Cách tỉa mồng gà
Randy Stevens - http://ultimatefowl.wordpress.com
Tỉa mồng (dubbing) là kỹ thuật cắt bỏ mồng, tích và dái tai của gà để ngăn ngừa bỏng lạnh (frostbite) và những biến chứng liên quan. Nếu bạn sống ở vùng khí hậu lạnh, nơi mà nhiệt độ có thể xuống dưới không độ, có lẽ bạn cần cân nhắc đến việc tỉa mồng cho gà để ngăn ngừa những biến chứng dẫn tới nhiễm trùng, giảm khả năng sinh sản, vết thương lở loét và thậm chí tử vong. Gà không bị ảnh hưởng nhiều khi tỉa mồng mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho cả đàn về lâu dài. Giống như mọi thứ liên quan đến gà, mỗi người đều có phương pháp tỉa mồng riêng và với những mục đích khác nhau. Những giống gà, chẳng hạn như gà tre Anh (old english bantam) nhất thiết phải tỉa mồng mới đủ tư cách tham dự triển lãm và một số người thích tỉa mồng gà ở một độ tuổi nhất định để khống chế kích thước trưởng thành của chúng. Tôi tỉa mồng tất cả gà của mình, kể cả gà mái, để duy trì sức khỏe và phòng ngừa bỏng lạnh, vốn là một vấn đề nghiêm trọng ở nơi tôi sinh sống.
Để thu được kết quả tốt nhất, tỉa mồng chủ yếu được thực hiện đối với gà trưởng thành, khi mồng và tích đã phát triển tối đa. Điều đầu tiên cần phải tuân thủ trước khi tỉa mồng đó là thực hiện vào thời điểm thích hợp trong tháng để ít mất máu nhất. Tốt nhất nên tỉa mồng vào hai, ba ngày cuối cùng của tuần trăng, ngay trước kỳ trăng non. Thời điểm này máu dồn xuống chân nhiều hơn là trên đầu gà. Tôi cũng ưu tiên tỉa mồng vào buổi tối khi gà đang bình tĩnh và không bỏ chạy nháo nhào sau khi tỉa. Cũng nên tránh tỉa mồng vào những tháng mùa hè nóng nực bởi vì nhiệt độ khiến cho máu loãng, khó cầm. Nếu được, nên cho gà nhịn uống nước một ngày trước khi tỉa mồng để máu đặc lại và dễ cầm hơn. Một số người còn bổ sung vitamin K vào thức ăn trước khi tỉa mồng, bằng cách thêm bột cỏ linh lăng (alfalfa meal) vào thức ăn hay phụ gia hiệu Red Cell vào nước uống. Một số người khác nhúng đầu gà vào nước lạnh trước và sau khi tỉa mồng. Tất cả những điều tôi đề cập ở trên đều nhằm giảm mất máu tối đa, và dẫu tất cả đều ít nhiều có tác dụng, chúng không phải là điều bắt buộc. Tôi từng thấy rất nhiều gà được tỉa mồng mà không cần quan tâm đến những bước chuẩn bị ở trên và đều ổn, những tôi vẫn đưa ra những chỉ dẫn nhằm giúp bạn thực hiện được dễ dàng hơn.
Sau khi xác định ngày tỉa mồng, điều kế tiếp là chuẩn bị. Bạn sẽ cần một cây kéo rất tốt và sắc mà nó có khả năng cắt thịt thật ngọt. Tôi sử dụng một cây kéo cắt da nhưng một số người lại dùng loại kéo chuyên dụng cho việc tỉa mồng. Bạn có thể mua kéo từ những công ty chuyên cung cấp dụng cụ cho nghề nuôi gia cầm. Tôi khuyên bạn không nên tiết kiệm tiền mua kéo vì kéo chất lượng sẽ giúp việc tỉa mồng dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn cũng cần một ít cồn, khăn lông và một ít bột cầm máu (bạn có thể dùng bột mì nếu không muốn bỏ tiền mua loại thuốc cầm máu xịn). Kế đó, bạn cần quyết định sẽ tỉa mồng như thế nào. Tôi hầu như tỉa sát đến da đầu, càng sát càng tốt bởi tôi thích thấy gà gọn gàng như vậy và tôi tỉa luôn cả tích lẫn dái tai nếu chúng mọc quá dài. Hầu hết mọi người đều tỉa mồng sát đến khoảng 6 li so với đầu và cắt hết tích và dái tai. Hầu hết những con gà bị bỏng lạnh đều có mồng lá. Mồng dâu cũng cần phải tỉa nhưng đa phần mồng trà và mồng trích đủ gọn, bạn không cần phải tỉa nữa.
Sau khi bạn quyết định cách thức tỉa mồng, bạn cần đưa gà đến nơi đã chuẩn bị sẵn, thường là ngoài trời bởi vì sẽ có máu dây ra. Lấy khăn lông trải xuống nền nhà, nắm chặt chân gà bằng một tay và đỡ lườn gà bằng tay kia. Đặt gà lên khăn với đầu và chân và chân hướng ra hai bên. Đảm bảo cánh gà bị ép chặt và trong khi vẫn nắm chân, lăn gà quấn vào khăn. Nếu thực hiện đúng cách thì sẽ chỉ có đầu và chân gà lòi ra khỏi tấm khăn cuộn chặt, và gà không thể cựa quậy. Sẽ dễ dàng hơn nếu có người hỗ trợ, họ có thể giúp ôm gà để nó bình tĩnh và không thể vùng vẫy đôi cánh. Nếu không, bạn có thể ngồi xuống và kẹp con gà vào giữa hai chân. Bây giờ bạn phải sát trùng kéo và những vùng cần tỉa bằng cồn. Bạn không cần gì nhiều, chỉ cần tấm khăn ẩm để lau mồng, tích và dái tai. Cẩn thận không làm dây cồn lên mắt gà. Vâng, đến điểm này bạn có thể cắt được rồi. Nên nhớ, bạn không thể bù đắp phần thịt đã cắt bỏ vì vậy, nếu không chắc thì bạn cần cắt ít đi, rồi tỉa dần cho đến vị trí mong muốn thay vì lỡ tay cắt phạm quá nhiều. Tôi thích bắt đầu từ phía sau đầu gà, tôi nắm mồng bằng một tay, kéo lên trên rồi đặt kéo vào phía sau cắt phần chỏm và lượn về phía giữa mồng với nhát cắt đầu tiên. Sau khi cắt, bạn sẽ thấy máu nhưng đừng lo lắng, hãy cứ cắt tiếp. Một số gà ra máu thật nhiều, một số ngược lại, tôi sẽ nói bạn phải làm gì sau khi quá trình cắt hoàn tất. Tiếp theo, bạn cần nắm phần chỏm mồng cao nhất còn sót lại và kéo lên. Đặt kéo song song với đầu ở khoảng cách mà bạn quyết định và cắt nhát kế tiếp. Bạn hoàn tất việc cắt mồng tại thời điểm này trừ phi bạn muốn tỉa tót cho đẹp. Nếu bạn muốn cắt luôn cả tích và dái tai thì đây là lúc để thực hiện. Nếu gà bạn có tích dài hơn 6 li thì tôi khuyên bạn nên cắt. Chúng rất mỏng nên dễ cắt nhưng đặc biệt lưu ý không nên kéo căng để cắt. Nếu bạn kéo căng tích và cắt cho bằng phẳng thì bạn sẽ kết thúc với một lỗ lớn bên cổ gà do cắt phạm quá nhiều. Nếu lỡ làm vậy thì bạn cũng đừng lo, nó chỉ trông dễ sợ vậy thôi nhưng rồi sẽ lành tuy có lâu hơn và để lại vết sẹo lớn. Khi tỉa tích, cách tốt nhất là cắt ít thôi rồi tỉa dần cho đến sát cổ gà. Nếu làm khéo, trên da sẽ chỉ còn lại một vạch nơi trước kia là tích. Một số người thích tỉa luôn cả dái tai nhưng thực sự không cần thiết bởi đó không phải là nơi hay bị bỏng lạnh, trừ phi nó không quá lớn. Nếu bạn quyết định tỉa dái tai, hãy thực hiện tương tự như tỉa tích.
Sau khi cắt xong, bạn cần cầm máu. Hầu hết mọi trường hợp, máu chảy rất ít, bạn chỉ cần thả gà về chuồng và nó sẽ ổn. Nếu gà của bạn chảy máu rất nhiều, thì chỉ cần dùng khăn sạch ép vào vết thương cho đến khi máu cầm. Nếu vết thương không ngừng chảy máu sau vài phút ép vào, chỉ cần rắc thuốc cầm máu hay bột vào vết thương và nó sẽ giúp cầm máu. Ngày hôm sau, bạn cần kiểm tra gà và đảm bảo rằng mũi không bị máu khô làm tắc. Nếu điều đó xảy ra, dùng khăn ẩm lau sạch để gà thở thoải mái. Cũng tốt nếu điều trị gà bằng kháng sinh phổ rộng trong một vài ngày để phòng viêm nhiễm. Hầu hết gà đều phục hồi từ 2 đến 3 tuần sau khi tỉa. Nếu bạn có một con gà bị bỏng lạnh thì hãy tỉa mồng ngay lập tức. Làm vậy để tránh cho gà không bị lây nhiễm từ mô chết và thời gian phục hồi sau khi tỉa còn nhanh hơn là chờ cho mô chết khô đi. Nếu tích và dái tai bị sưng đến nỗi bạn không thể cắt chúng, tôi rạch một đường để máu và huyết tương chảy ra. Sau 24 giờ, vết sưng xẹp xuống đủ để bạn có thể tỉa chúng.
-------------------------------------
Ghi chú (vnrd)
http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php?73308-C%C3%A1ch-t%E1%BB%89a-m%E1%BB%93ng-g%C3%A0&s=b96eb2ccbb71776567809dd76cb91abd
Nguồn:
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011
Các phương pháp lai tạo gà
Lai tạo bao gồm hai vai trò là “cải thiện” và “duy trì”. Hầu hết thông tin trong lãnh vực lai tạo đều tập trung vào vai trò “cải thiện”, và nó thường được mô tả như là “lai tạo những cá thể tốt nhất”. Trên thực tế, việc loại bỏ tính trạng xấu và tuyển chọn tính trạng tốt sẽ cải thiện dòng gà theo thời gian. Tính trạng tốt xuất hiện ngày càng nhiều cũng như tính trạng xấu ngày càng ít đi, điều này được gọi là “tăng tốt giảm xấu”.
Vai trò “duy trì” nhằm đảm bảo sự đa dạng gien cần thiết của bầy đàn để có thể lai tạo trong nhiều thế hệ mà không sợ dòng gà bị suy. Vì vậy, vai trò “duy trì” tập trung vào việc kiểm soát mối quan hệ giữa các cá thể trong bầy đàn; dựa vào mối quan hệ mà cá thể nào được phép lai với cá thể nào. Có những mối quan hệ mà chúng ta sử dụng hoặc cố tránh. Chẳng hạn lai giữa gà trống và gà mái cùng bầy là hình thức lai cận huyết sâu. Tuy nhiên, lai giữa anh chị em họ xa hoặc cô dì, chú bác lại đỡ cận huyết hơn. Lai cận huyết sâu có thể khiến dị tật xuất hiện. Bởi vậy, ý tưởng lai tạo là “đủ xa để bớt dị tật nhưng đủ gần để duy trì tính trạng”.
Dưới đây là một số phương pháp lai tạo gà phổ biến. Điều thú vị là hầu hết các phương pháp lai tạo gà đều bắt nguồn từ kinh nghiệm của các sư kê (cocker) và nay lại áp dụng để lai tạo gà kiểng.
Lai xa (out-and-out breeding) là phương pháp lai gà mái nhà với gà trống lấy từ nơi khác về. Bằng phương pháp này, bạn có thể giữ lại toàn bộ gà mái và nuôi chung một đàn. Gà trống lấy về có thể cùng một giống nhưng mỗi năm đổi một con mới. Đây là phương pháp thịnh hành trong giới nuôi gà-cá ở ta bởi có câu “chó giống cha, gà-cá giống mẹ” nên người ta chỉ giữ lại “mái bổn”, còn trống được tuyển lựa từ nơi khác để tránh “đồng huyết”. Phương pháp này đem lại sự đa dạng về gien và bầy lai mạnh khỏe tuy nhiên tính trạng bầy lai thường thiếu ổn định, chất lượng… hên xui!
Lai dựa (flock-sourcing) cũng là một dạng lai xa nhưng khác ở chỗ bạn luôn lấy gà trống từ một nguồn - chẳng hạn từ nhà lai tạo danh tiếng nơi bạn mua gà giống. Điểm thuận lợi của phương pháp này đó là tính trạng được cải thiện dần tùy thuộc vào dòng gà của nhà lai tạo. Điểm bất lợi ở chỗ bạn phải loại bỏ hết gà trống của mình và chất lượng dòng gà phụ thuộc vào người khác.
Cải thiện (grading): trường hợp bạn có dòng gà lai cận huyết quá sâu hoặc cần cải thiện máu mới thì bạn có thể lai xa một đời rồi lai dựa về dòng cũ (trong ngữ cảnh này người ta thường dùng từ "lai ngược" - back breeding). Theo kinh nghiệm, nếu kiên trì lai dựa từ 6 đến 8 đời thì bạn có thể khôi phục lại dòng thuần.
Lai bầy (flock-mating) là phương pháp lai theo bầy. Để hệ thống này tự vận động, bạn nên sử dụng 20 gà trống ghép với từ 180 đến 200 gà mái. Bầy gà sẽ tự quyết định việc ghép cặp sinh sản. Đây là kiểu lai tạo phổ biến trong các trại nuôi gà. Họ thường xuyên loại bỏ hết gà lớn tuổi mỗi năm và chỉ giữ lại những con gà tơ tốt nhất để lai tạo tiếp. Với phiên bản nhỏ hơn cho vườn nhà, bạn có thể duy trì theo tỉ lệ 1 trống – 5 đến 12 mái. Lưu ý, đây là cách lai tạo gà thịt!
Lai cuốn (rolling-mating) là phương pháp phân đàn gà ra làm hai vào mỗi mùa sinh sản. Gà mái tơ ghép với gà trống trưởng thành. Gà trống tơ ghép với gà mái trưởng thành. Vào cuối mùa sinh sản, gà mái tơ và gà mái trưởng thành được gộp chung và tuyển chọn những con tốt nhất làm giống cho mùa sau. Với gà trống cũng thực hiện tương tự. Phương pháp này vừa cải thiện chất lượng bầy gà qua mỗi mùa mà vẫn giữ được sự đa dạng về gien. Tỷ lệ thả gà thích hợp là 1 trống – 10 mái, với những giống gà lớn, nặng nề thì dùng tỉ lệ 1 trống – 8 mái.
Lai dòng (clan-mating) là phương pháp phân đàn gà thành ít nhất 3 dòng. Có hai cách duy trì dòng: theo mẹ (matriarchal) hoặc theo cha (patriarchal). Cá thể cùng dòng không bao giờ được lai với nhau mà phải lấy từ dòng khác. Qua quá trình lai tạo, các dòng đều ít nhiều có quan hệ huyết thống. Một con gà trống xuất sắc có thể được lai với tất cả gà mái ở dòng khác.
Nếu lai dòng mẹ thì thường ghép theo cặp. Trứng và gà con do gà mái đẻ ra được đánh dấu theo dòng mẹ. Nếu cặp gà cho kết quả tốt thì được giữ lại để đổ mãi bằng không thì đổi trống khác coi kết quả ra sao.
Nếu dòng cha thì thường ghép theo bầy với một gà trống và nhiều gà mái có quan hệ gần.
Lai xoay (spiral-mating) là phương pháp phân đàn gà ra làm ít nhất ba dòng. Chẳng hạn, mùa đầu tiên gà mái được chia thành 3 dòng đặt tên là “xanh”, “đỏ” và “vàng”. Gà trống được tuyển chọn để lai với mỗi dòng gà mái. Tất cả gà con được đánh dấu theo tên dòng mẹ. Vào mùa thứ hai, gà mái tơ được ghép chung với dòng mẹ. Tuy nhiên gà trống tơ lại được ghép sang dòng khác, chẳng hạn trống tơ “xanh” được ghép qua dòng “đỏ”, trống tơ “đỏ” được ghép qua dòng “vàng”, trống tơ “vàng” được ghép qua dòng “xanh”. Như vậy, gà trống không bao giờ được lai cùng dòng mà “xoay” giữa các dòng. Bạn cần ghi chú để nhớ quy luật “xoay”, chẳng hạn gà trống tơ “xanh” luôn được ghép với dòng “đỏ”.
Điểm thuận lợi của phương pháp lai xoay là bạn không lai cận huyết quá sâu và có thể duy trì đàn gà cả chục năm mà không cần lai xa. Nếu bạn quyết định lai xa thì gà trống mới có thể được ghép vào một dòng gà có sẵn, gà mái mới có thể tự lập thành dòng mới, thay thế cho dòng gà kém chất lượng hoặc được ghép vào dòng có sẵn. Lai xoay chẳng qua là một trường hợp đặc biệt của lai dòng.
-------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý
*Hãy chọn phương pháp lai tạo phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Nhà lai tạo nhiều kinh nghiệm thường tùy cơ ứng biến hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Có người lai hai đợt mỗi năm, có người lai một đợt mỗi năm tùy điều kiện.
*Bạn cần ghi chép để nắm rõ thông tin về quá trình lai tạo. Lai dòng cần theo dõi đến từng cá thể. Lai dòng mẹ cần rất nhiều ghi chép để biết chính xác nguồn gốc của từng cá thể. Lai cuốn và lai xa ít đòi hỏi ghi chép hơn. Dẫu vậy, tốt nhất bạn nên ghi chép mỗi năm một lần khi bầy gà ra đời.
*Gà lớn quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ. Lưu ý điều này trong việc nuôi dưỡng và tuyển chọn.
*Một số cá thể thay lông sớm nên trông xấu hơn những con cùng độ tuổi. Không nên để điều này ảnh hưởng đến quy trình tuyển chọn của bạn.
Nguồn: http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php?74554-C%C3%A1c-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-lai-t%E1%BA%A1o-g%C3%A0
Vai trò “duy trì” nhằm đảm bảo sự đa dạng gien cần thiết của bầy đàn để có thể lai tạo trong nhiều thế hệ mà không sợ dòng gà bị suy. Vì vậy, vai trò “duy trì” tập trung vào việc kiểm soát mối quan hệ giữa các cá thể trong bầy đàn; dựa vào mối quan hệ mà cá thể nào được phép lai với cá thể nào. Có những mối quan hệ mà chúng ta sử dụng hoặc cố tránh. Chẳng hạn lai giữa gà trống và gà mái cùng bầy là hình thức lai cận huyết sâu. Tuy nhiên, lai giữa anh chị em họ xa hoặc cô dì, chú bác lại đỡ cận huyết hơn. Lai cận huyết sâu có thể khiến dị tật xuất hiện. Bởi vậy, ý tưởng lai tạo là “đủ xa để bớt dị tật nhưng đủ gần để duy trì tính trạng”.
Dưới đây là một số phương pháp lai tạo gà phổ biến. Điều thú vị là hầu hết các phương pháp lai tạo gà đều bắt nguồn từ kinh nghiệm của các sư kê (cocker) và nay lại áp dụng để lai tạo gà kiểng.
Lai xa (out-and-out breeding) là phương pháp lai gà mái nhà với gà trống lấy từ nơi khác về. Bằng phương pháp này, bạn có thể giữ lại toàn bộ gà mái và nuôi chung một đàn. Gà trống lấy về có thể cùng một giống nhưng mỗi năm đổi một con mới. Đây là phương pháp thịnh hành trong giới nuôi gà-cá ở ta bởi có câu “chó giống cha, gà-cá giống mẹ” nên người ta chỉ giữ lại “mái bổn”, còn trống được tuyển lựa từ nơi khác để tránh “đồng huyết”. Phương pháp này đem lại sự đa dạng về gien và bầy lai mạnh khỏe tuy nhiên tính trạng bầy lai thường thiếu ổn định, chất lượng… hên xui!
Lai dựa (flock-sourcing) cũng là một dạng lai xa nhưng khác ở chỗ bạn luôn lấy gà trống từ một nguồn - chẳng hạn từ nhà lai tạo danh tiếng nơi bạn mua gà giống. Điểm thuận lợi của phương pháp này đó là tính trạng được cải thiện dần tùy thuộc vào dòng gà của nhà lai tạo. Điểm bất lợi ở chỗ bạn phải loại bỏ hết gà trống của mình và chất lượng dòng gà phụ thuộc vào người khác.
Cải thiện (grading): trường hợp bạn có dòng gà lai cận huyết quá sâu hoặc cần cải thiện máu mới thì bạn có thể lai xa một đời rồi lai dựa về dòng cũ (trong ngữ cảnh này người ta thường dùng từ "lai ngược" - back breeding). Theo kinh nghiệm, nếu kiên trì lai dựa từ 6 đến 8 đời thì bạn có thể khôi phục lại dòng thuần.
Lai bầy (flock-mating) là phương pháp lai theo bầy. Để hệ thống này tự vận động, bạn nên sử dụng 20 gà trống ghép với từ 180 đến 200 gà mái. Bầy gà sẽ tự quyết định việc ghép cặp sinh sản. Đây là kiểu lai tạo phổ biến trong các trại nuôi gà. Họ thường xuyên loại bỏ hết gà lớn tuổi mỗi năm và chỉ giữ lại những con gà tơ tốt nhất để lai tạo tiếp. Với phiên bản nhỏ hơn cho vườn nhà, bạn có thể duy trì theo tỉ lệ 1 trống – 5 đến 12 mái. Lưu ý, đây là cách lai tạo gà thịt!
Lai cuốn (rolling-mating) là phương pháp phân đàn gà ra làm hai vào mỗi mùa sinh sản. Gà mái tơ ghép với gà trống trưởng thành. Gà trống tơ ghép với gà mái trưởng thành. Vào cuối mùa sinh sản, gà mái tơ và gà mái trưởng thành được gộp chung và tuyển chọn những con tốt nhất làm giống cho mùa sau. Với gà trống cũng thực hiện tương tự. Phương pháp này vừa cải thiện chất lượng bầy gà qua mỗi mùa mà vẫn giữ được sự đa dạng về gien. Tỷ lệ thả gà thích hợp là 1 trống – 10 mái, với những giống gà lớn, nặng nề thì dùng tỉ lệ 1 trống – 8 mái.
Lai dòng (clan-mating) là phương pháp phân đàn gà thành ít nhất 3 dòng. Có hai cách duy trì dòng: theo mẹ (matriarchal) hoặc theo cha (patriarchal). Cá thể cùng dòng không bao giờ được lai với nhau mà phải lấy từ dòng khác. Qua quá trình lai tạo, các dòng đều ít nhiều có quan hệ huyết thống. Một con gà trống xuất sắc có thể được lai với tất cả gà mái ở dòng khác.
Nếu lai dòng mẹ thì thường ghép theo cặp. Trứng và gà con do gà mái đẻ ra được đánh dấu theo dòng mẹ. Nếu cặp gà cho kết quả tốt thì được giữ lại để đổ mãi bằng không thì đổi trống khác coi kết quả ra sao.
Nếu dòng cha thì thường ghép theo bầy với một gà trống và nhiều gà mái có quan hệ gần.
Lai xoay (spiral-mating) là phương pháp phân đàn gà ra làm ít nhất ba dòng. Chẳng hạn, mùa đầu tiên gà mái được chia thành 3 dòng đặt tên là “xanh”, “đỏ” và “vàng”. Gà trống được tuyển chọn để lai với mỗi dòng gà mái. Tất cả gà con được đánh dấu theo tên dòng mẹ. Vào mùa thứ hai, gà mái tơ được ghép chung với dòng mẹ. Tuy nhiên gà trống tơ lại được ghép sang dòng khác, chẳng hạn trống tơ “xanh” được ghép qua dòng “đỏ”, trống tơ “đỏ” được ghép qua dòng “vàng”, trống tơ “vàng” được ghép qua dòng “xanh”. Như vậy, gà trống không bao giờ được lai cùng dòng mà “xoay” giữa các dòng. Bạn cần ghi chú để nhớ quy luật “xoay”, chẳng hạn gà trống tơ “xanh” luôn được ghép với dòng “đỏ”.
Điểm thuận lợi của phương pháp lai xoay là bạn không lai cận huyết quá sâu và có thể duy trì đàn gà cả chục năm mà không cần lai xa. Nếu bạn quyết định lai xa thì gà trống mới có thể được ghép vào một dòng gà có sẵn, gà mái mới có thể tự lập thành dòng mới, thay thế cho dòng gà kém chất lượng hoặc được ghép vào dòng có sẵn. Lai xoay chẳng qua là một trường hợp đặc biệt của lai dòng.
-------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý
*Hãy chọn phương pháp lai tạo phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Nhà lai tạo nhiều kinh nghiệm thường tùy cơ ứng biến hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Có người lai hai đợt mỗi năm, có người lai một đợt mỗi năm tùy điều kiện.
*Bạn cần ghi chép để nắm rõ thông tin về quá trình lai tạo. Lai dòng cần theo dõi đến từng cá thể. Lai dòng mẹ cần rất nhiều ghi chép để biết chính xác nguồn gốc của từng cá thể. Lai cuốn và lai xa ít đòi hỏi ghi chép hơn. Dẫu vậy, tốt nhất bạn nên ghi chép mỗi năm một lần khi bầy gà ra đời.
*Gà lớn quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ. Lưu ý điều này trong việc nuôi dưỡng và tuyển chọn.
*Một số cá thể thay lông sớm nên trông xấu hơn những con cùng độ tuổi. Không nên để điều này ảnh hưởng đến quy trình tuyển chọn của bạn.
Nguồn: http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php?74554-C%C3%A1c-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-lai-t%E1%BA%A1o-g%C3%A0
Các phương pháp đánh dấu gà
Khi nuôi chơi một bầy gà nhỏ, bạn có thể dễ dàng phân biệt các cá thể với nhau. Nhưng nếu bạn là nhà lai tạo thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp. Bạn sẽ có nhiều bầy gà mà màu sắc và hình dạng của chúng rất tương đồng. Quá trình lai tạo làm phát sinh nhu cầu đánh dấu từng cá thể, lứa hoặc dòng gà khác nhau. Có nhiều phương pháp đánh dấu mà bạn có thể chọn lựa tùy hoàn cảnh, điều quan trọng là bạn phải ghi chép để nhớ cách đánh dấu.
*Phương pháp đánh dấu phổ biến nhất là vòng chân (leg band, bandette) và vòng xoắn (spiral), loại vòng rẻ tiền hơn. Bạn phải dự trữ nhiều loại màu và kích cỡ vòng khác nhau để sử dụng vào mỗi giai đoạn phát triển của bầy gà. Thông thường, mỗi bầy hay dòng gà được đánh dấu bằng một màu riêng biệt. Bạn cũng có thể kết hợp vòng chân và vòng xoắn với nhau: chẳng hạn, vòng xoắn đánh dấu dòng gà, vòng chân có ghi số đánh dấu lứa hoặc cá thể. Như vậy khi quan sát bầy gà, bạn sẽ dễ dàng phân biệt các dòng gà với nhau, chỉ khi cần phân biệt lứa hoặc cá thể thì mới phải bắt gà lên xem vòng chân.
Để tiết kiệm, bạn có thể dùng dây rút màu (cable tie) để đánh dấu gà. Ngoài ra, vòng kim loại (metal, butt-end) được thiết kế để sử dụng một lần và cần dụng cụ bấm đặc biệt. Loại vòng này thường được dùng cho gà trưởng thành.
Lưu ý rằng khi gà phát triển, chân to ra thì vòng chân có khả năng hằn sâu vào thịt nếu bạn không kịp thay mới. Điều này thường xảy ra với loại vòng xoắn và vòng dây rút.
*Phương pháp tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn là gắn vòng cánh (wing band). Vòng cánh được gắn lên màng cánh gà con vài ngày tuổi. Vấn đề duy nhất là đôi khi vòng cánh có thể mắc vào mỏm cánh khiến nó không thể phát triển bình thường được. Vòng kim loại với mã số thường được sử dụng để đánh dấu gà trưởng thành, đặc biệt là gà đá.
*Phương pháp nữa thường được sử dụng trong lai tạo là bấm màng chân (toe-punching). Gà con vài ngày tuổi được bấm màng chân để đánh dấu. Vấn đề của bấm màng chân là đôi khi nó tự lành kín lại. Một sư kê tuyên bố rằng việc bấm màng chân hủy hoại nhiều dòng gà đá hơn bất kỳ thứ gì khác! Nguyên do là vì lỗ bấm tự lành khiến ông không thể phân biệt được các dòng đã đánh dấu. Bấm màng chân thường được kết hợp với bấm mũi (nose marking) hoặc bấm mép __/\__ để đánh dấu các dòng gà.
Để tránh màng chân liền lại sau khi bấm, người ta bôi thuốc sát trùng rồi chèn bằng que tăm hay cọng tỏi.
Dụng cụ bấm:
Màng chân trước và sau khi bấm:
Đánh dấu mũi trái (bằng kềm cắt hay kéo):
So sánh với mũi phải không đánh dấu:
Các trường hợp đánh dấu màng chân (16). Vì lý do nào đó không biết rõ nguồn gốc gà thì để trống, không bấm:
Khi kết hợp bấm màng chân với bấm mũi, chúng ta có 64 trường hợp:
1 = 1 Right Out, RO
2 = 2 Right In, RI
3 = 1 + 2 = 3 Double Right, DR
4 = 4 Left In, LI
5 = 1 + 4 = 5 Right Out, Left In, ROLI
6 = 2 + 4 = 6 Right In, Left In, RILI
7 = 3 + 4 = 7 Double Right, Left in, DRLI
8 = 8 Left Out, LO
9 = 1 + 8 = 9 Right Out, Left Out, ROLO
10 = 2 + 8 = 10 Right In, Left Out, RILO
11 = 3 + 8 = 11 Double Right, Left Out, DRLO
12 = 4 + 8 = 12 Double Left, DL
13 = 5 + 8 = 13 Double Left, Right Out, DLRO
14 = 6 + 8 = 14 Double Left, Right in, DLRI
15 = 7 + 8 = 15 Double Left, Double Right, DLDR
16 = 16 Right Nostril, RN
17 = 1 + 16 = 17 Right Out, Right Nostril, RORN
18 = 2 + 16 = 18 Right In, Right Nostril, RIRN
19 = 3 + 16 = 19 Double Right, Right Nostril, DRRN
20 = 4 + 16 = 20 Left In Right, Nostril, LIRN
21 = 5 + 16 = 21 Right Out, Left In, Right Nostril, ROLIRN
22 = 6 + 16 = 22 Right In, Left In, Right Nostril, RILIRN
23 = 7 + 16 = 23 Double Right, Left In, Right Nostril, DRLIRN
24 = 8 + 16 = 24 Left Out, Right Nostril, LORN
25 = 9 + 16 = 25 Right Out, Left Out, Right Nostril, ROLORN
26 = 10 + 16 = 26 Right In, Left Out, Right Nostril, RILORN
27 = 11 + 16 = 27 Double Right, Left Out, Right Nostril, DRLORN
28 = 12 + 16 = 28 Double Left, Right Nostril, DLRN
29 = 13 + 16 = 29 Double Left, Right Out, Right Nostril, DLRORN
30 = 14 + 16 = 30 Double Left, Right In, Right Nostril, DLRIRN
31 = 15 + 16 = 31 Double Left, Double Right, Right Nostril, DLDRRN
32 = 32 Left Nostril, LN
33 = 1 + 32 = 33 Right Out, Left Nostril, ROLN
34 = 2 + 32 = 34 Right In, Left Nostril, RILN
35 = 3 + 32 = 35 Double Right, Left Nostril, DRLN
36 = 4 + 32 = 36 Left In, Left Nostril, LILN
37 = 5 + 32 = 37 Right Out, Left In, Left Nostril, ROLILN
38 = 6 + 32 = 38 Right In, Left In, Left Nostril, RILILN
39 = 7 + 32 = 39 Double Right, Left In, Left Nostril, DRLILN
40 = 8 + 32 = 40 Left Out, Left Nostril, LOLN
41 = 9 + 32 = 41 Right Out, Left Out, Left Nostril, ROLOLN
42 = 10 + 32 = 42 Right In, Left Out, Left Nostril, RILOLN
43 = 11 + 32 = 43 Double Right, Left Out, Left Nostril, DRLOLN
44 = 12 + 32 = 44 Double Left, Left Nostril, DLLN
45 = 13 + 32 = 45 Double Left, Right Out, Left Nostril, DLROLN
46 = 14 + 32 = 46 Double Left, Right In, Left Nostril, DLRILN
47 = 15 + 32 = 47 Double Left, Double Right, Left Nostril, DLDRLN
48 = 16 + 32 = 48 Double Nostril, DN
49 = 1 + 48 = 49 Right Out, Double Nostril
...
Nguồn: http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php?73751
*Phương pháp đánh dấu phổ biến nhất là vòng chân (leg band, bandette) và vòng xoắn (spiral), loại vòng rẻ tiền hơn. Bạn phải dự trữ nhiều loại màu và kích cỡ vòng khác nhau để sử dụng vào mỗi giai đoạn phát triển của bầy gà. Thông thường, mỗi bầy hay dòng gà được đánh dấu bằng một màu riêng biệt. Bạn cũng có thể kết hợp vòng chân và vòng xoắn với nhau: chẳng hạn, vòng xoắn đánh dấu dòng gà, vòng chân có ghi số đánh dấu lứa hoặc cá thể. Như vậy khi quan sát bầy gà, bạn sẽ dễ dàng phân biệt các dòng gà với nhau, chỉ khi cần phân biệt lứa hoặc cá thể thì mới phải bắt gà lên xem vòng chân.
Để tiết kiệm, bạn có thể dùng dây rút màu (cable tie) để đánh dấu gà. Ngoài ra, vòng kim loại (metal, butt-end) được thiết kế để sử dụng một lần và cần dụng cụ bấm đặc biệt. Loại vòng này thường được dùng cho gà trưởng thành.
Lưu ý rằng khi gà phát triển, chân to ra thì vòng chân có khả năng hằn sâu vào thịt nếu bạn không kịp thay mới. Điều này thường xảy ra với loại vòng xoắn và vòng dây rút.
*Phương pháp tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn là gắn vòng cánh (wing band). Vòng cánh được gắn lên màng cánh gà con vài ngày tuổi. Vấn đề duy nhất là đôi khi vòng cánh có thể mắc vào mỏm cánh khiến nó không thể phát triển bình thường được. Vòng kim loại với mã số thường được sử dụng để đánh dấu gà trưởng thành, đặc biệt là gà đá.
*Phương pháp nữa thường được sử dụng trong lai tạo là bấm màng chân (toe-punching). Gà con vài ngày tuổi được bấm màng chân để đánh dấu. Vấn đề của bấm màng chân là đôi khi nó tự lành kín lại. Một sư kê tuyên bố rằng việc bấm màng chân hủy hoại nhiều dòng gà đá hơn bất kỳ thứ gì khác! Nguyên do là vì lỗ bấm tự lành khiến ông không thể phân biệt được các dòng đã đánh dấu. Bấm màng chân thường được kết hợp với bấm mũi (nose marking) hoặc bấm mép __/\__ để đánh dấu các dòng gà.
Để tránh màng chân liền lại sau khi bấm, người ta bôi thuốc sát trùng rồi chèn bằng que tăm hay cọng tỏi.
Dụng cụ bấm:
Màng chân trước và sau khi bấm:
Đánh dấu mũi trái (bằng kềm cắt hay kéo):
So sánh với mũi phải không đánh dấu:
Các trường hợp đánh dấu màng chân (16). Vì lý do nào đó không biết rõ nguồn gốc gà thì để trống, không bấm:
Khi kết hợp bấm màng chân với bấm mũi, chúng ta có 64 trường hợp:
1 = 1 Right Out, RO
2 = 2 Right In, RI
3 = 1 + 2 = 3 Double Right, DR
4 = 4 Left In, LI
5 = 1 + 4 = 5 Right Out, Left In, ROLI
6 = 2 + 4 = 6 Right In, Left In, RILI
7 = 3 + 4 = 7 Double Right, Left in, DRLI
8 = 8 Left Out, LO
9 = 1 + 8 = 9 Right Out, Left Out, ROLO
10 = 2 + 8 = 10 Right In, Left Out, RILO
11 = 3 + 8 = 11 Double Right, Left Out, DRLO
12 = 4 + 8 = 12 Double Left, DL
13 = 5 + 8 = 13 Double Left, Right Out, DLRO
14 = 6 + 8 = 14 Double Left, Right in, DLRI
15 = 7 + 8 = 15 Double Left, Double Right, DLDR
16 = 16 Right Nostril, RN
17 = 1 + 16 = 17 Right Out, Right Nostril, RORN
18 = 2 + 16 = 18 Right In, Right Nostril, RIRN
19 = 3 + 16 = 19 Double Right, Right Nostril, DRRN
20 = 4 + 16 = 20 Left In Right, Nostril, LIRN
21 = 5 + 16 = 21 Right Out, Left In, Right Nostril, ROLIRN
22 = 6 + 16 = 22 Right In, Left In, Right Nostril, RILIRN
23 = 7 + 16 = 23 Double Right, Left In, Right Nostril, DRLIRN
24 = 8 + 16 = 24 Left Out, Right Nostril, LORN
25 = 9 + 16 = 25 Right Out, Left Out, Right Nostril, ROLORN
26 = 10 + 16 = 26 Right In, Left Out, Right Nostril, RILORN
27 = 11 + 16 = 27 Double Right, Left Out, Right Nostril, DRLORN
28 = 12 + 16 = 28 Double Left, Right Nostril, DLRN
29 = 13 + 16 = 29 Double Left, Right Out, Right Nostril, DLRORN
30 = 14 + 16 = 30 Double Left, Right In, Right Nostril, DLRIRN
31 = 15 + 16 = 31 Double Left, Double Right, Right Nostril, DLDRRN
32 = 32 Left Nostril, LN
33 = 1 + 32 = 33 Right Out, Left Nostril, ROLN
34 = 2 + 32 = 34 Right In, Left Nostril, RILN
35 = 3 + 32 = 35 Double Right, Left Nostril, DRLN
36 = 4 + 32 = 36 Left In, Left Nostril, LILN
37 = 5 + 32 = 37 Right Out, Left In, Left Nostril, ROLILN
38 = 6 + 32 = 38 Right In, Left In, Left Nostril, RILILN
39 = 7 + 32 = 39 Double Right, Left In, Left Nostril, DRLILN
40 = 8 + 32 = 40 Left Out, Left Nostril, LOLN
41 = 9 + 32 = 41 Right Out, Left Out, Left Nostril, ROLOLN
42 = 10 + 32 = 42 Right In, Left Out, Left Nostril, RILOLN
43 = 11 + 32 = 43 Double Right, Left Out, Left Nostril, DRLOLN
44 = 12 + 32 = 44 Double Left, Left Nostril, DLLN
45 = 13 + 32 = 45 Double Left, Right Out, Left Nostril, DLROLN
46 = 14 + 32 = 46 Double Left, Right In, Left Nostril, DLRILN
47 = 15 + 32 = 47 Double Left, Double Right, Left Nostril, DLDRLN
48 = 16 + 32 = 48 Double Nostril, DN
49 = 1 + 48 = 49 Right Out, Double Nostril
...
Nguồn: http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php?73751
Lai tuyển chọn
Dr. Charles Everett & Craig Russell - http://ultimatefowl.wordpress.com
Nghiên cứu của riêng tôi về vấn đề lai tạo đã dẫn tới việc tập hợp và tuyển chọn các bài viết và sách vở của những sư kê thời trước; họ đã duy trì hàng loạt dòng gà đá khác nhau trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Vào thời đó, họ đã duy trì hình dạng và thể chất (type and vigor) ở mức độ không gì sánh nổi. Tôi cho rằng phương pháp lai tạo của họ cần được các chuyên gia bảo tồn thời nay khảo sát một cách cặn kẽ. Tuy nhiên, tôi xin bổ sung rằng bài viết này không có ý ủng hộ hay phản đối việc đá gà; cũng không có nghĩa tôi hoàn toàn tin tưởng vào cách thức của họ. Thay vào đó là sự khâm phục từ tận đáy lòng đối với những người đã hoàn thiện nghệ thuật lai tạo gà. Hơn nữa tôi tin rằng những nhà bảo tồn thời nay có thể học hỏi nhiều từ kỹ thuật lai tạo của các sư kê hơn là từ sách vở về lai tạo gia cầm thương mại (Lưu ý: điều này không có nghĩa rằng bạn phải luôn tuyển chọn hình dạng và thể chất mà không cần lưu tâm đến phương pháp lai tạo được áp dụng. Sư kê Tan Bark từng tuyên bố “lai tạo giỏi chẳng qua là vấn đề lựa chọn gà giống một cách khôn khéo… (Tan Bark, Game Chickens and How to Breed Them, 1964, p. 27). Mục tiêu mà các cựu sư kê tìm kiếm là độ trội (prepotency). Họ mong muốn có thể dự đoán gần đúng kết quả của bất kỳ bầy gà nhất định nào. Vì lý do đó, không sư kê nào áp dụng mãi phương pháp lai xa (out-and-out). Công nhận cũng có lúc họ lai xa, nhưng rất cẩn trọng. Ghi chép của họ chỉ rõ rằng mỗi khi lai xa, họ luôn sử dụng cùng một dòng gà mà họ mong cải thiện. Dĩ nhiên, họ chỉ quan tâm đến gà đá nhưng các nhà lai tạo có thể áp dụng phương pháp tương tự cho gà cảnh, gà thịt và gà đẻ. Phương pháp đầu tiên mà tôi giới thiệu được lấy từ William Morgan, nhà lai tạo dòng gà đá Morgan Whitehackle danh tiếng, và một số sư kê người Anh khác. Đó là công thức lai tạo được gọi là “3 vào và 1 ra” (3 times in and once out). Phương pháp này được áp dụng để tạo ra, theo thuật ngữ của các sư kê, “dòng thuần” (pure strain). Sơ đồ dưới đây sẽ giải thích cách áp dụng phương pháp.
Đời thứ 1: Mái Trống ½ mái ½ trống
Đời thứ 2: Mái với trống con, Trống với mái con ¾ mái ¾ trống
Đời thứ 3: Mái với trống cháu, Trống với mái cháu 7/8 mái 7/8 trống
Đời thứ 4: Mái với trống chắt, Trống với mái chắt 15/16 mái 15/16 trống
Đến đời thứ 5, bạn ghép 15/16 mái với 15/16 trống. Rồi chọn ra gà mái và gà trống tốt nhất để bắt đầu lại từ đầu (Narragansett, The Gamecock, 1985, pp. 44-45).
Tác giả C. A. Finsterbusch cũng giới thiệu phương pháp lai tạo tương tự trong cuốn sách nổi tiếng của ôngCockfighting All Over the Word p. 152—153. Những con được tuyển chọn để lai tạo tiếp được gọi là “gà giống” (seed breed). Gà giống không bao giờ được đem đi đá. Thay vào đó, chúng được lai với những dòng gà khác để tạo ra “gà đá” (battle cock). Gà đá không bao giờ được đem lai tạo nếu áp dụng theo phương pháp này. Hoặc lúc này, bạn chọn từ 3 đến 5 gà mái tốt nhất và áp dụng phương pháp lai dòng (clan-mating). Alva Campbell, nhà lai tạo dòng “Campbell Blue Boone” vào những năm đầu của thế kỷ 20 lai tuyển chọn (line breeding) những con gà mái tốt nhất của mình với một con trống có tên “Daniel Boone” trong ròng rã 11 năm (Histories of Game Strains, Grit and Steel, no date given, p.26). D. H. Pierce tuyên bố dòng “Wisconsin Red Shuffler” của ông được lai tuyển chọn liên tục 35 năm trời mà không hề giảm sút về thể lực và khả năng chiến đấu (Histories of Game Strains, Grit and Steel, no date given, p. 20). Làm thế nào mà họ có thể đạt được thành tựu này trong khi rất nhiều sách hiện đại về di truyền của gia cầm đều cho rằng điều đó là không thể? Tôi đã tìm ra rất nhiều câu trả lời:
Trước hết, “lai cận huyết phải được thực hiện với những cá thể… mạnh mẽ nhất” (Tan Bark, Game Chickens, 1964, p. 28).
Thứ hai, loại bỏ gà dạt không thương tiếc.
Thứ ba, trong bất kỳ phương pháp lai tuyển chọn nào, gà giống không được quá non.
Thứ tư, họ thường lai tạo theo cặp (1 trống 1 mái) trong từ 4 đến 5 năm. Do đó, trong 20 năm, họ chỉ có thể tạo ra từ 4 đến 5 thế hệ khác nhau. Khi sư kê tìm được cặp gà tạo ra bầy gà chiến thắng trên trường đấu, họ sẽ lai tạo cặp đó năm này sang năm khác.
Thứ năm, họ lưu ghi chép cẩn thận về mỗi bầy gà và thường thực hành ghép đơn lẻ.
Thứ sáu, họ chỉ áp dụng lai cận huyết ở vùng chăn thả khiến gà có mọi điều kiện để phát triển ổn định và mạnh khỏe (Tan Bark, Game Chickens, 1964, p. 28). Câu trả lời thứ sáu cho phép các sư kê đạt thành tựu xuất sắc trong việc lai tạo gà đá hàng thế kỷ trước khi các lý thuyết di truyền xuất hiện.
Nhiều sư kê áp dụng các biến thể lai cuốn (roll-mating) và lai dòng (clan-mating). Khi lai cuốn, họ cũng thường ghép thêm lai tuyển chọn (line breeding). Khi áp dụng lai dòng, những con giống lớn thường được chia làm từ 5 đến 7 dòng (họ gọi chúng là “sân” (yard). Với lai dòng, họ thường sử dụng phương pháp "dòng mẹ" (matriarchal) như đề xuất bởi Dick Demansky. Theo thời gian, gà mái sẽ tự phân thành dòng hay sân “mới” với toàn chị em ruột khi một con gà mái nhất định trong bầy đẻ ra một con gà trống kiệt xuất. Do vậy, con gà mái này trở thành mái trội (prepotent) trong bầy mới thông qua những con gà mái con của nó.
Tương tự nông dân truyền thống, những người mà gia cầm đóng một vai trò quan trọng trong nguồn sinh kế, phương pháp của các sư kê thường bị các học giả hiện đại bác bỏ. Nhưng với những nhà bảo tồn nghiêm túc và chủ đàn gà nhỏ, nhìn chung những nỗ lực và phương pháp thực tế của họ là cách chắc ăn nhất để biến việc sinh sản bình thường thành lai tạo nghiêm túc và cải thiện bầy gà. Điều thực sự kỳ diệu về nuôi gà đó là bạn có thể chọn lựa phương pháp lai tạo để tạo ra dòng gà của riêng mình. “Vâng, bạn có thể thử! Bất kể bạn có thích trò đá gà hay không, những sư kê thời trước có rất nhiều điều để dạy chúng ta. Vậy, tại sao bạn không học hỏi từ những nhà bảo tồn nguyên thủy: các sư kê?
Nguồn: http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php?28447-Lai-tuy%E1%BB%83n-ch%E1%BB%8Dn
Nghiên cứu của riêng tôi về vấn đề lai tạo đã dẫn tới việc tập hợp và tuyển chọn các bài viết và sách vở của những sư kê thời trước; họ đã duy trì hàng loạt dòng gà đá khác nhau trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Vào thời đó, họ đã duy trì hình dạng và thể chất (type and vigor) ở mức độ không gì sánh nổi. Tôi cho rằng phương pháp lai tạo của họ cần được các chuyên gia bảo tồn thời nay khảo sát một cách cặn kẽ. Tuy nhiên, tôi xin bổ sung rằng bài viết này không có ý ủng hộ hay phản đối việc đá gà; cũng không có nghĩa tôi hoàn toàn tin tưởng vào cách thức của họ. Thay vào đó là sự khâm phục từ tận đáy lòng đối với những người đã hoàn thiện nghệ thuật lai tạo gà. Hơn nữa tôi tin rằng những nhà bảo tồn thời nay có thể học hỏi nhiều từ kỹ thuật lai tạo của các sư kê hơn là từ sách vở về lai tạo gia cầm thương mại (Lưu ý: điều này không có nghĩa rằng bạn phải luôn tuyển chọn hình dạng và thể chất mà không cần lưu tâm đến phương pháp lai tạo được áp dụng. Sư kê Tan Bark từng tuyên bố “lai tạo giỏi chẳng qua là vấn đề lựa chọn gà giống một cách khôn khéo… (Tan Bark, Game Chickens and How to Breed Them, 1964, p. 27). Mục tiêu mà các cựu sư kê tìm kiếm là độ trội (prepotency). Họ mong muốn có thể dự đoán gần đúng kết quả của bất kỳ bầy gà nhất định nào. Vì lý do đó, không sư kê nào áp dụng mãi phương pháp lai xa (out-and-out). Công nhận cũng có lúc họ lai xa, nhưng rất cẩn trọng. Ghi chép của họ chỉ rõ rằng mỗi khi lai xa, họ luôn sử dụng cùng một dòng gà mà họ mong cải thiện. Dĩ nhiên, họ chỉ quan tâm đến gà đá nhưng các nhà lai tạo có thể áp dụng phương pháp tương tự cho gà cảnh, gà thịt và gà đẻ. Phương pháp đầu tiên mà tôi giới thiệu được lấy từ William Morgan, nhà lai tạo dòng gà đá Morgan Whitehackle danh tiếng, và một số sư kê người Anh khác. Đó là công thức lai tạo được gọi là “3 vào và 1 ra” (3 times in and once out). Phương pháp này được áp dụng để tạo ra, theo thuật ngữ của các sư kê, “dòng thuần” (pure strain). Sơ đồ dưới đây sẽ giải thích cách áp dụng phương pháp.
Đời thứ 1: Mái Trống ½ mái ½ trống
Đời thứ 2: Mái với trống con, Trống với mái con ¾ mái ¾ trống
Đời thứ 3: Mái với trống cháu, Trống với mái cháu 7/8 mái 7/8 trống
Đời thứ 4: Mái với trống chắt, Trống với mái chắt 15/16 mái 15/16 trống
Đến đời thứ 5, bạn ghép 15/16 mái với 15/16 trống. Rồi chọn ra gà mái và gà trống tốt nhất để bắt đầu lại từ đầu (Narragansett, The Gamecock, 1985, pp. 44-45).
Tác giả C. A. Finsterbusch cũng giới thiệu phương pháp lai tạo tương tự trong cuốn sách nổi tiếng của ôngCockfighting All Over the Word p. 152—153. Những con được tuyển chọn để lai tạo tiếp được gọi là “gà giống” (seed breed). Gà giống không bao giờ được đem đi đá. Thay vào đó, chúng được lai với những dòng gà khác để tạo ra “gà đá” (battle cock). Gà đá không bao giờ được đem lai tạo nếu áp dụng theo phương pháp này. Hoặc lúc này, bạn chọn từ 3 đến 5 gà mái tốt nhất và áp dụng phương pháp lai dòng (clan-mating). Alva Campbell, nhà lai tạo dòng “Campbell Blue Boone” vào những năm đầu của thế kỷ 20 lai tuyển chọn (line breeding) những con gà mái tốt nhất của mình với một con trống có tên “Daniel Boone” trong ròng rã 11 năm (Histories of Game Strains, Grit and Steel, no date given, p.26). D. H. Pierce tuyên bố dòng “Wisconsin Red Shuffler” của ông được lai tuyển chọn liên tục 35 năm trời mà không hề giảm sút về thể lực và khả năng chiến đấu (Histories of Game Strains, Grit and Steel, no date given, p. 20). Làm thế nào mà họ có thể đạt được thành tựu này trong khi rất nhiều sách hiện đại về di truyền của gia cầm đều cho rằng điều đó là không thể? Tôi đã tìm ra rất nhiều câu trả lời:
Trước hết, “lai cận huyết phải được thực hiện với những cá thể… mạnh mẽ nhất” (Tan Bark, Game Chickens, 1964, p. 28).
Thứ hai, loại bỏ gà dạt không thương tiếc.
Thứ ba, trong bất kỳ phương pháp lai tuyển chọn nào, gà giống không được quá non.
Thứ tư, họ thường lai tạo theo cặp (1 trống 1 mái) trong từ 4 đến 5 năm. Do đó, trong 20 năm, họ chỉ có thể tạo ra từ 4 đến 5 thế hệ khác nhau. Khi sư kê tìm được cặp gà tạo ra bầy gà chiến thắng trên trường đấu, họ sẽ lai tạo cặp đó năm này sang năm khác.
Thứ năm, họ lưu ghi chép cẩn thận về mỗi bầy gà và thường thực hành ghép đơn lẻ.
Thứ sáu, họ chỉ áp dụng lai cận huyết ở vùng chăn thả khiến gà có mọi điều kiện để phát triển ổn định và mạnh khỏe (Tan Bark, Game Chickens, 1964, p. 28). Câu trả lời thứ sáu cho phép các sư kê đạt thành tựu xuất sắc trong việc lai tạo gà đá hàng thế kỷ trước khi các lý thuyết di truyền xuất hiện.
Nhiều sư kê áp dụng các biến thể lai cuốn (roll-mating) và lai dòng (clan-mating). Khi lai cuốn, họ cũng thường ghép thêm lai tuyển chọn (line breeding). Khi áp dụng lai dòng, những con giống lớn thường được chia làm từ 5 đến 7 dòng (họ gọi chúng là “sân” (yard). Với lai dòng, họ thường sử dụng phương pháp "dòng mẹ" (matriarchal) như đề xuất bởi Dick Demansky. Theo thời gian, gà mái sẽ tự phân thành dòng hay sân “mới” với toàn chị em ruột khi một con gà mái nhất định trong bầy đẻ ra một con gà trống kiệt xuất. Do vậy, con gà mái này trở thành mái trội (prepotent) trong bầy mới thông qua những con gà mái con của nó.
Tương tự nông dân truyền thống, những người mà gia cầm đóng một vai trò quan trọng trong nguồn sinh kế, phương pháp của các sư kê thường bị các học giả hiện đại bác bỏ. Nhưng với những nhà bảo tồn nghiêm túc và chủ đàn gà nhỏ, nhìn chung những nỗ lực và phương pháp thực tế của họ là cách chắc ăn nhất để biến việc sinh sản bình thường thành lai tạo nghiêm túc và cải thiện bầy gà. Điều thực sự kỳ diệu về nuôi gà đó là bạn có thể chọn lựa phương pháp lai tạo để tạo ra dòng gà của riêng mình. “Vâng, bạn có thể thử! Bất kể bạn có thích trò đá gà hay không, những sư kê thời trước có rất nhiều điều để dạy chúng ta. Vậy, tại sao bạn không học hỏi từ những nhà bảo tồn nguyên thủy: các sư kê?
Nguồn: http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php?28447-Lai-tuy%E1%BB%83n-ch%E1%BB%8Dn
Cách mà tôi lai tạo và duy trì dòng Sweater (Ray Boles)
Một con gà trống dòng Ray Boles Sweater (hình sưu tầm trên mạng)
Cách mà tôi lai tạo và duy trì dòng SweaterNguyên văn bởi Doc Biencác bạn. tôi cũng là người rất mê gà nòi, và cũng có nuôi mấy con chơi cho đỡ nghiền. trong giới nuôi gà ở Mỹ và thế giới o ít thì nhiều cũng có nghe qua giống gà nổi tiếng của Ray Boles. có đôi lúc ông phải lấy tên giả để ghi dang đá gà, nếu o chẳng mấy ai dám ghi danh, vì gà ổng đá 10 con như một. Và gần đây ông có thố lộ bí mật cách phối giống và dữ giống thành công của ông qua nhiều thế hệ gà. Ông là người rất thành công về phương diện naỳ. và cũng có nhiều người đã và đang áp dụng phương pháp này và cũng rất thành công, riêng trong forum này thì có anh Dave đã thành công trong lảnh vực này. Riêng cá nhân tôi thì tôi thấy đây là một tài liệu rất hay để học hỏi và tìm hiểu thêm nên tôi copy và post hết những câu hỏi cuả nhiều ngươì và trả lời cuả Ông Ray Boles lên đây. (www.ganoi.com)
Ray Boles - http://www.dannysgamefowlfarm.com/fo...php?f=19&t=253
Sau nhiều năm trời lai tạo dòng gà Sweater, tôi cũng thu được những đặc điểm mà mình mong muốn. Hầu hết những con Sweater mà tôi có đều không thuần nên không thể lai tuyển chọn. Bạn không thể lai tuyển chọn với rất nhiều gien pha tạp trong đó. Đời đầu tiên, tôi chọn một cặp trống mái cùng bầy tốt nhất và cho lai với nhau. Tôi làm vậy trong 4 thế hệ. Mỗi thế hệ tôi đều chọn những con hoàn hảo về mọi phương diện. Tại sao? Gien bên trong sẽ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và thường kéo dài đến 4 thế hệ, đôi khi lâu hơn nhưng hầu hết là 4 thế hệ. Vì vậy tôi lai tạo 4 thế hệ, mỗi lần đều loại bỏ hết những gì mà mình không thích và chỉ lai tạo những con có đặc điểm mà tôi mong muốn. Đấy là cách mà tôi “khóa” (lock) gien. Sau khi gien đã được “khóa”, toàn bộ bầy gà đều như nhau. Nếu bạn lai gà mái với trống con, tất cả đều như nhau, nếu bạn lai gà trống với mái con, tất cả cũng đều như nhau. Vì vậy, nếu bạn lai tuyển chọn từ điểm này, tất cả sẽ đều như nhau. Tất cả gà đều có hình dạng và lối đá như nhau. Mỗi năm bạn đều tuyển chọn những con tốt nhất để làm giống. Lúc này bạn sẽ có rất nhiều chuồng gà giống và nhiều cá thể để lựa chọn. Nếu bạn không khóa được gien thì điều gì sẽ xảy ra? Khi bạn lai gà mái với trống con bạn sẽ thu được ¾ máu của chính nó, khi bạn lai gà trống với mái con bạn sẽ thu được ¾ máu của chính nó. Và bạn vẫn có hai dòng gà khác nhau. Điều mà tôi muốn nói là chúng sẽ không đá giống nhau, mỗi bầy mỗi khác.
