Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Yêu nước đo bằng gì?

Trước hết, xin giải thích cái tựa. Thì, các bạn biết rồi đấy, tôi làm nghề đo lường mà lại. Mà là "đo lường giáo dục" cơ đấy, tức là đo mấy cái khái niệm (tiếng Anh là "construct", mà cố GS Dương Thiệu Tống đã dịch là "khái niệm tạo lập", nhưng mà nghe nó trúc trắc quá, nên tôi tạm gọi là "khái niệm") vốn là những cái mà mấy nhà lý thuyết bày đặt nghĩ ra theo kiểu thừa giấy vẽ voi, chứ không tồn tại dưới dạng vật lý (physical existence).

Ví dụ như "thông minh" - nó là cái gì, nhỏ to lớn bé ra sao, chẳng có ai thấy bao giờ cả, nhưng ai cũng có quyền nói, "thằng bé đó thông minh lắm", hoặc "con bé đó hơi chậm chạp" (ý nói kém thông minh, cái này hồi bé là tôi hay bị người khác nói lắm!)

Khi nói rằng ai đó thông minh hoặc kém thông minh, tức là đã thừa nhận sự tồn tại của cái gọi là "thông minh", dù không nhìn thấy. Cũng như ai cũng biết là có tồn tại một thứ gọi là tình yêu, dù không ai chỉ ra được nó là cái gì. Nhưng trong cái nghề đo lường của tôi thì người ta cứ khăng khăng rằng cái gì (được xem là) tồn tại thì ắt phải đo được, còn nếu không đo được thì xem như nó không tồn tại!

Bây giờ đến "dzụ" yêu nước. Lý do hôm nay tôi nhắc đến chuyện yêu nước là do gần đây lùm xùm vụ tàu Bình Minh 2, rồi đến vụ ngày 5/6 khi một số người có đủ trẻ già lớn bé tình cờ đi bộ ngang đại sứ quán TQ ở Hà Nội và lãnh sự quán TQ ở TP HCM trong trật tự .... Cũng phải thú thật, trong cái ngày ấy tôi cũng rất muốn đi bộ ngang LSQ TQ nhưng ... không dám, vả lại ngày ấy tôi cũng có giờ dạy từ 8 giờ sáng đến 11 giờ trưa, nên cũng chẳng có thì giờ mà đi.

Sau buổi ấy, đọc báo chí, "mạng miếc" tôi mới hay là trong số người đi bộ đó có kha khá nhiều người mình biết; mới thấy rằng mình cũng ... hèn thật! Chỉ là ôn hòa biểu lộ công khai quan điểm và tình cảm của mình đối với đất nước và phản đối sự gây hấn của người hàng xóm "lớn xác, xấu tính" kia thôi, mà cũng không dám (dù sao cũng có lý do để bào chữa: hôm ấy tôi cũng mắc đi dạy cơ mà?)

Rồi nghĩ ngợi lan man, phải chăng mình không yêu nước, hay ít ra là không yêu bằng người khác? Nưng tôi vẫn luôn tin là mình yêu nước lắm cơ mà. Vậy tại sao tôi không dám đi bộ ngang lãnh sự quán TQ vào ngày hôm ấy nhỉ?

Và chợt nhớ ra một câu hỏi có thật mà tôi đã có dịp trao đổi trực tiếp với một GS người Úc cách đây cả chục năm, một chuyên gia đo lường trước đây giảng dạy tại ĐH Melbourne (giờ có lẽ đã về hưu, GS Patrick Griffin ấy, ở VN chắc có nhiều người biết), câu hỏi mà tôi đã đưa lên làm tựa entry này.

Chuyện như sau: lúc ấy GS Griffin đang giúp VN xây dựng công cụ đánh giá giáo viên (trong đề án phát triển giáo viên tiểu học, sử dụng vốn vay của WB, hình như thế). Và trong các chuẩn do nhà nước ta đưa ra để đánh giá giáo viên thì yêu cầu đầu tiên là phải yêu nước - tất nhiên là yêu nước xã hội chủ nghĩa! Mà hễ đã là chuẩn đánh giá, thì tất nhiên là phải đo! Vì không đo, thì làm sao biết được người này yêu nước hơn người khác?

Vấn đề ở đây là: đo lòng yêu nước thì đo cái gì mới được chứ?

GS Griffin đã đặt ra câu hỏi ấy cho tất cả những người dự buổi trình bày của ông hôm ấy. Đặt một cách nghiêm túc, và người nghe buộc phải đi đến 1 trong 2 lựa chọn: một là tìm ra được biểu hiện của lòng yêu nước và tìm cách đo nó, hai là bỏ nó ra khỏi danh sách những chuẩn mực cần thiết đối với một giáo viên.

Bị ép phải trả lời, tôi nhớ các thành viên của buổi thảo luận đã đưa những ví dụ về biểu hiện đo được - chú ý nhé, phải là biểu hiện đo, đếm được - của lòng yêu nước như sau:

- Chăm chỉ tham dự các buổi họp và học tập chính trị ở cơ quan (ai hay vắng thì kém yêu nước hơn những người đi đầy đủ)
- Chăm phát biểu trong các buổi học chính trị
- Tham gia mọi phong trào do nhà nước (cụ thể là cơ quan đang làm việc) phát động ...

Thực ra, khi đưa những biểu hiện này ra thì chính những người phát biểu cũng thấy rằng chúng vẫn còn ... linh tinh lắm! Vì ai cũng biết, có thề đi họp, đi học chính trị nhưng đầu nghĩ việc khác, tay làm việc khác (tôi là chuyên môn chấm bài vào những lúc họp); cũng có thể phát biểu "xoen xoét" nhưng bụng chẳng tin gì cả; và có thể tham gia phong trào chẳng qua là do ... sợ chính quyền mà thôi, chứ có tin yêu, tự nguyện đóng góp gì đâu. Nhưng dù sao thì đó đúng là những biểu hiện nhìn thấy và đo đếm được, theo đúng yêu cầu của GS Griffin.

Thế mới thấy, biểu hiện lòng yêu nước (chân chính) ra bên ngoài là một việc làm quá khó! Và nếu khó đo như thế, thì như GS Griffin đã nói trong cuộc thảo luận đó, thôi đừng có đưa nó ra thành chuẩn làm gì! Còn nếu thấy nó quan trọng, thì bằng mọi giá phải tìm được biểu hiện nào đo được, rồi đo nó!

Lẩn thẩn, tôi liên hệ những gì GS Griffin nói với sự kiện tàu Bình Minh 2, và tự hỏi: biết đâu TQ thử làm mấy chuyện ấy để "nắn gân" VN, xem thử dân ta có yêu nước không, có dám phản đối những việc làm ngang nhiên của họ không. Và họ sẽ tìm một biểu hiện nào đấy để đo lòng yêu nước của chúng ta, rồi sẽ chọn thái độ ứng xử tiếp theo.

Theo tôi, số lượng "người đi bộ đi ngang qua ĐSQ/LSQ TQ vào ngày 5/6" rõ ràng là một biểu hiện đo được. Cũng như độ nóng trên mạng về vụ "đi bộ" này. Vậy thì số người đi bộ hôm ấy rõ ràng phải là càng đông càng tốt, và mạng càng nóng thì càng tốt.

Nhưng ... việc "đi bộ" hôm ấy dường như không được khuyến khích. Thậm chí có nơi, ban giám hiệu trường đại học còn ra thông báo hăm he, dọa đuổi những sv nào "đi bộ ngang qua LSQ/ĐSQ TQ vào ngày 5/6" nữa kia.

Vậy, nếu ai cũng im re, nằm nhà, giống như tôi hôm ấy (nói cho đúng, tôi đâu có nằm nhà, mà đi dạy học đó chớ, không tin các bạn cứ hỏi các học viên của tôi ắt sẽ rõ!), thì TQ sẽ hiểu sao về lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của người Việt (và nhà nước VN, đảng lãnh đạo của dân tộc VN) nhỉ?

Thế nhưng, hình như các đoàn viên, đảng viên vv, những con người ưu tú, tầng lớp lãnh đạo hiện tại và tương lai của đất nước, dường như chẳng có mấy ai chịu "đi bộ" vào ngày ấy. Well, có lẽ là cũng có (?), nhưng trong số những người thuộc thành phần ưu tú mà tôi biết, chẳng có ai biểu hiện lòng yêu nước ra theo kiểu đi bộ như thế cả.

Mà ngay cả báo chí "lề phải" cũng chẳng thấy nói gì mấy (à, thì cũng có, nhưng mà ... hình như vẫn "ôn hòa", mềm mỏng, thậm chí "nương nhẹ" lắm. Nương nhẹ với "cái cướp", tôi hình dung mẹ tôi sẽ nói như thế, nếu bà còn sống.)

Vậy mà theo tôi biết, thì tất cả các đảng viên, đoàn viên ấy chắc chắn phải yêu nước hơn tôi rất nhiều. Chứ gì nữa, họ được đảng giáo dục kỹ lưỡng đến thế còn gì.

Nhưng yêu nước mà không biểu hiện ra chút nào như thế, thì làm sao người khác biết được nhỉ? Rồi lỡ TQ nó hiểu lầm là VN ta ... rất hài lòng với mối quan hệ 16 chữ vàng hiện nay, và không hề than phiền gì về những hành động kia, thì sao nhỉ?

Hừm ... Khó quá, tôi không thể nào nghĩ ra được.

À thôi đúng rồi: thì họ biểu hiện đúng bằng những điều đã nêu ở trên đấy, còn gì nữa: đi họp, học chính trị (về sự quan trọng của đấu tranh bằng ngoại giao, chắc thế), tham gia mọi phong trào do nhà nước tổ chức vv (còn cái gì không phải do nhà nước tổ chức, vd như vụ đi bộ kia, thì chắc chắn không tham gia).

Chỉ có thế thôi, mà nghĩ mãi không ra!

PS: Chuyện đo lòng yêu nước này không phải tầm phào đâu nhé; trước đây trên thế giới cũng đã có hẳn một nghiên cứu "xuyên quốc gia" về vấn đề này rồi đấy. Bạn nào không tin thì cứ google với cụm từ này "how to measure patriotism" là ra ngay thôi! Đây, nó ở đây này!
Nguồn: http://bloganhvu.blogspot.com/2011/06/yeu-nuoc-o-bang-gi.html
 
World's Most And Least Patriotic Countries
Sara Pardys 07.02.08, 12:30 PM ET
pic
In Pictures: World's Most Patriotic Countries
In Pictures: World's Least Patriotic Countries


Dugg on Forbes.com
The Internet Taxman Cometh
Botox May Deaden Ability to Empathize, New Study Says
Your First Name Implies Your Age
Donald Trump Tells Anderson Cooper: Barack Obama Birth Certificate is Missing
U.N. Agreement Should Have All Gun Owners Up In Arms
Facebook To Launch Music Service With Spotify
Dude And 50K Friends: Serious About Saving Stargate Universe
How The Demand-Siders Ruined The U.S. Economy
The Federal Reserve Deserves Blame For The Financial Crisis
The Internet Is For Porn (So Let's Talk About It)
Obama Embraces Another Class-Warfare Proposal
Donald Trump: Anthony Weiner's a Psycho, Should Not Be Allowed to Run for Office Again
Hey parents, if you can't make your kids sit still, government will
The Future of Solar (INFOGRAPHIC)
Oprah Winfrey And The NBA
Visit The Forbes.com Digg Channel
If the University of Chicago's National Opinion Research Center (NORC) conducted its survey on national pride this year, would the United States still rank No. 1?
In 2003, when the survey was last administered, more Americans said they were proud of their homeland than any other country's citizens. But considering President Bush's plummeting approval ratings and U.S. participation in an increasingly unpopular war, the world's most patriotic country may be in danger of losing its title.
How, exactly, can you measure patriotism? And does fighting a war--losing or winning--matter?

In Pictures: World's Most Patriotic Countries

In Pictures: World's Least Patriotic Countries

The NORC examines two factors: how proud respondents said they were to live in their respective countries, and whether they considered their own countries superior or inferior relative to other countries. For one part of the survey, respondents had to indicate whether they agreed or disagreed with five statements, for example: "I would rather be a citizen of my country than any other country in the world" and "There are some things about my country today that make me ashamed."
Consider your home country. Do you agree or disagree with these statements? Add your thoughts in the Reader Comments section below.
Novelty seems to enhance feelings of national pride, according to survey director Tom Smith. Many of the most patriotic countries in the world--like Israel, South Africa and the Philippines--are relatively new nations. Moreover, several of these countries were formed after winning independence from colonial powers or other occupying forces.
"These countries were formed through an act of political will," Smith says, which, in turn, heightens their citizens' loyalty.
Australia, a nation-state that gained independence from Great Britain in 1901, follows the United States in the most-patriotic rankings, with Austria, which dates back to the ninth century but took its current shape at the end of World War II, close behind.
The least patriotic country, according to the survey, is East Germany. Although that Soviet-occupied sovereignty hasn't existed since Germany was reunified in 1990, NORC conducted its first survey in 1985. To maintain consistency, Smith says, the survey is still administered among the same regions.
Even recently, residents of East Germany and West Germany respond differently to questions concerning patriotism. The latter region, which was under Allied control during the Cold War, reports more national pride than its counterparts to the east, who experienced Communist rule.
Behind East Germany are other nations formerly ruled by the Soviet Union, such as Latvia and Slovakia, and nations like West Germany and Norway, which were formed long ago and thus do not have a recent "creation myth" that inspires fervent pride.
Related Stories What Our Troops Miss Most About America
War, though, critically influences a country's reported patriotism. Citizens feel it is their duty to support their nation while it is embroiled in international conflict, according to Scott Althaus, an associate professor of speech communication and political science at the University of Illinois. This assumption may explain the overnight spike in Bush's approval ratings after the terrorist attacks of Sept. 11, 2001.
But such wartime pride is only temporary, according to Matthew Baum, a visiting associate professor of public policy at Harvard. Bush's initially high approval ratings dropped as the years passed and the fatalities in Iraq mounted.
If citizens do not see positive results, Baum says, a backlash in patriotism occurs. The desire to rally around the flag, then, doesn't last long. So America's patriotism is likely waning with each passing day.
Public displays of patriotism are as diverse as the nations that inspire them. There are serious manifestations, of course, such as when American families congregate to watch fireworks on the Fourth of July or Israeli soldiers gather in silence to mourn fallen comrades. But there are joyfully spirited demonstrations, too; face-painted soccer fans bellowed cheers for Spain (ranked 16th out of 32 countries in the NORC survey) to win the World Cup.
In the presence or absence of war, whether a nation is 50 or 500 years old, citizens of every country show pride in ways only they can truly understand.

In Pictures: World's Most Patriotic Countries

In Pictures: World's Least Patriotic Countries

Source: http://www.forbes.com/2008/07/02/world-national-pride-oped-cx_sp_0701patriot.html