Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

NGƯỜI AN - NAM ĂN ỈA


NGƯỜI AN - NAM ĂN ỈA



Xa



Và gần

 

Lào nó còn văn minh hơn cả Vịt

***


Sáu trang trước, em thấy các cụ bình luận về việc đặt biển, viết chữ đề nghị mình có tự trọng khi ăn em đã thấy nhục rồi, nhưng....thật ra cái đó cũng chưa nhục lắm vì dù gì thì lẫn trong đám ăn buffet thì mình cứ tránh bọn...phàm ăn người Việt Nam ra, coi như mình không phải người Việt thì cũng được. Nhưng có vài trường hợp không tránh mặt được vào đâu, đấy là những bữa ăn, bữa tiệc, và các tiệc chiêu đãi cấp nhà nước (State Banquet) thì còn....nhục nữa vì lúc đó, các cụ chẳng có cơ hội nào để phủ nhận (hoặc giả vờ) mình không phải người Việt Nam.

Em xin kể ra đây vài vụ để các cụ thấy đôi khi, từ NHỤC đôi khi nó chưa đủ, mà nó phải gọi là QUỐC NHỤC

Hôm ấy, bên ta kéo nhau một đoàn gồm 38 người dự một bữa tiệc chiêu đãi cấp quốc gia. Sau khi cửa cung điện mở, về nguyên tắc ngoại giao "trưởng đoàn" ta sẽ đi cùng trưởng đoàn bạn và các "nguyên lão" ta sẽ đi cùng các "nguyên lão" bạn đi sánh bước vào. Nhưng KHÔNG, nhìn thấy trưởng đoàn ta lững thững bước vào thế là quần thần...túa mẹ nó vào làm các bạn chỉ biết lắc đầu kéo nhau vào sau. Có một số cụ còn quên không để lại ly rượu lại bàn cocktail đứng mà mang luôn tận cả vào bàn ăn sau đấy ý ới gọi phục vụ mang ly rượu dở ra vì....không tiện đặt ly đang uống dở trên bàn tiệc mới tinh

Một thói quen nữa là....dùng khăn ăn lau mặt thường trước bữa ăn, phục vụ họ có mang một khăn ấm hoặc khăn lạnh để vào chiếc đĩa bạc cạnh mỗi vị trí. Thường những khăn này dùng để lau tay hoặc chấm miệng nhưng cũng không quá khó để nhìn thấy một cụ thản nhiên rũ ra cái phạch rồi lau khắp mặt không thô bỉ đến độ cởi cà-vạt ra để lau cả cổ, nhưng hình ảnh lấy khăn ăn kì cọ mặt là hình ảnh....em thấy tương đối nhiều và thường xuyên.

Trong bữa ăn, đối với người nước ngoài, họ kị nhất là....san rượu từ ly của nhau và trút thức ăn từ đĩa người này sang đĩa người kia. Đấy là điều tối kị! Nhưng ta thì....vô tư. Em chứng kiến nhiều cảnh "mày uống hộ anh tí, say mẹ nó rồi" hay "miếng da cá này ngon lắm, mày ăn đi anh đang...kiêng" xảy ra không đến nỗi thường xuyên nhưng cũng không phải quá hiếm để...cảm nhận.

Thói quen uống của mình là mỗi lần uống là phải "cụng" hoặc "zô" nhưng ngoại giao, tối kị cứ mỗi lần uống là phải cụng ly nhưng chính mắt em nhìn thấy một cụ ngồi cạnh một đại sứ bắt vị đại sứ cụng ly gần....hai chục lần em ngồi đối diện, nhìn thấy mà chả biết chui mặt xuống đâu. May quá mà cụ chưa cao hứng bắt đại sứ hô "1 2 3 zô"

Mình không có thói quen ăn dao dĩa và quan trọng nhất là không nhớ bên nào đặt dao bên nào đặt dĩa (nĩa)nên thi thoảng cũng có trường hợp "ta" mượn nhầm dĩa hoặc dao của "bạn". Còn việc hì hụi cắt thịt bò bằng dao cắt bánh mì hay dĩa ăn cá để xiên thịt thì....thường xuyên. Thêm vào đó, việc áp dụng....thói quen cầm đũa khi ăn cũng được...áp dụng triệt để lên dao dĩa. Về nguyên tắc, khi nói chuyện lúc ăn, ta nên bỏ dao và dĩa xuống rồi nói và cái này được dạy và quán triệt rất cẩn thận, nhưng....chả hiểu các cụ cũng rất chóng quên. Việc vừa ăn vừa vung vẩy dĩa và dao nói chuyện cũng xảy ra tương đối thường xuyên.

Thêm vào đó, việc di chuyển từ bàn này sang bàn khác cũng...tương đối phổ biến trong khi quốc tiệc không cho phép điều này. Dù đã hạn chế được rất nhiều việc cụ này sang bàn cụ kia....chúc rượu trong tiệc chiêu đãi cấp nhà nước, nhưng trong các tiệc chiêu đãi từ cấp doanh nghiệp cho tới cấp tỉnh thì việc....lượn lờ gần như thường xuyên Các bạn chỉ biết lắc đầu còn phe ta thì nói: "sao mày cứ cắm mặt ăn, không sang chào....các cụ"

Còn vụ cứ nhe cả bộ nhá ra xỉa răng và vừa ăn vừa....tóp tép, còn ăn súp nóng mà húp sồn sột thì...cũng không phải hiếm!

Em chỉ kể vài vụ từ kinh nghiệm bản thân, không có ý chỉ trích ai, chỉ là những câu truyện sưu tầm để chúng ta cùng đóng góp một tay vào cái gọi là VĂN HÓA ĂN của chúng ta và hy vọng một số thế hệ tiếp theo sẽ tích cực hơn chứ nếu cứ tiếp tục thế này, e rằng chẳng mấy mà phần còn lại của thế giới nghĩ Việt Nam là một dân tộc "tham ăn tục uống" và đi đến đâu cũng chết nhục về miếng ăn!@lèm bèm của một thằng Anamit trên diễn đàn OS.com

***

" Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xôn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thết, những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh. Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng. Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữa và đám con nít reo ồ lên, một trong sô họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỷ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ. Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi ba người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa. Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh : Ăn đi , ăn đi. Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn. Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau. Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : Lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói : Ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu. Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon Lắm Ngon Lắm". tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không? Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. miếng Ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải. Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng " Bánh Đa " vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên. Cái chính rút ra được là : Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon. Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con Gà : " Đừng ăn Đừng ăn Không ngon Không ngon??? "...tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó ...không ngon ???.

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng " Chả " cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao. Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo" Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc.@ lèm bèm của một thằng Tây, anh đéo biết tên.

***


Đời mình đuợc ăn lộc nhà vợ vì nhà nó có mấy người họ hàng bên Tây. Từ ngày mình về làm rể, thi thoảng cũng đuợc lọ nước hoa, cái áo phông, đôi giày vải....Đếch biết thế nào nhưng cứ Tây là xịn rồi.

Cơ mà Tây nhà vợ mình đe_ó phải Tây xịn, xịn là phải Tây Ba-di, Lôn-đôn, Niũ-ước hay bét ra cũng đuợc cái Ốt-tờ-rây-li-a. Đằng này Tây Tân đảo ( đảo Nu-me, thuộc địa của của bọn Phớp nhợn ở Thái Bình dương, cách Úc 2000 cây lô mếch. Nơi đây xưa chuyên nhốt tù thuộc địa và nô lệ da đen để khai khoáng )

Theo con vợ mình thuật lại ( chắc đuợc bố mẹ nó truyền khẩu) thì thời đánh Pháp, ông đẻ ra mẹ vợ mình bị bắt đi đày sang đây. Hết chiến tranh trao trả tù binh nhưng ông không về mà tình nguyện ở lại lấy một người bản xứ rồi đẻ ra mẹ vợ mình và các ông bà khác nữa mà mình không biết hết tên.

Đến thời đánh Meõ, đảng ta hô hào Việt kiều hồi hương góp sức với những lời tuyên truyền rất chi là hào sảng về thiên đàng, về hào khí dân tộc và những chói chang mai sau. Mẹ vợ mình hồi ấy còn trẻ, ai cũng bảo về là lăn vào mũi tên hòn đạn nhưng không nghe, cứ đâm bổ về. Theo như suy nghĩ của mình bây giờ thì hành động như vậy là…rất ngu.

Đó là năm 1966.

Bà mẹ vợ về năm đó mới 16 tuổi, tiếng Phớp nói giỏi như tiếng Việt, xây dựng chiến đấu hăng hái lắm. Hết đánh nhau, nhờ có tý trình lùn nên đuợc giao làm công tác ngoaị thương, mậu dịch. Đến nay bà vẫn bảo là bà ngu nên mới về, toàn ảo tưởng, hoang đường cả. May mà không chết đoí.

Đau nhất là mẹ vợ mình tý nữa ế chồng. Ngày đó lấy vợ hay chồng mà có tý lý lịch " bất an " như bà mẹ vợ mình thì khủng khiếp lắm. Đuợc cái may, ông già vợ cưới vạo đuợc phát nên cũng thoát.

Vợ mình là sản phẩm của một thời đểu giả đó!

Tây vớ vẩn thế mà cũng giàu phết, ba bốn cái siêu thi to như Mắc-cô trên đuờng Đê la thành, ai cũng xe hơi, biệt thự biển. Nghe đâu mấy đứa cháu qua chơi ở nán lại rửa bát cũng đuợc nghìn hai đô một tháng.

Với 400.000 dân, cả thổ điạ, An-nam, da đen... Nu-me theo như mình hóng đuợc, chưa đến độ là thiên đuờng nhưng cuộc sống thì sung sướng lắm. Tây vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo của nó như thế là ác liệt rồi, trông mong cái đé_o.

Dân An-nam ta đa phần chí thú làm ăn và khôn lỏi nên sống cũng dư dả. Chán nhất là đám da đen, chỉ thích đi làm thuê hoặc lang thang ăn trợ cấp xã hội. Đúng là một chủng tộc có mả...nô lệ!

Thằng anh con nhà ông bác của con vợ mình mò về An-nam tìm vợ. Ở bển hắn khí giaù, những 2 cái siêu thị to vật nhưng người ngợm trông chả ra cái đé_o gì. Bé tý!. Nghe hắn bảo bên đó Tây nó to, bọn Đen thì không dám đụng, mình dân An-nam thấp bé nhẹ cân về An-nam lấy vợ là hay nhất. Ở bển cũng có gái An-nam, nhưng tóc vàng, đeo khuyên hết cả. Chơi bời, đú đởn chả thua gì Tây.

Năm thằng anh họ nhà con vợ mình về 2 lần, năm nay là năm thứ 3 của cuộc trường chinh cưới vợ. Hắn 37 nhưng trông trẻ vì người ...choắt. Những năm truớc, yêu cầu của hắn về đối tượng là trẻ, đẹp, có học thức, nói đuợc tiếng Phớp thì càng tốt. Ngu xuẩn nhất trong cái mớ yêu cầu của hắn là dứt khoát phaỉ...còn trinh. Đ.m, có khi hắn hâm thế nên mãi đé_o lấy đuợc ai cũng nên?!

Anh em họ hàng, bạn bè...sấp-pót cho hắn dữ lắm, nhưng với cái yêu cầu quaí đản đó làm mọi người nản và ngãng ra dần.

Năm thứ 2 hắn về, vẫn những yêu cầu đó nhưng hạ thấp 1 chỉ tiêu ( mà lại là chỉ tiêu tối quan trọng ) là đé_o cần còn trinh nhưng vẫn phải đảm bảo trẻ, đẹp, có học thức, nói đuợc tiếng Phớp thì càng tốt.

Mọi người lại bâu vào sấp-pót cho cái yêu cầu tuy có bớt phần quaí đản của hắn nhưng kết quả vưỡn về mo. Hắn nản ra mặt, ngửa cổ lên trời mà lèm bèm: Đ.m, đã thế bố mày ở một mình cho lũ gái chúng mày thèm. Cest lavie!

Ấy thế mà thế chó nào hắn lại mò về lần thứ ba mới taì. Hắn nói không phải tìm vợ nữa mà lo chuyện làm ăn, tìm vài mối hàng để đánh qua đó bán. Thế cũng đuợc!

Ở đất mẹ An-nam gần ba tháng, hắn đi đâu, làm gì không ai biết rồi nhằm đúng ngày rằm đẹp trời hắn mang giấy mời đến thông báo cưới vợ và mời ăn cỗ ở Đai-u. Đ.m, có thế chứ!

Mình sẽ thuật lại chuyện hắn lấy được vợ ở phần sau, nay đi vào phần chính.

Cái bô -rum ( ball room ) ở Đai- u to vaĩ, chứa tới gần năm trăm nhân mạng không còn một chỗ trống. Khứa sang, khứa hèn, trẻ con, bà già đủ cả. Công nghệ tiệc cưới về cơ bản là rất chuyên nghiệp, như lai vờ xô. Bàn to, mâm xoay nhét 12 người. Mình lạc chuồng đến sau nên bị nhét vào ngồi chung một bàn tuyền với những người không mang họ, lạ hoắc. Có lẽ là khách bên đằng gaí.

Ly uống vang to như nửa cái gáo dừa. Mọi người cùng nâng cốc chào mừng cô dâu, chú rể. Mấy đứa ngồi bàn mình, cả đực, cả cái phải bê bằng hai tay, tợp một phát rõ to rồi nhăn mặt: chua như nuớc đái meò!

Cái khăn ăn màu hồng, to bản đẹp là thế mấy em cuốn tròn như giấy đi iả, chùi lấy chùi để chứ ứ trải ra đuì. Một thằng sành điệu còn gấp đôi thành hình tam giác rồi đeo mẹ nó vào cổ, trông như cái yếm, hao hao như cái khăn quàng lộn ngược. Đang chén, thằng sờ pích cơ trông điệu đà như Thị Màu ông ổng: chúng tôi có những phần quà cho quý vị đuợc quấn trong khăn đỏ buộc ở ghế ngồi.

Đ.m, đang yên ổn đánh chén thì ồn ào như chợ vỡ. Một con mụ ở bàn mình ngồi trúng cái ghế có khăn buộc đỏ trúng ngay đuợc một hộp quà rất đẹp. Mụ xóc xóc rồi mở ra, một cái vở hộp điện thoaị Sam sung E730 mới caú. Cả bàn nhao lên: điện thoaị rồi, chia đê!
Đ.m, khối ra đấy, tưởng bở. Chỉ có mỗi lọ dầu gội đầu, xem kỹ đát không khéo còn hết!

Lại đánh chén.

Trên kia, em Thùy Dung đang ca cẩm bài Triệu đóa hồng. Vẫn điệu đà, diêm dúa như mọi khi. Hát xong, tịnh đé_o có lấy một tiếng vỗ tay, thực khách, thính khách hẵng đang còn bận đớp hít, rỗi tay đé_o đâu mà vỗ.

Một chú đầu trọc, vác vi ô lông làm một bài nhạc Phớp, cũng đé_o thấy ai vỗ tay. Ngẫm thương cho cái đám ca sĩ đi hát đám cưới đến tệ!

Tiệc sắp tàn, người ta bê lên bánh kem tráng miệng có phết sô cô la, ăn ngầy ngậy như tào phớ. Mấy đứa kia tưởng bở xúc lấy xúc để rồi đ.m, bụm mồn nhăn mặt kêu buồn nôn. May không mửa ra bàn!

Nói chung cái sự đánh chén nông dân cực.

Đã thế, nhoáng cái hơn chục cái khăn ăn màu hồng không cánh mà bay trong lúc mình ra ngòai làm cốc trà tráng miệng. Cái bệnh tắt mắt, ăn cắp vặt của đám người kia mình biết tỏng. Mà cũng chả trách họ đuợc, khăn đẹp và tốt thế cơ mà.

Khiếp đảm nhất là cái màn " tổng kết " ra về, đến ùn ùn, về ào aò. Đã thế lại còn tranh thủ bốc bích quy, hạt dưa, hạt bầu đút túi để ăn chắt dần. Mấy anh trung niên lại còn " dồn toa " thuốc lá điếu, đút hết túi trên, túi dưới lại còn găm cả vào mang tai.

Mấy bà, mấy chị cũng tỏ ra sành điệu với áo dài thêu kim tuyến, quàng khăn len nhưng miệng cứ thè lè cái tăm nhọn hoắt, thi thoảng cứ chẹp chẹp, tặc tặc như thằn lằn bắt mối. Hãi nhất là đám nam thanh, nữ tú cứ dậm rịch, chen nhau lên sân khấu bắt anh chơi ọc- gân đánh baì...vọng cổ làm cho chú rể phải dỗ: thôi, lát hát karaoke, đặt phòng rồi.

Hai vợ chồng mình bị lạc nhau, ra sảnh chờ mãi mới đón đuợc. Về nhà, vợ mình nấu cho bát mì tôm 2 trứng, đớp hết mình ngủ một mạch đến sáng.@ của anh Phẹt, biên 2006 trên diễn đàn vnn.
Nguồn: http://www.photphet.info/2012/09/nguoi-nam-ia.html