắt, cánh, cán. Lời khuyên chung, chiến kê đẹp mã với hình dong cân đối và di chuyển duyên dáng thường đá hay.

Sau cùng, cần cân nhắc đến bến đá (fighting style). Nguyên tắc hàng đầu: gà chém đối phương nhiều hơn bị chém là gà hay, và gà thường đá trước là gà hay.



------------------------------------------------------------


Ghi chú

Ở đây, có hai câu hỏi được đặt ra: 1) Có thể áp dụng những kinh nghiệm tuyển chọn gà đá cựa dao ở Phi vào gà đá cựa sắt (cựa đâm) được không? 2) Có thể pha gà nòi với gà Phi hay không?

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu: gà Phi là gì? Gà Phi là gà Mỹ được “phát triển” để đá loại cựa dao dài có tính sát thương rất cao. Trong các giải derby, trận đấu thường kết thúc trong vòng mấy chục giây. Xét về mặt chiến thuật thì gà Phi chỉ tập trung vào “khai cuộc”, xét về mặt kỹ thuật thì chỉ cần đá trúng người đối phương là đủ vì hầu như trúng là chết, toàn bộ sức lực tập trung vào độ chục chân đầu. Những con gà bật cao, bay dữ và chém xối xả từ trên không có nhiều lợi thế. Bởi vậy mà kiểu hình đặc trưng Filipinos với chân cao và lưng dài xuất hiện. Theo các sư kê Mỹ thì việc lai tuyển chọn để tạo ra kiểu hình như vậy mất rất nhiều thời gian, cỡ năm bảy chục năm và nhiều khả năng gà Mỹ gốc đã được pha với giống gà modern game chân cao để tạo ra gà Phi với kiểu hình cao lêu nghêu. Modern game vốn là gà chọi Anh (old english game) lai với gà đòn Malay nhưng hầu như không được dùng để đấm đá, trên thực tế nó là một thử nghiệm thất bại và không như tên gọi (game), nó chỉ là gà kiểng! Vấn đề là nó lẫn máu rót nhưng chẳng sao, vì gà Phi không đặt nặng độ gan lì. Nhận định này có thể đúng vì khi quan sát một số độ gà trên mạng, có trường hợp rất tức cười, gà Phi hạ sát xong đối phương rồi bỏ chạy luôn, cho nhử mấy lần với gà chết vẫn bỏ chạy, không biết trọng tài xử ra sao. Trong các trận đá túi xụi theo kiểu bài cào rùa (karambola), chúng ta cũng thấy một số con bỏ chạy. Như vậy, tuy không phải dòng gà nào cũng bị pha, và nhà lai tạo nào cũng xem nhẹ độ gan lì, nhưng xu hướng chung của lối đá cựa dao là như vậy.

Gà đá cựa sắt phải ra đòn chính xác hơn, vào các yếu huyệt và đủ lực để cựa vô sâu, gây thương tổn cho đối phương. Các trận đấu cũng thường kéo dài hơn do đó cần sức chịu đựng, gan lì. Tóm lại cũng bấy nhiêu đặc điểm nhưng thứ tự ưu tiên có thể khác vì sử dụng thể loại vũ khí khác, tức cựa đâm thay vì cựa dao; chẳng hạn theo các sư kê Mỹ thì độ gan lì phải được ưu tiên hàng đầu. Nói chung là vậy, mỗi sư kê đều có quan điểm riêng về tuyển chọn. Tất nhiên, trên lý thuyết không ai ngăn cản sư kê pha gà nòi với gà Phi để tạo ra bổn gà đá xối xả lúc khai cuộc nhưng trong lãnh vực cựa sắt, lối đá đó có thể không có nhiều lợi thế.

Tóm lại, 1) Chúng ta học hỏi nhưng cần hiểu rõ sự khác biệt về vũ khí, giữa đá cựa sắt với cựa dao, điều ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển chọn, 2) Trên lý thuyết, chúng ta vẫn có thể pha với điều kiện dòng gà chứng tỏ độ gan lỳ. Nhưng lấy gì kiểm chứng? Bởi vậy cần hết sức cẩn trọng.

thay đổi nội dung bởi: vnreddevil, ngày hôm nay lúc 07:35 AM

Nguồn:  http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php/130994-Tuy%E1%BB%83n-ch%E1%BB%8Dn-%E2%80%93-ch%C3%ACa-kh%C3%B3a-%C4%91%E1%BB%83-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng