Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Bạn bè góp vui

Người bạn ở Ngũ Hiệp có mấy chú gà xinh xinh muốn góp vui với chủ nhà nên đưa lên đây để trình làng








Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Trái bói

Sau 7 tháng vun trồng, chăm sóc, vụ mùa đầu tiên của vườn nhà đã cho trái bói. Chú gà Chuối lai 50% chịu cự và xổ lần đầu với một chàng đồng chạng nhưng hơn 3 tháng tuổi. Chuối lai còn chút lúng túng khi lần đầu tiên chơi trò đánh lộn nhưng chú cũng cho thấy sự khôn ngoan khi phải thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với đối thủ. Hy vọng với thời gian chú sẽ tiến bộ thêm nhiều và cống hiến cho các bạn những cảnh quay đẹp mắt như...trong phim của TTLG.

Mời các bạn xem bài tập song đấu của Chuối tơ:

Đường dẫn: http://www.youtube.com/watch?v=cyjIbPmvckw

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Hổ Què

Người bạn tặng chú Gà thịt ( http://gabsdinhhuong.blogspot.com/2011/04/chao-mung.html ) nay cho mượn  Hổ què để làm giống.













Hổ què là đàn anh của Rọc chậu (http://gabsdinhhuong.blogspot.com/2011/04/ieu-roc-chau.html ), nhìn là biết 'con nhà tông' nhưng Hổ què bảnh tỏn hơn nhiều. Làm anh phải thế! Trong trận kịch chiến thứ 10 bên xứ người xa xôi trong một buổi chiều tà, mưa bão âm u, chiến tướng đã sa cơ nhưng may còn toàn mạng, trở về trên chiếc 'xe lăn' và nay cứ 'lăn tăn' với mấy em chân ngắn lẫn dài, tỉ tê về những tháng ngày oanh liệt nay còn đâu.

Hy vọng con cháu sẽ nối được cái nghiệp oanh oanh liệt liệt - chứ đừng quyết xong là liệt - của các bậc cha chú, xứng với dòng máu Việt - Hùng đang chảy trong tim.











Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Nếu Tàu đánh ta, ai sẽ bỏ chạy ra nước ngoài?


Mới đây tôi nhận được thư của con gái từ nước ngoài gửi về. Con tôi rất lo lắng về việc càng ngày Tàu càng gia tăng khiêu khích quân sự trên vùng biển của ta với những hành động tàn bạo, ngang ngược, bất chấp mọi luật pháp và đạo lý đối với dân ta, nước ta. Ta càng nhân nhượng, Tàu càng lấn tới và đến mức không còn kìm nén, nhẫn nhục được nữa thì tất yếu xảy ra chiến tranh… Ai cũng có thể hình dung Tàu to lớn, thâm độc, nhỏ nhen, hung hăng, tàn ác như thế nào! Và con gái khuyên: Bố mẹ già yếu rồi, chuẩn bị sơ tán sang đây với chúng con… Chiến tranh xảy ra bây giờ không như ngày xưa đâu, họ chạy hết ấy mà!? Tôi thấu hiểu tấm lòng, nỗi âu lo của con cái cho bố mẹ. Tôi nghĩ người con nào ở vào hoàn cảnh như con gái tôi cũng lo lắng cho cha mẹ và mong cha mẹ sang lánh nạn… Nhưng có điều con tôi đặt ra: “Họ chạy hết ấy mà”, làm tôi cứ băn khoăn suy nghĩ: “Họ” ở đây là ai? Có phải con tôi đã nghĩ sai chăng? Hay đúng là xã hội ngày nay có một bộ phận chỉ lo vơ vét đầy túi, lo vinh thân, phì gia và khi có biến là chuồn nhanh, mặc dân, mặc nước? Tôi càng băn khoăn khi thấy nhiều người sôi sục biểu tình bày tỏ tình yêu nước, căm phẫn lên án hành động trắng trợn vừa ăn cướp, vừa la làng của bọn Tàu, thì nhiều người khác lại thờ ơ, thậm chí có những kẻ ngăn cản, đe dọa, đàn áp những người biểu tình, trong khi người dân chỉ muốn bày tỏ lòng yêu nước môt cách ôn hòa, đúng pháp luật…
Cùng lúc này tôi nhận được thư của một bạn trẻ từ nước Đức hỏi, có phải ở nhà sắp có lệnh tổng động viên vào bộ đội để chiến đấu với bọn bành trướng Trung Quốc không? Nếu có, cháu sẵn sàng xin nhập ngũ! Và một ông bạn, đúng ra là người cùng họ Mạc, mới nhận ra nhau và thư qua lại chia sẻ…, gửi thư về từ nước Pháp nói: Tôi ra đi từ Sài Gòn sau 1975, nay đã ngoài 60 tuổi, nhưng nếu Tàu đánh ta, tôi sẵn sàng tự nguyện về nước, cầm súng chiến đấu cùng nhân dân!... Anh đưa khẩu hiệu lên Blog: “Mọi người hãy tẩy chay hàng hóa Tàu!”. Đọc thư anh, tôi ngồi lặng trầm tư, mắt rưng rưng... Lòng yêu nước của dân ta thật lạ kỳ! Kẻ thù thường không hiểu được và những kẻ ích kỷ, vô cảm cũng không cảm nhận rõ được lòng yêu nước của dân mình!
Tôi viết thư cho con gái: Nếu đất nước thanh bình, bố mẹ sẽ sang chơi, còn khi đất nước lâm nguy, những người trẻ tuổi chẳng tiếc thân mình, xả thân chiến đấu cứu nước, thì cái thân già này sao còn sợ chết!?
Dù vậy, tôi vẫn băn khoăn điều con nhắc nhở: “Họ sẽ chạy hết ấy mà!”. Họ là những ai? Có phải “họ” là loại người giống như hai trường hợp “Giang Kim Đạt, nguyên Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Vận tải viễn dương Tập đoàn VINASHIN và Hồ Ngọc Tùng, nguyên Tổng Giám đốc tài chính Tập đoàn VINASHIN đã ra nước ngoài trước khi bị khởi tố. Theo đó, Ban Tổng thư ký Interpol quốc tế đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với hai bị can này”... (CAND Online, 19/6/2011: Truy nã quốc tế 2 VIP của VINASHIN).
Nếu vậy thì lời cảnh báo của con gái là có lý đấy!
20/6/2011
M. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Khi China tấn công VNCH (Nam Việt) 1974, VNDCCH (Bắc Việt) đã làm gì?

‘Nếu chiến tranh xảy ra, Đài Loan sẽ hỗ trợ Trung Quốc’
Cập nhật lúc :1:12 PM, 20/06/2011
“Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục”, lãnh đạo hải quân Đài Loan Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên khẳng định.
Cũng trong bài phỏng vấn này, người đứng đầu hải quân Đài Loan tại khu vực Thái Bình Dương còn nhấn mạnh: “Quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương quyết không giúp đỡ quân đội Philippines. Vì thế, nếu Philippines có mưu đồ chiếm lĩnh Thái Bình Dương thì quân đội của Trung Quốc Đại lục cũng nên giúp đỡ Đài Loan”.
Theo ý kiến của vị thiếu tướng này, trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, quân đội của Trung Quốc và Đài Loan nên hợp thành một “liên minh quân sự”.
Đối với việc chống lại quân đội Philippines thì quân đội của Đại lục hay Đài Loan cũng đều là quân Trung Quốc”, Tướng Doãn Thịnh Tiên nhấn mạnh.
Tướng Doãn Thịnh Tiên cho rằng, để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước tại khu vực biển Đông thì quan trọng nhất là ở thái độ của Trung Quốc. Theo nhận xét của vị tướng này, thái độ của Trung Quốc với tình hình căng thẳng trên vấn đề biển Đông hiện nay “chưa đủ cứng rắn”.
Ông này cũng cho rằng, trước tình hình này, Đại lục cần kêu gọi lực lượng quân đội của cả Đài Loan và Trung Quốc cùng bảo vệ “tài sản chung của tổ tiên”. Và với những gì mà cha anh họ để lại, không chỉ quân giải phóng của Trung Quốc mà của cả quân đội Đài Loan cũng đều phải có trách nhiệm.
Ông Doãn Thịnh Tiên cũng cho biết thêm, hiện nay trên khu vực Thái Bình Dương, quân đội Đài Loan có một số căn cứ quân sự lớn. Ông nói: “Chính vì thế, nếu có xung đột xảy ra, quân đội Trung Quốc cần phải cám ơn Đài Loan, vì những căn cứ này chính là một hậu phương vững chắc trong việc cung cấp nước ngọt và nhu yếu phẩm cần thiết cho quân Trung Quốc”.
Nhìn lại chính sách của Đài Loan trong những năm trước đây, trong những năm 1970-1990, Đài Loan tỏ ra tự kiềm chế và ôn hòa trong vấn đề biển Đông.
Khi có va chạm chủ quyền đối với các lãnh thổ mà Đài Loan cưỡng chiếm, thì không có động thái quân sự cụ thể mà chỉ đơn giản là đưa công hàm ngoại giao để kháng nghị những hành động mà họ cho là xâm phạm lãnh thổ của họ.
Tuy nhiên, sau khi có căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, Đài Loan lại bất ngờ tuyên bố chủ quyền của mình trên một số quần đảo tại biển Đông. 

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Một người bị bắt kể chuyện


Một người bị bắt kể chuyện

Phan Nguyên
Phan Nguyên bị bắt
Tôi Phan Nguyên là người bị băt( các bạn có thể nhìn thấy tôi trong bức ảnh nóng nhất ngày 12/06/2011) như một con vật giữa thế kỹ 21 này. Vào buổi sáng 12/06 tôi cùng đoàn biểu bình tuần hành qua nha thờ Đức Bà, bên phía công viên đối diện hình như xẩy ra vụ “bắt bớ”. Đoàn biểu tình chia làm 2 hướng, 1 một hướng về dinh Độc Lập, 1 hướng vể đường Lê Duẫn, chúng tôi bị kẹt giữa đường, ngay bùng binh nhà thờ Đúc Bà.
 Ngay lập tức, một người bạn đi bên cạnh tôi bị an ninh xông vào bắt, tôi và một người đi cùng chạy theo, xem người đó bị đưa về đâu, tôi vừa tách ra thì bị an ninh vây bắt, tôi luồn thoát nhưng bất bất lực( như bức ảnh các bạn đang thấy).KINH
 Tôi bị đửa vào ủy ban nhân dân Quận 1 trên đường Lê Duẩn, tại đây tôi bị đẩy vào một góc và bị ăn 2 cú lên gồi(chỉ bị đau tay thôi, rất may,hi) lại một lần thất KINH.
 Rất may, một anh an ninh( chắc cũng sếp lớn) ra can thiệp và tôi không bị đánh nữa. Tiếp theo là màn lam việc xác minh lý lịch. Tôi hợp tác 100%, hỏi gì trả lời nấy, chẳng có gì che giấu( anh làm việc với tôi rất lịch sự). Khoảng 12h trưa tôi bị đau bao tử và rất đói. Nên tôi đề nghị được ăn trưa và cung cấp 2 viên Maalox. Đứng như anh em nói đùa trưa 12/06 tôi ăn cơm nhà nước ” một bún gạo” và Maalox thì chưa thấy.
  Làm việc nói cho mỹ miều thôi, chứ cũng xác minh tôi là cái thằng nào thôi.,( mà chung quy, tôi chả là thằng nào, chỉ một thằng bày tỏ lòng yêu nước. thế mới đau), hỏi han thăm do đến khoảng 14h là kêt thúc và nội dung thì cũng xoay quanh: sơ yêu lý lịch, đi biêu tình vời ai, tại sao lại đi…những câu hỏi đã gặp năm 2007.
 Nghĩ giải lao 15 phút, thì đến màn đấu tranh tư tưởng, nào là giải thích đúng sai về đi biểu tình, đi biểu tình với cở pháp lý nào, đã có Đảng Nhà nước lo rồi…, tâm lý chiến nữa, ghê lắm!
 Tôi dân Quảng Nam, cũng ham hố lắm tranh luân tơi bời, biểu tình được Hiến Pháp Việt Nam công nhân, nhưng chưa có luật điều chỉnh, Vậy cho nên, công dân có thể làm những gì pháp luật không cấm. Chắc cũng vì lý do đó, tôi được rất nhiều anh an ninh ra “trò chuyện”.
 Khoảng 16h thì một anh an ninh( theo phong cách, tôi nghĩ là sếp) có cầm theo chứng minh thư của tôi đến gặp tôi, ( tôi tưởng mình được thả, chỉ là tưởng bở thôi), và yêu cầu tôi viêt cam kết không đi biểu tình nừa thì sẽ được về.
 Tôi kiên quyết không viết cái cam kết vô lý đó, khoảng 16h30 xe công an Phường 7 (nơi tôi tạm trú) đưa tôi về trụ sỏ công an phường tiếp tục làm việc. Lại làm việc, thực nực cười, cùng chỉ những câu hỏi lúc sáng thôi, không có gì mới lại còn không chi tiết bằng nữa.
 Làm việc tại công an phường khoảng 18h là xong và ngồi đợi. Ngồi không, nhưng tai trụ sơ công an cảm giác sẽ như thế nào? Đên 18h30 mình yêu cầu được ra về nếu tạm giừ thì cung cấp cho mình lệnh tạm giữ. Ạnh trực ban tại phường rất ôn hòa, giả thích mình sẽ không bị tạm giữ qua đêm, ơn trời. 15 phút sau bên an ninh xuống xac nhân, và mình được trả lại CMND, điện thoại di động. Dĩ nhiên là được ra về.

Không có gì đặc biệt


Không có gì đặc biệt

Chàng trai mặc áo Quốc kỳ ảnh bên tên là Duy,  sinh năm 1984, cựu sinh viên trường Kiến Trúc, con trai một người lính từng đánh sân bay Tân Sơn Nhất tết Mậu Thân (1968). Không có gì đặc biệt, trong số hàng ngàn sinh viên tham gia biểu tình ngày 5/6 và 12/6 có lẽ có có hơn một nửa là con cái của những cựu chiến binh chống Mỹ. Bảo rằng anh là người yêu nước lại càng không có gì đặc biệt, dân mình ai lại không yêu nước.
So với lòng yêu nước của cô bé này có lẽ Duy còn kém xa. Trong ngày 12 tháng 6 Duy luôn luôn đi sau cô bé này. Duy biết chắc người cầm đầu bé xíu này đi biểu tình chỉ vì muốn biểu thị lòng yêu nước: phản đối Trung Quốc xâm hại Biển Đông, ngoài ra không có “mục đích chính trị” nào khác, nghĩa là cũng như cô bé kia, Duy chỉ bị lòng yêu nước xúi dục.
Việc Duy bị bắt cũng không có gì đặc biệt,  những người bị bắt hôm 12/6 đều không hiểu vì sao mình bị bắt, đến khi được thả về nhà rồi vẫn không hiểu vì sao. Họ đều lên mạng tâm sự ” Mình chỉ đi biểu tình phản đối Trung Quốc chứ có làm gì đâu.
Khi về đồn, người ta sẽ hỏi anh tên gì, anh sẽ nói anh tên là Kim Duy, họ Kim cũng chẳng có gì đặc biệt để người ta phải lưu ý. Và nếu hỏi kĩ thì người chỉ hỏi bố anh là ai, thế thôi. Ở Việt Nam, con một người lính không có gì đặc biệt.
Không ai biết Duy là cháu ông Kim Ngọc (1917-1979), Kim Ngọc là ông trẻ của Duy.  Kim Ngọc  nguyên là bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú,  cha đẻ ” Khoán hộ” mà người ta quen gọi là “Khoán mười”, người chiến sĩ tiên phong đỏi mới nông nghiệp Việt Nam. Nhưng điều này cũng không có gì đặc biệt, có thể trong số những thanh niên bị bắt  có nhiều thanh niên  là con cháu những người có công với cách mạng như ông Kim Ngọc, nhiều hơn ông Kim NgọcKim Ngọc là ai cũng chẳng có gì đặc biệt, một khi lòng yêu nước bị coi thường thì Kim Ngọc hay bất kì ai đã hết lòng vì đất nước, cũng chẳng làm người ta mảy may xúc động.

Đắng cay

15/06/2011

Đắng cay

Mr. Do
clip_image001Anh có thể tưởng tượng được không. Một người hô “Hoàng Sa – Trường Sa” mà bị một anh công an quất vào mặt.
Sáng nay không khí thật căng bọ ạ. Bọn em ém quân ở cà phê Highland và cà phê Đá ngay xung quanh trụ sở Thành Đoàn từ sớm.
Toàn là những con người nhiệt tình yêu nước chứ đâu có tham gia tổ chức gì đâu. Chỉ là anh em truyền miệng, facebook… hú nhau đi thôi.
Em đang ngồi ở quán Highland thì thấy hai người mặc thường phục đuổi theo thằng Thịnh (Mạc Quảng Thịnh – con của nhạc sĩ Đynh Trầm Ca). (Thằng Thịnh ngoài đời cũng là chỗ em biết. Chủ nhật trước biểu tình xong về mới nhậu với nhau, nói chuyện rất khí thế chứ đâu). Nó là một thằng rất được.
Nó chạy vào giữa quán, giơ tay ra, nói em có làm gì đâu mà mấy anh bắt. Thằng Thịnh ý thức rất tốt nên nó không bao giờ nổi khùng khi bất cứ ai khiêu khích trong những sự kiện như thế này. Thế mà giữa quán, nó bị bắt và hai ông an ninh kẹp tay đi xuống phía đường Lê Duẩn.
Lúc này, ở quán Highland dày đặc an ninh chìm và nửa chìm (tức mấy chú chìm mà để bộ đàm lên bàn ấy).
Thấy vụ thằng Thịnh, em cay đắng quá. Tại sao người ta yêu nước mà lại bị chính quyền đe dọa như vậy?
Nhưng chưa hết, sau đó thì bà con tập trung lại được một nhóm – khởi đầu là hai chàng thanh niên khoảng ngoài 20 và một chàng khoảng ngoài 30 mặc áo cờ tổ quốc và áo HS – TSa. Đó chính là những người châm ngòi cho cuộc biểu tình, giữa lúc mọi người đang lạnh sống lưng.
Tiếp đó, công an tới mời ba chàng trai đi thì bà con đã kéo tới khá đông và bắt đầu là các màn tranh luận với công an. Bất chợt, một chàng trai hô to: “Hoàng Sa – Trường Sa”, ngay tức thì một anh mặc thường phục lao tới quất vào mặt người hô (anh ta cầm tờ báo cuộn tròn, dùng báo quất vào mặt – hình như là báo nhà em mới chết chứ!!!).
Anh có thể tưởng tượng được không. Một người hô “Hoàng Sa – Trường Sa” mà bị một anh công an quất vào mặt.
Không có gì bào chữa cho hành động này được.
Còn dài lắm nhưng em oải quá, để xem viết được gì không
Rút từ email Mr. Do gửi cho tui [Nguyễn Quang Lập – chú thích của BVN].

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Làm TÌNH với đồng chí 'vàng mã và bốn tốt'

Đăng ngày: 22:40 12-06-2011
Thư mục: Tổng hợp
Lời bác Lãng: Bài phân tích dưới đây Lãng anh viết đâu đó vào thời điểm giữa năm 2007. Nhiều điều đã thay đổi từ đó đến nay. Bối cảnh 2007 chính sách đối ngoại của Việt Nam vẫn hết sức ve vuốt tàu Khựa. Đặc biệt, ở lĩnh vực kinh tế, các tập đòan nhà nước Việt Nam (Tổng điện lực EVN, Tổng than khoáng sản TKV ...) gần như được bật đèn xanh để cho Trung Quốc thắng thầu một lọat các dự án trọng điểm, điều mà ngay từ lúc đó anh Lãng đã cảnh báo rồi sẽ dẫn tới cơn ác mộng lệ thuộc nặng nề vào TQ về sau này. Hiên nay Việt Nam đang nếm quả đắng từ các nhà máy nhiệt điện do TQ xây liên tục phải bảo trì sửa chữa lớn vào mùa cao điểm, một số khác thì chậm tiến độ, và Trung Quốc liên tục tăng giá bán điện thành phẩm theo từng năm. Hiện nay bối cảnh đã thay đổi nhiều, thế bất lưỡng tập đã bộc lộ rõ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hy vọng rằng sự bừng tỉnh trong hệ thống chính trị cầm quyền hiện nay ở Việt Nam khi vận mệnh dân tộc đang ở bờ vực sinh tồn, sẽ tạo thành một động lực thực sự để phát huy hết khả năng của người Việt, cả ở các mặt kinh tế, quân sự và truyền thống dân tộc.


Thật ra xu thế lưỡng phân trong đối ngoại của Việt Nam vẫn rất rõ ràng. Một mặt thì những câu chuyện như bô xít tây nguyên vẫn còn mang tính thời sự, và sẽ vẫn là một câu chuyện dài, mặt khác những động thái mới về an ninh biển đông cũng đã cho thấy, "không còn cửa lùi" cho Việt Nam nếu không chuẩn bị. Trung Quốc phô diễn lực lượng tại Thanh Đảo, công nhiên gây hấn với hạm tàu Hoa Kỳ, thậm chí phô bày ra một tham vọng phân đôi Thái Bình Dương với Mỹ. Song song với việc đó là các động thái tăng cường lực lượng trên biển Đông và các chương trình khai thác thăm dò dầu khí đầy tham vọng lên tới ngót 29 tỷ USD. Chiến lược biển của Trung Quốc đã phơi bày gần như toàn bộ, từ những tham vọng trong ngắn hạn đến chiến lược về dài hạn.


Soái hạm Gapard 3.9 sắp về Việt Nam , Việt Nam đã mua bản quyền đóng mới chiến hạm Molniya và Gepard tại Việt Nam .
Về vụ Boxit sau nhiều tham luận và nghe ngóng, phản ứng của Bộ chính trị là nước đôi và cầm chừng. Nó cũng phản ánh một sự thận trọng có lẽ là phù hợp đối với vấn đề nhạy cảm này. Mặt khác, sau vụ va chạm với Trung Quốc tại vùng biển gần đảo Hải Nam, Hoa Kỳ quyết định mạnh tay hơn trong sự hiện diện tại Biển Đông, "sự sốt sắng" của Hoa Kỳ cũng tiệm cận với sự lo lắng của Việt Nam. Người ta ghi nhận trong tháng 4 về việc lần đầu có một phái đoàn quân sự Việt Nam viếng thăm một hạm tàu sân bay của Hoa Kỳ trên biển Đông.

Trong hai năm qua, các bước đi của Việt Nam là thận trọng và âm thầm, "nhưng phần nào đúng hướng". Sau khi Serbia mất biển, giới quân sự nhận thấy người Việt Nam âm thầm tìm kiếm việc mua lại hạm đội tàu ngầm của quốc gia này. Thương vụ bất thành, Hy Lạp trở thành người sở hữu với cái giá cao hơn, và cả sự chống phá khá lặng lẽ nhưng quyết liệt của Hoa Nam. Việt Nam quay về với đối tác truyền thống và bắt đầu thương thảo việc mua 6 hạm tàu ngầm lớp kilo có tính năng ưu việt trong phòng thủ tại vùng biển nông. Sau sự phô diễn rầm rộ của Trung Quốc tại Thanh Đảo, một cách công khai, thông tin về vụ mua bán được Moskova chủ động tiết lộ với sự đồng thuận ngầm từ phía Việt Nam.

                        Khả năng tác chiến của không quân Việt Nam

Thật ra Biển Đông chưa phải là một nơi đánh nhau, mà là một nơi chia bạc. Các bên tham gia đều đang cố gắng vừa phô bày, vừa tìm cách dấu quân bài tẩy của mình. Trung Quốc nắm thế chủ động và đang tìm cách thiết lập luật chơi. Các nước nhỏ hơn thì tìm kiếm sự liên minh và cũng đồng thời củng cố thế lực. Chiến tranh sẽ xảy ra ngay lập tức nếu một bên có đủ thứ trong tay và một bên rỗng túi. Saddam Hussein và địa ngục Iraq là một ví dụ sống động và cay đắng. Ngược lại, chuẩn bị cho chiến tranh lại là cách tốt nhất để tránh chiến tranh. 

                          Các trận địa tên lửa khu vực miền Bắc 

 Củng cố thế lực và tăng cường khả năng răn đe, tránh đánh nhau nhưng có thứ để đánh nhau. Việc hiện đại hóa từ từ nhưng không ngừng nghỉ các lực lượng không quân, hải quân của Việt Nam trong nhiều năm qua đã bám sát đường lối chỉ đạo này. Với các hạm tàu tên lửa tấn công, hai tuần dương hạm lớp Gerparc khá tân tiến, nhiều phi đội chiến đấu cơ thế hệ 4+ đã tăng cường khá đáng kể khả năng trả đũa của Việt Nam trên biển Đông. Đặc biệt với sự tăng cường chưa từng có bằng thương vụ sở hữu 6 tầu ngầm mang tên lửa tấn công với Nga lần này đã khiến sức răn đe của Việt Nam bước lên một tầng mức khó có thể xem thường. 

                                Trường Sa luôn sẵn sàng

Điểm khiến giới chính trị và quân sự chú ý lần này, là giá trị của thương vụ vượt giá bình thường của một chiếc kilo thông thường tới ngót 50 - 100 tr USD, cho thấy Việt Nam tìm kiếm một hạm đội tàu ngầm với đủ các thứ dự phòng cho một cuộc chiến dài ngày, nhằm sẵn sàng thực hiện một chiến lược chiến tranh cầm cự kiểu du kích trên biển đông và kéo mọi đối thủ vào một chiến lược chiến tranh khiến người Việt Nam luôn thắng: chiến tranh sa lầy. Và lần đầu tiên trong lịch sử, chiến lược này được thực hiện trên biển.

                              Chiến hạm Molniya ở Trường Sa 

 Dù sao thì người Việt cũng nhìn nhận rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình, khác với Trung Quốc, có thế lực khổng lồ nhưng phải phân tán trên nhiều mặt trận. Đài Loan vẫn còn đó, Nhật Bản không thể xem thường, Mỹ vẫn là một đối trọng khó có thể vượt qua, Ấn Độ với tham vọng cạnh tranh bá chủ Á Châu... Tiềm lực quân đội Trung Hoa phải dàn trải trên một vùng biển rộng, trong khi đó, người Việt Nam chỉ có duy nhất Biển Đông, khiến lực lượng của họ tuy nhỏ hơn nhưng lại có khả năng tập trung cao độ. Dù sao câu chuyện cay đắng năm 88 khi một lớp người Việt Nam nắm tay thành vòng tròn trên bãi đá ngầm, nước ngập đến thắt lưng, máu hòa nước biển dưới làn đạn trọng liên Trung Quốc cũng đã là nỗi đau quá đủ. Lịch sử khó có thể cho Trung Quốc tái diễn lại những hành vi phi nhân tính mà không phải chịu một cái giá không nhỏ. Với các lực lượng mới được tăng cường, chí ít Việt Nam có khả năng trả đũa một cách tương xứng với cái mà họ có thể phải nhận.

Su - 22 mới nâng cấp của Việt Nam là lực lượng đối hạm chính trên Biển Đông

So sánh tương quan lực lượng, chênh lệch giữa VN với TQ hiện nay nghiêng lệch hoàn toàn về TQ. Nhưng ngược thời gian lại một chút, như cách đây 30 năm, chênh lệch giữa North Army và USA Army là một trời một vực, Khựa bây giờ không là cái đinh. Cụ Giáp ngày xưa nói rất thẳng thắn: Đánh nhau kiểu dàn trận chơi tất tay, Bắc Việt trắng tay chỉ trong hai tiếng đồng hồ. Nhưng cái lực lượng ấy đánh theo cách của nó, cù nhầy đến năm 72, Mỹ chán đời, cay đắng và tháo lui, để lại đàn em cho Bắc Việt giết mổ.

Xu thế xung đột khu vực tại Biển Đông hiện nay, xác xuất nổ ra xung đột trên biển là rất lớn, nhưng xác xuất có một cuộc chiến tổng lực (chiến tranh trên đất liền + hải phận + không trung) lại là cực nhỏ. Một cuộc chiến tổng lực sẽ khiến tất cả các bên tham gia đều thua, nhưng ngược lại, với thế mạnh hiện nay, Khựa sẵn sàng tiến hành một vụ CQ-88 thứ hai, nếu Việt Nam vẫn chỉ có hàng rào người nắm tay trên đá ngầm chọi lại với hạm tầu tên lửa và đại bác của Khựa. Vậy bọn chã cần phải đánh giá vấn đề trên cơ sở một cuộc chiến cục bộ tại Biển Đông, với sự tham gia hỗ trợ có hạn chế của không quân. Một cuộc chiến như thế, bên nào chiếm địa lợi, bên đó giành phần thắng.


Với lực lượng hiện tại, Việt Nam có ưu thế lớn hơn Khựa trong cuộc xung đột cục bộ tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, nhất là nếu mục tiêu của Việt Nam chỉ là nhằm có một cuộc chiến kéo dài gây đau đớn. Đánh du kích không nhất thiết cứ phải trên bộ, mà còn có thể đánh trên biển. Phần lớn hướng đầu tư lực lượng hải quân của Việt Nam thời gian qua đều thiên về các hạm tầu tốc độ cao, mang tên lửa, thích hợp với lối đánh hit and run.
Các loại tên lửa diệt hạm trên 20,000 tấn của Việt Nam được trang bị từ thời Liên Xô để phòng ngừa tàu chiến Mỹ từ thời chiến tranh lạnh 

 Nếu chiến trường diễn ra trong phạm vi 1000 km tính từ bờ biển, thì lối đánh mang tính du kích này là cực kỳ hữu hiệu. Bên nào có sự hỗ trợ tốt hơn từ các căn cứ ven bờ, bên đó sẽ giành phần thắng. Bờ biển VN trải dài gần 4000 km, trong trường hợp chiến tranh ở Biển Đông xảy ra, phạm vi tác chiến hầu như nằm trọn trong tầm hỗ trợ của các căn cứ không - hải của Việt Nam nằm dọc bờ biển. Nếu dùng lối đánh kết hợp đưa tàu tên lửa cao tốc đánh trộm rồi chạy vào gần bờ, kết hợp với sự hỗ trợ của không quân và tên lửa đất đối hải từ các căn cứ ven biển, tầm tác chiến trong phạm vi 1000 km (với không quân) và 300 - 500 km (với tên lửa phòng thủ bờ biển) thì khả năng đánh cù cưa của hạm đội Việt Nam là cực mạnh. 

Hệ thống phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Nga , Bastion - P , Việt Nam là khách hàng đầu tiên trên thế giới 

Một cuộc xung đột cục bộ nếu xảy ra trên Biển Đông hiện nay, sẽ diễn ra theo đúng kịch bản này. Trong trường hợp đó, do đường tiếp vận xa xôi, không có căn cứ ẩn núp ven bờ, phần lớn các hạm tàu Trung Quốc dù hiện đại cũng sẽ trở thành các mục tiêu đánh lén của các hạm tầu xuất phát từ các căn cứ gần bờ biển được tiếp vận và hỗ trợ dễ dàng và lực lượng không quân tác chiến đánh trộm. Khựa chỉ có thể có khả năng áp chế lối đánh này nếu có một hạm đội hùng hậu bao gồm tàu sân bay để chiếm ưu thế tuyệt đối trên không. Nhưng rất may, điều này còn cần thêm vài năm. Và ngay cả trường hợp này có thể đến, thì thời gian cũng đủ để VN tìm kiếm thêm sự hỗ trợ từ Ấn, Nga và có thể là từ Mỹ, Nhật với các dòng tên lửa diệt hạm thế hệ mới có khả năng phóng từ máy bay, thích hợp vô cùng với lối tấn công đánh trộm từ xa rồi bỏ chạy.

                                 Các sân bay quân sự của Việt Nam

Lực lượng hiện tại của VN, gồm tất cả các hạm tàu tên lửa hiện có, cộng với số máy bay thế hệ mới và kể cả 6 sub kilo sẽ nhập về nếu dùng để dàn trận đánh với Khựa thì sẽ tiêu biến trong vòng 2 tiếng. Ngược lại, đánh theo chiến lược lãnh tụ Lãng vạch ra thì có khi 20 năm vẫn xài tốt. Trong bối cảnh Khựa có kẻ thù ở mọi phía do chính dã tâm bành trướng của nó, thì viễn cảnh lâm vào một cuộc chiến có tính cù nhầy nào sẽ không phải là thứ mà Hoa Nam muốn thấy. Cho nên, vấn đề Biển Đông sẽ vẫn còn là một câu chuyện rất dài.


Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/langkhachvn/article?mid=70

Yêu nước đo bằng gì?

Trước hết, xin giải thích cái tựa. Thì, các bạn biết rồi đấy, tôi làm nghề đo lường mà lại. Mà là "đo lường giáo dục" cơ đấy, tức là đo mấy cái khái niệm (tiếng Anh là "construct", mà cố GS Dương Thiệu Tống đã dịch là "khái niệm tạo lập", nhưng mà nghe nó trúc trắc quá, nên tôi tạm gọi là "khái niệm") vốn là những cái mà mấy nhà lý thuyết bày đặt nghĩ ra theo kiểu thừa giấy vẽ voi, chứ không tồn tại dưới dạng vật lý (physical existence).

Ví dụ như "thông minh" - nó là cái gì, nhỏ to lớn bé ra sao, chẳng có ai thấy bao giờ cả, nhưng ai cũng có quyền nói, "thằng bé đó thông minh lắm", hoặc "con bé đó hơi chậm chạp" (ý nói kém thông minh, cái này hồi bé là tôi hay bị người khác nói lắm!)

Khi nói rằng ai đó thông minh hoặc kém thông minh, tức là đã thừa nhận sự tồn tại của cái gọi là "thông minh", dù không nhìn thấy. Cũng như ai cũng biết là có tồn tại một thứ gọi là tình yêu, dù không ai chỉ ra được nó là cái gì. Nhưng trong cái nghề đo lường của tôi thì người ta cứ khăng khăng rằng cái gì (được xem là) tồn tại thì ắt phải đo được, còn nếu không đo được thì xem như nó không tồn tại!

Bây giờ đến "dzụ" yêu nước. Lý do hôm nay tôi nhắc đến chuyện yêu nước là do gần đây lùm xùm vụ tàu Bình Minh 2, rồi đến vụ ngày 5/6 khi một số người có đủ trẻ già lớn bé tình cờ đi bộ ngang đại sứ quán TQ ở Hà Nội và lãnh sự quán TQ ở TP HCM trong trật tự .... Cũng phải thú thật, trong cái ngày ấy tôi cũng rất muốn đi bộ ngang LSQ TQ nhưng ... không dám, vả lại ngày ấy tôi cũng có giờ dạy từ 8 giờ sáng đến 11 giờ trưa, nên cũng chẳng có thì giờ mà đi.

Sau buổi ấy, đọc báo chí, "mạng miếc" tôi mới hay là trong số người đi bộ đó có kha khá nhiều người mình biết; mới thấy rằng mình cũng ... hèn thật! Chỉ là ôn hòa biểu lộ công khai quan điểm và tình cảm của mình đối với đất nước và phản đối sự gây hấn của người hàng xóm "lớn xác, xấu tính" kia thôi, mà cũng không dám (dù sao cũng có lý do để bào chữa: hôm ấy tôi cũng mắc đi dạy cơ mà?)

Rồi nghĩ ngợi lan man, phải chăng mình không yêu nước, hay ít ra là không yêu bằng người khác? Nưng tôi vẫn luôn tin là mình yêu nước lắm cơ mà. Vậy tại sao tôi không dám đi bộ ngang lãnh sự quán TQ vào ngày hôm ấy nhỉ?

Và chợt nhớ ra một câu hỏi có thật mà tôi đã có dịp trao đổi trực tiếp với một GS người Úc cách đây cả chục năm, một chuyên gia đo lường trước đây giảng dạy tại ĐH Melbourne (giờ có lẽ đã về hưu, GS Patrick Griffin ấy, ở VN chắc có nhiều người biết), câu hỏi mà tôi đã đưa lên làm tựa entry này.

Chuyện như sau: lúc ấy GS Griffin đang giúp VN xây dựng công cụ đánh giá giáo viên (trong đề án phát triển giáo viên tiểu học, sử dụng vốn vay của WB, hình như thế). Và trong các chuẩn do nhà nước ta đưa ra để đánh giá giáo viên thì yêu cầu đầu tiên là phải yêu nước - tất nhiên là yêu nước xã hội chủ nghĩa! Mà hễ đã là chuẩn đánh giá, thì tất nhiên là phải đo! Vì không đo, thì làm sao biết được người này yêu nước hơn người khác?

Vấn đề ở đây là: đo lòng yêu nước thì đo cái gì mới được chứ?

GS Griffin đã đặt ra câu hỏi ấy cho tất cả những người dự buổi trình bày của ông hôm ấy. Đặt một cách nghiêm túc, và người nghe buộc phải đi đến 1 trong 2 lựa chọn: một là tìm ra được biểu hiện của lòng yêu nước và tìm cách đo nó, hai là bỏ nó ra khỏi danh sách những chuẩn mực cần thiết đối với một giáo viên.

Bị ép phải trả lời, tôi nhớ các thành viên của buổi thảo luận đã đưa những ví dụ về biểu hiện đo được - chú ý nhé, phải là biểu hiện đo, đếm được - của lòng yêu nước như sau:

- Chăm chỉ tham dự các buổi họp và học tập chính trị ở cơ quan (ai hay vắng thì kém yêu nước hơn những người đi đầy đủ)
- Chăm phát biểu trong các buổi học chính trị
- Tham gia mọi phong trào do nhà nước (cụ thể là cơ quan đang làm việc) phát động ...

Thực ra, khi đưa những biểu hiện này ra thì chính những người phát biểu cũng thấy rằng chúng vẫn còn ... linh tinh lắm! Vì ai cũng biết, có thề đi họp, đi học chính trị nhưng đầu nghĩ việc khác, tay làm việc khác (tôi là chuyên môn chấm bài vào những lúc họp); cũng có thể phát biểu "xoen xoét" nhưng bụng chẳng tin gì cả; và có thể tham gia phong trào chẳng qua là do ... sợ chính quyền mà thôi, chứ có tin yêu, tự nguyện đóng góp gì đâu. Nhưng dù sao thì đó đúng là những biểu hiện nhìn thấy và đo đếm được, theo đúng yêu cầu của GS Griffin.

Thế mới thấy, biểu hiện lòng yêu nước (chân chính) ra bên ngoài là một việc làm quá khó! Và nếu khó đo như thế, thì như GS Griffin đã nói trong cuộc thảo luận đó, thôi đừng có đưa nó ra thành chuẩn làm gì! Còn nếu thấy nó quan trọng, thì bằng mọi giá phải tìm được biểu hiện nào đo được, rồi đo nó!

Lẩn thẩn, tôi liên hệ những gì GS Griffin nói với sự kiện tàu Bình Minh 2, và tự hỏi: biết đâu TQ thử làm mấy chuyện ấy để "nắn gân" VN, xem thử dân ta có yêu nước không, có dám phản đối những việc làm ngang nhiên của họ không. Và họ sẽ tìm một biểu hiện nào đấy để đo lòng yêu nước của chúng ta, rồi sẽ chọn thái độ ứng xử tiếp theo.

Theo tôi, số lượng "người đi bộ đi ngang qua ĐSQ/LSQ TQ vào ngày 5/6" rõ ràng là một biểu hiện đo được. Cũng như độ nóng trên mạng về vụ "đi bộ" này. Vậy thì số người đi bộ hôm ấy rõ ràng phải là càng đông càng tốt, và mạng càng nóng thì càng tốt.

Nhưng ... việc "đi bộ" hôm ấy dường như không được khuyến khích. Thậm chí có nơi, ban giám hiệu trường đại học còn ra thông báo hăm he, dọa đuổi những sv nào "đi bộ ngang qua LSQ/ĐSQ TQ vào ngày 5/6" nữa kia.

Vậy, nếu ai cũng im re, nằm nhà, giống như tôi hôm ấy (nói cho đúng, tôi đâu có nằm nhà, mà đi dạy học đó chớ, không tin các bạn cứ hỏi các học viên của tôi ắt sẽ rõ!), thì TQ sẽ hiểu sao về lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của người Việt (và nhà nước VN, đảng lãnh đạo của dân tộc VN) nhỉ?

Thế nhưng, hình như các đoàn viên, đảng viên vv, những con người ưu tú, tầng lớp lãnh đạo hiện tại và tương lai của đất nước, dường như chẳng có mấy ai chịu "đi bộ" vào ngày ấy. Well, có lẽ là cũng có (?), nhưng trong số những người thuộc thành phần ưu tú mà tôi biết, chẳng có ai biểu hiện lòng yêu nước ra theo kiểu đi bộ như thế cả.

Mà ngay cả báo chí "lề phải" cũng chẳng thấy nói gì mấy (à, thì cũng có, nhưng mà ... hình như vẫn "ôn hòa", mềm mỏng, thậm chí "nương nhẹ" lắm. Nương nhẹ với "cái cướp", tôi hình dung mẹ tôi sẽ nói như thế, nếu bà còn sống.)

Vậy mà theo tôi biết, thì tất cả các đảng viên, đoàn viên ấy chắc chắn phải yêu nước hơn tôi rất nhiều. Chứ gì nữa, họ được đảng giáo dục kỹ lưỡng đến thế còn gì.

Nhưng yêu nước mà không biểu hiện ra chút nào như thế, thì làm sao người khác biết được nhỉ? Rồi lỡ TQ nó hiểu lầm là VN ta ... rất hài lòng với mối quan hệ 16 chữ vàng hiện nay, và không hề than phiền gì về những hành động kia, thì sao nhỉ?

Hừm ... Khó quá, tôi không thể nào nghĩ ra được.

À thôi đúng rồi: thì họ biểu hiện đúng bằng những điều đã nêu ở trên đấy, còn gì nữa: đi họp, học chính trị (về sự quan trọng của đấu tranh bằng ngoại giao, chắc thế), tham gia mọi phong trào do nhà nước tổ chức vv (còn cái gì không phải do nhà nước tổ chức, vd như vụ đi bộ kia, thì chắc chắn không tham gia).

Chỉ có thế thôi, mà nghĩ mãi không ra!

PS: Chuyện đo lòng yêu nước này không phải tầm phào đâu nhé; trước đây trên thế giới cũng đã có hẳn một nghiên cứu "xuyên quốc gia" về vấn đề này rồi đấy. Bạn nào không tin thì cứ google với cụm từ này "how to measure patriotism" là ra ngay thôi! Đây, nó ở đây này!
Nguồn: http://bloganhvu.blogspot.com/2011/06/yeu-nuoc-o-bang-gi.html
 
World's Most And Least Patriotic Countries
Sara Pardys 07.02.08, 12:30 PM ET
pic
In Pictures: World's Most Patriotic Countries
In Pictures: World's Least Patriotic Countries


Dugg on Forbes.com
The Internet Taxman Cometh
Botox May Deaden Ability to Empathize, New Study Says
Your First Name Implies Your Age
Donald Trump Tells Anderson Cooper: Barack Obama Birth Certificate is Missing
U.N. Agreement Should Have All Gun Owners Up In Arms
Facebook To Launch Music Service With Spotify
Dude And 50K Friends: Serious About Saving Stargate Universe
How The Demand-Siders Ruined The U.S. Economy
The Federal Reserve Deserves Blame For The Financial Crisis
The Internet Is For Porn (So Let's Talk About It)
Obama Embraces Another Class-Warfare Proposal
Donald Trump: Anthony Weiner's a Psycho, Should Not Be Allowed to Run for Office Again
Hey parents, if you can't make your kids sit still, government will
The Future of Solar (INFOGRAPHIC)
Oprah Winfrey And The NBA
Visit The Forbes.com Digg Channel
If the University of Chicago's National Opinion Research Center (NORC) conducted its survey on national pride this year, would the United States still rank No. 1?
In 2003, when the survey was last administered, more Americans said they were proud of their homeland than any other country's citizens. But considering President Bush's plummeting approval ratings and U.S. participation in an increasingly unpopular war, the world's most patriotic country may be in danger of losing its title.
How, exactly, can you measure patriotism? And does fighting a war--losing or winning--matter?

In Pictures: World's Most Patriotic Countries

In Pictures: World's Least Patriotic Countries

The NORC examines two factors: how proud respondents said they were to live in their respective countries, and whether they considered their own countries superior or inferior relative to other countries. For one part of the survey, respondents had to indicate whether they agreed or disagreed with five statements, for example: "I would rather be a citizen of my country than any other country in the world" and "There are some things about my country today that make me ashamed."
Consider your home country. Do you agree or disagree with these statements? Add your thoughts in the Reader Comments section below.
Novelty seems to enhance feelings of national pride, according to survey director Tom Smith. Many of the most patriotic countries in the world--like Israel, South Africa and the Philippines--are relatively new nations. Moreover, several of these countries were formed after winning independence from colonial powers or other occupying forces.
"These countries were formed through an act of political will," Smith says, which, in turn, heightens their citizens' loyalty.
Australia, a nation-state that gained independence from Great Britain in 1901, follows the United States in the most-patriotic rankings, with Austria, which dates back to the ninth century but took its current shape at the end of World War II, close behind.
The least patriotic country, according to the survey, is East Germany. Although that Soviet-occupied sovereignty hasn't existed since Germany was reunified in 1990, NORC conducted its first survey in 1985. To maintain consistency, Smith says, the survey is still administered among the same regions.
Even recently, residents of East Germany and West Germany respond differently to questions concerning patriotism. The latter region, which was under Allied control during the Cold War, reports more national pride than its counterparts to the east, who experienced Communist rule.
Behind East Germany are other nations formerly ruled by the Soviet Union, such as Latvia and Slovakia, and nations like West Germany and Norway, which were formed long ago and thus do not have a recent "creation myth" that inspires fervent pride.
Related Stories What Our Troops Miss Most About America
War, though, critically influences a country's reported patriotism. Citizens feel it is their duty to support their nation while it is embroiled in international conflict, according to Scott Althaus, an associate professor of speech communication and political science at the University of Illinois. This assumption may explain the overnight spike in Bush's approval ratings after the terrorist attacks of Sept. 11, 2001.
But such wartime pride is only temporary, according to Matthew Baum, a visiting associate professor of public policy at Harvard. Bush's initially high approval ratings dropped as the years passed and the fatalities in Iraq mounted.
If citizens do not see positive results, Baum says, a backlash in patriotism occurs. The desire to rally around the flag, then, doesn't last long. So America's patriotism is likely waning with each passing day.
Public displays of patriotism are as diverse as the nations that inspire them. There are serious manifestations, of course, such as when American families congregate to watch fireworks on the Fourth of July or Israeli soldiers gather in silence to mourn fallen comrades. But there are joyfully spirited demonstrations, too; face-painted soccer fans bellowed cheers for Spain (ranked 16th out of 32 countries in the NORC survey) to win the World Cup.
In the presence or absence of war, whether a nation is 50 or 500 years old, citizens of every country show pride in ways only they can truly understand.

In Pictures: World's Most Patriotic Countries

In Pictures: World's Least Patriotic Countries

Source: http://www.forbes.com/2008/07/02/world-national-pride-oped-cx_sp_0701patriot.html