Thursday, 09.01.2011, 08:00pm (GMT-7)
Có đến hai thành phố ở trong một Bắc Kinh. Một là Bắc Kinh của quyền lực và đồng tiền. Người ta chẳng quan tâm hàng xóm của mình là ai; họ không hề tin tưởng bạn. Hai là Bắc Kinh của nỗi tuyệt vọng. Tôi nhìn những người đi trên những chuyến xe bus công cộng, nhìn vào mắt họ và nhận ra rằng họ chẳng có chút niềm tin nào. Họ thậm chí chẳng bao giờ dám nghĩ rằng có thể mua được một ngôi nhà. Họ đến từ những ngôi làng vô cùng nghèo khổ, nơi họ chưa bao giờ được thấy điện hay giấy vệ sinh.
Hàng năm, hàng triệu người đổ tới Bắc Kinh để xây dựng cầu đường, nhà cửa của thành phố này. Mỗi năm, họ xây dựng lên một Bắc Kinh bằng với kích thước của thành phố này năm 1949. Họ là những kẻ nô lệ của Bắc Kinh. Họ ngồi xổm trước những công trình bất hợp pháp mà Bắc Kinh phá hủy khi mở rộng thành phố. Ai là chủ của những ngôi nhà này? Chính là những người của chính phủ, những ông chủ hầm mỏ, những người đứng đầu của những doanh nghiệp lớn. Họ mang tới Bắc Kinh những món quà – và những nhà hàng, những quán karaoke, những phòng tắm hơi, vì thế, mọc lên như nấm.
Bắc Kinh nói với những người ngoại quốc rằng họ có thể hiểu thành phố, rằng chúng ta có cùng những kiểu dáng nhà cửa như nhau: sân vận động Tổ chim, tháp tháp CCTV. Những viên chức mặc những bộ áo vest, thắt cavat giống như bạn nói rằng chúng ta đều giống nhau và đều có thể làm kinh doanh. Tuy nhiên, họ không cho chúng ta những quyền cơ bản. Bạn sẽ thấy những trường học của dân di cư bị đóng cửa. Bạn sẽ thấy những bệnh viện nơi họ cho bệnh nhân những mũi khâu – và khi họ nhận ra bệnh nhân chẳng có lấy một xu dính túi, họ rút lại những mũi khâu. Bắc Kinh là thành phố của bạo lực.
Điều tồi tệ nhất về Bắc Kinh là bạn không thể đặt niềm tin vào hệ thống pháp luật. Không có sự tin tưởng, bạn không thể xác định được bất cứ điều gì; nó giống như một cơn bão cát. Bạn không thấy bạn là một phần của thành phố - ở đây chẳng có nơi nào mà bạn gắn bó, chẳng có nơi nào mà bạn thích tới. Chẳng có một góc phổ, một khu vực nào được soi tỏ bằng một loại ánh sáng như thế cả. Bạn chẳng có một kí ức gì về bất kì một vật liệu, kết cấu hay hình dạng nào cả. Mọi thứ đều liên tục thay đổi, theo ý muốn của người khác, theo quyền lực của người khác.
Để thiết kế Bắc Kinh một cách hợp lí, bạn phải để thành phố này có không gian cho những lợi ích khác nhau, để mọi người có thể cùng chung sống, để nơi đó tồn tại một xã hội thực sự. Thành phố là nơi có thể đem đến tự do tối đa. Nếu không, nó là một nơi chưa hoàn thiện.
Tôi rất tiếc khi phải nói rằng tôi chẳng thể tìm thấy ở Bắc Kinh một địa điểm yêu thích nào cho riêng mình. Tôi không có ý định đi tới bất cứ nơi nào trong thành phố này. Những địa điểm quá đơn điệu. Bạn không muốn nhìn bất cứ ai đi ngang qua bạn bởi vì bạn biết chính xác điều gì đang diễn ra trong tâm trí của anh ta. Không có chút tò mò nào. Và thậm chí, chẳng ai buồn tranh cãi với bạn.
Chẳng có cái gì thuộc về nghệ thuật của tôi hiện diện ở Bắc Kinh. Tôi chưa từng nghĩ về Sân vận động tổ chim. Sau Thế vận hội, những người dân thường không nhắc tới nó nữa bởi Thế vận hội đã không đem đến niềm vui cho mọi người.
Có nhiều điều tích cực với Bắc Kinh. Mọi người vẫn sinh con đẻ cái. Bắc Kinh có một vài công viên đẹp. Tuần trước, tôi đã đi dạo tại một trong số những công viên đó và một vài người đã đi về phía tôi, ra dấu hiệu chào đón sự hiện diện của tôi hoặc ngầm ý đồng tình với tôi. Tại sao họ phải bí mật như vậy? Không ai sẵn sàng lên tiếng. Họ đang chờ đợi điều gì? Họ luôn nói với tôi: “Ngải Vị Vị, ông hãy rời khỏi đất nước này” hoặc “Hãy sống lâu và xem chúng chết”. Hoặc là rời khỏi, hoặc kiên nhẫn và chờ đợi chúng sẽ chết như thế nào. Tôi thực sự không biết tôi sẽ phải làm gì.
Thử thách đã khiến tôi hiểu rằng, trên tấm vài này có nhiều vết đen bị che giấu, nơi đó được người ta đặt lên những người không có bản sắc. Không có tên, mà chỉ là một con số. Họ không quan tâm bạn đi đâu, bạn đã phạm phải tội lỗi gì. Họ nhìn hoặc không nhìn bạn, điều đó chẳng có chút khác biệt biệt nào, dù là nhỏ nhất. Ở đây có hàng ngàn vết đen như thế. Chỉ có gia đình bạn gào khóc vì sự vắng mặt của bạn. Nhưng bạn không thể nhận được câu trả lời từ các cộng đồng dân cư trên phố hoặc từ các quan chức, hoặc thậm chí ở cấp cao nhất, từ tòa án, cảnh sát hay người đứng đầu quốc gia. Vợ tôi đã viết những văn bản thỉnh cầu này mỗi ngày, đã thực hiện nhiều cuộc điện thoại tới đồn cảnh sát mỗi ngày. Chồng tôi đang ở đâu? Hãy nói cho tôi biết chồng tôi đang ở đâu? Không có một thông báo nào. Không có một thông tin nào.
Đặc điểm nổi bật nhất của những khu vực này là chúng bị cắt đứt hoàn toàn khỏi bộ nhớ của bạn hoặc với bất kì điều gì bạn thấy quen thuộc. Bạn hoàn toàn bị cô lập. Và bạn không biết bạn sẽ phải ở đó bao lâu nhưng lại tin chắc một điều rằng họ có thể làm bất kì điều gì với bạn. Không có cách nào để chất vấn về điều này. Bạn không hề được bảo vệ bởi bất cứ điều gì. Tại sao tôi ở đây? Tâm trí bạn không hề chắc chắn về thời gian. Bạn gần như trở nên điên loạn. Điều này rất khó khăn đối với bất kì ai. Kể cả với những người có những niềm tin tưởng mạnh mẽ.
Thành phố này không phải liên hệ tới những người nào khác cả hay về những tòa nhà hoặc những đường phố, mà là liên hệ tới chính cấu trúc tinh thần của bạn. Nếu chúng ta nhớ những gì Kafka viết về Lâu đài của ông ấy, chúng ta sẽ hiểu được điều này. Thành phố thực sự là những tình cảnh về tinh thần. Bắc Kinh là một cơn ác mộng. Một cơn ác mộng không ngừng.
(Ảnh trong bài: Chợ lao động ở Bắc Kinh - Nguồn: Internet)
Hà Nguyễn dịch In Newsweek Magazine
Link: http://www.thedailybeast.com/newsweek/2011/08/28/ai-weiwei-on-beijing-s-nightmare-city.html
Hàng năm, hàng triệu người đổ tới Bắc Kinh để xây dựng cầu đường, nhà cửa của thành phố này. Mỗi năm, họ xây dựng lên một Bắc Kinh bằng với kích thước của thành phố này năm 1949. Họ là những kẻ nô lệ của Bắc Kinh. Họ ngồi xổm trước những công trình bất hợp pháp mà Bắc Kinh phá hủy khi mở rộng thành phố. Ai là chủ của những ngôi nhà này? Chính là những người của chính phủ, những ông chủ hầm mỏ, những người đứng đầu của những doanh nghiệp lớn. Họ mang tới Bắc Kinh những món quà – và những nhà hàng, những quán karaoke, những phòng tắm hơi, vì thế, mọc lên như nấm.
Bắc Kinh nói với những người ngoại quốc rằng họ có thể hiểu thành phố, rằng chúng ta có cùng những kiểu dáng nhà cửa như nhau: sân vận động Tổ chim, tháp tháp CCTV. Những viên chức mặc những bộ áo vest, thắt cavat giống như bạn nói rằng chúng ta đều giống nhau và đều có thể làm kinh doanh. Tuy nhiên, họ không cho chúng ta những quyền cơ bản. Bạn sẽ thấy những trường học của dân di cư bị đóng cửa. Bạn sẽ thấy những bệnh viện nơi họ cho bệnh nhân những mũi khâu – và khi họ nhận ra bệnh nhân chẳng có lấy một xu dính túi, họ rút lại những mũi khâu. Bắc Kinh là thành phố của bạo lực.
Điều tồi tệ nhất về Bắc Kinh là bạn không thể đặt niềm tin vào hệ thống pháp luật. Không có sự tin tưởng, bạn không thể xác định được bất cứ điều gì; nó giống như một cơn bão cát. Bạn không thấy bạn là một phần của thành phố - ở đây chẳng có nơi nào mà bạn gắn bó, chẳng có nơi nào mà bạn thích tới. Chẳng có một góc phổ, một khu vực nào được soi tỏ bằng một loại ánh sáng như thế cả. Bạn chẳng có một kí ức gì về bất kì một vật liệu, kết cấu hay hình dạng nào cả. Mọi thứ đều liên tục thay đổi, theo ý muốn của người khác, theo quyền lực của người khác.
Để thiết kế Bắc Kinh một cách hợp lí, bạn phải để thành phố này có không gian cho những lợi ích khác nhau, để mọi người có thể cùng chung sống, để nơi đó tồn tại một xã hội thực sự. Thành phố là nơi có thể đem đến tự do tối đa. Nếu không, nó là một nơi chưa hoàn thiện.
Tôi rất tiếc khi phải nói rằng tôi chẳng thể tìm thấy ở Bắc Kinh một địa điểm yêu thích nào cho riêng mình. Tôi không có ý định đi tới bất cứ nơi nào trong thành phố này. Những địa điểm quá đơn điệu. Bạn không muốn nhìn bất cứ ai đi ngang qua bạn bởi vì bạn biết chính xác điều gì đang diễn ra trong tâm trí của anh ta. Không có chút tò mò nào. Và thậm chí, chẳng ai buồn tranh cãi với bạn.
Chẳng có cái gì thuộc về nghệ thuật của tôi hiện diện ở Bắc Kinh. Tôi chưa từng nghĩ về Sân vận động tổ chim. Sau Thế vận hội, những người dân thường không nhắc tới nó nữa bởi Thế vận hội đã không đem đến niềm vui cho mọi người.
Có nhiều điều tích cực với Bắc Kinh. Mọi người vẫn sinh con đẻ cái. Bắc Kinh có một vài công viên đẹp. Tuần trước, tôi đã đi dạo tại một trong số những công viên đó và một vài người đã đi về phía tôi, ra dấu hiệu chào đón sự hiện diện của tôi hoặc ngầm ý đồng tình với tôi. Tại sao họ phải bí mật như vậy? Không ai sẵn sàng lên tiếng. Họ đang chờ đợi điều gì? Họ luôn nói với tôi: “Ngải Vị Vị, ông hãy rời khỏi đất nước này” hoặc “Hãy sống lâu và xem chúng chết”. Hoặc là rời khỏi, hoặc kiên nhẫn và chờ đợi chúng sẽ chết như thế nào. Tôi thực sự không biết tôi sẽ phải làm gì.
Thử thách đã khiến tôi hiểu rằng, trên tấm vài này có nhiều vết đen bị che giấu, nơi đó được người ta đặt lên những người không có bản sắc. Không có tên, mà chỉ là một con số. Họ không quan tâm bạn đi đâu, bạn đã phạm phải tội lỗi gì. Họ nhìn hoặc không nhìn bạn, điều đó chẳng có chút khác biệt biệt nào, dù là nhỏ nhất. Ở đây có hàng ngàn vết đen như thế. Chỉ có gia đình bạn gào khóc vì sự vắng mặt của bạn. Nhưng bạn không thể nhận được câu trả lời từ các cộng đồng dân cư trên phố hoặc từ các quan chức, hoặc thậm chí ở cấp cao nhất, từ tòa án, cảnh sát hay người đứng đầu quốc gia. Vợ tôi đã viết những văn bản thỉnh cầu này mỗi ngày, đã thực hiện nhiều cuộc điện thoại tới đồn cảnh sát mỗi ngày. Chồng tôi đang ở đâu? Hãy nói cho tôi biết chồng tôi đang ở đâu? Không có một thông báo nào. Không có một thông tin nào.
Đặc điểm nổi bật nhất của những khu vực này là chúng bị cắt đứt hoàn toàn khỏi bộ nhớ của bạn hoặc với bất kì điều gì bạn thấy quen thuộc. Bạn hoàn toàn bị cô lập. Và bạn không biết bạn sẽ phải ở đó bao lâu nhưng lại tin chắc một điều rằng họ có thể làm bất kì điều gì với bạn. Không có cách nào để chất vấn về điều này. Bạn không hề được bảo vệ bởi bất cứ điều gì. Tại sao tôi ở đây? Tâm trí bạn không hề chắc chắn về thời gian. Bạn gần như trở nên điên loạn. Điều này rất khó khăn đối với bất kì ai. Kể cả với những người có những niềm tin tưởng mạnh mẽ.
Thành phố này không phải liên hệ tới những người nào khác cả hay về những tòa nhà hoặc những đường phố, mà là liên hệ tới chính cấu trúc tinh thần của bạn. Nếu chúng ta nhớ những gì Kafka viết về Lâu đài của ông ấy, chúng ta sẽ hiểu được điều này. Thành phố thực sự là những tình cảnh về tinh thần. Bắc Kinh là một cơn ác mộng. Một cơn ác mộng không ngừng.
(Ảnh trong bài: Chợ lao động ở Bắc Kinh - Nguồn: Internet)
Hà Nguyễn dịch In Newsweek Magazine
Link: http://www.thedailybeast.com/newsweek/2011/08/28/ai-weiwei-on-beijing-s-nightmare-city.html