Lý do mà tôi phải “khóa” gien nằm ở kiến thức về di truyền. Nói một cách đơn giản, gà mái chuyển giao gien ti thể (mitochondrial) cho gà trống con mà nó sẽ không chuyển giao cho thế hệ sau. Gà mái cũng không chuyển giao gien liên kết giới tính (sex link) cho gà mái con. Gien ti thể là nơi xảy ra hầu hết mọi đột biến, như bệnh tật và thoái hóa, vì vậy điều quan trọng là bạn cần phải biết nó từ đâu tới nếu bạn gặp vấn đề trong lãnh vực này. Lai giữa một cặp trống mái cùng bầy sẽ tạo ra gà mái con với gien liên kết giới tính mà nó không được thừa hưởng từ gà mẹ. Từ giờ, bạn sẽ thu được nguồn gien của con gà trống bổn (host fowl). Tôi lai theo cách này nên không phải lo lắng bầy gà có hình dạng hay lối đá như thế nào. Một khi bạn ghép máu mới vào dòng gà thì bộ gien sẽ không còn ổn định nữa. Không thể có chuyện lại ngược (breed back) để phục hồi dòng thuần. Bạn chỉ có thể lai ngược về “kiểu hình” và điều này thường làm được. Nếu bạn lấy gà từ các nguồn khác nhau để lai với nhau thì ban đầu bạn sẽ thu được khoảng 6 kiểu lai. Nếu chúng đều đá hay thì tốt nhưng làm sao để duy trì tiếp từ năm này sang năm khác. Năm tới, khi bạn lai cặp đó thì lại thu được những con gà khác hoàn toàn. Bởi gì bộ gien không được “khóa” nên chúng thể hiện những đặc điểm thừa hưởng từ tổ tiên của mình.
Đây là cách mà tôi cải thiện dòng gà của mình. Hiện tại, tôi có khoảng 50 gà cả trống lẫn mái. Bạn sẽ có nhiều lợi thế nếu số lượng cá thể đủ nhiều để duy trì dòng gà. Bằng việc quan sát thật kỹ lưỡng gà tơ, cùng với thời gian bạn có thể phát hiện được đâu là những con thông minh hơn, mạnh hơn, ổn định hơn và… Chúng là những con mà bạn chọn để làm giống. Với bộ gien không quá phức tạp, bạn sẽ thấy những đặc điểm ưu tú được di truyền cho những thế hệ về sau. Về sau, bạn sẽ rất khó lựa chọn bởi vì tất cả bầy gà đều trông như nhau. Chúng là những con gà đá tuyệt vời. Nếu bạn không cố tạo dòng thuần thì nuôi gà làm gì. Hầu hết các dòng gà bị hỏng đều do lai xa hoặc sai sót ở khâu lựa chọn gà giống. TUYỂN CHỌN THÔNG MINH là khẩu hiệu của cuộc chơi. Tôi không hề quá lời khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc có thật nhiều cá thể để mà tuyển chọn.
Một số người cho rằng lai cận huyết sẽ làm bộ gien nhỏ lại. Tôi thà có bộ gien nhỏ mà chất lượng còn hơn bộ gien lớn mà lai tạp tùm lum. Môi trường đóng một vai trò quan trọng trong kết quả lai tạo của bạn. Trên thực tế, mức độ ảnh hưởng lên đến 50%. Bạn có thể gửi gà đến chỗ người bạn ở xa rồi sau bắt gà về để ghép vào gà nhà. Địa điểm khác đôi khi có thể cải thiện gà của bạn, hoặc cũng có thể làm gà tệ đi. Đây là cách mà tôi lai tạo gà và nó có kết quả đối với tôi. Nghe có vẻ gây tranh cãi nhưng tin hay không là tùy ở bạn. Tôi đã duy trì dòng gà Sweater theo cách này trong vòng 10 năm nay mà không gặp vấn đề gì hay cũng không cần phải pha máu gà bên ngoài. Sau vài năm bạn sẽ có đủ con giống và bạn có thể lai tạo trong nhiều năm trời mà không phải sử dụng mãi một con. Gà không lai với nhau qua vài thế hệ được coi như là máu mới. Tôi dám chắc bầy gà hiện nay của mình tốt hơn con đầu tiên. Tôi tin tưởng đây là cách tốt nhất để thiết lập và duy trì dòng gà đá cho nhiều thế hệ về sau. Tôi hy vọng bài viết này mang lại nhiều điều thú vị cho các bạn. Mong các bạn đạt nhiều may mắn trong quá trình lai tạo của mình.
Hình giản lược phép "khoá gien" (F1 & F2) và giữ dòng (F3) của Ray Boles
---------------------------------------------------------------------------
Tóm tắt thảo luận của Ray Boles với thành viên trên các diễn đàn gà đá:
*Dòng gà Sweater vốn đã đá tốt nhưng Ray Boles thấy nó chưa ổn định (về lối đá). Theo quan điểm của ông thì rất nhiều dòng gà cũ không hề ổn định (hay thuần) như người ta thường tuyên bố. Ông không nêu đích danh "dòng" nào nhưng những dòng nổi tiếng đều "cũ" từ mấy chục đến cả trăm năm.
*Những cá thể Sweater ban đầu được ông lấy từ 3 nguồn khác nhau và lai cho đến khi chúng đạt được đặc điểm mà ông mong muốn. Ông chỉ hoàn thiện và duy trì một dòng gà có sẵn. Nếu như bạn muốn ghép hai dòng gà hoàn toàn khác nhau để tạo ra dòng gà mới kết hợp ưu điểm của cả hai thì đó lại là một vấn đề khác.
*Đặc điểm mà ông tuyển chọn đó là mỗi khi gà ra chân đều phải đâm trúng đối phương.
*Ray Boles cho lai cận huyết sâu đến 4 đời để loại những đặc điểm lại tổ (throw back) không đạt. Quá trình này ông gọi là “khóa” gien. Từ thế hệ thứ 5 khi dòng gà đã thuần thì ông áp dụng phương pháp lai tuyển chọn để “giữ” dòng. Lai tuyển chọn thực ra cũng là một hình thức lai cận huyết nhưng có bài bản để duy trì bộ bộ gien mà không bị suy (tham khảo ở đây).
*Lai cận huyết (giữa anh em cùng bầy) là một vấn đề gây tranh cãi. Lai cận huyết sẽ phóng đại những đặc điểm tốt cũng như xấu. Trong khi không hề có chỉ dẫn cụ thể cách chọn con giống tốt nhất (bởi quan điểm mỗi người mỗi khác) nên “sai một li là đi một dặm”. Vì lẽ đó, đây là phương pháp dành cho các nhà lai tạo hiểu biết và tận tâm.
*Gà con nhận gien ti thể từ gà mẹ. Gien ti thể chịu trách nhiệm về những đột biến như bệnh, tật, thoái hóa… Nếu bầy gà có vấn đề, chúng ta sẽ biết đó là do gà mái.
*Kỹ năng chiến đấu được quy định bởi sự kết hợp giữa nhiều gien (chứ không riêng gien liên kết giới tính). Môi trường tác động đến gà dưới khía cạnh tận dụng và phát huy tiềm năng của gien (chứ không thể thay đổi gien, chỉ đột biến mới làm thay đổi gien nhưng rất hiếm).
*Sau cùng, Ray Boles cho rằng không nên lai xa như cách người ta vẫn pha giữa các dòng để lấy gà lai đi đá. Gà “cận huyết” của ông đá cũng chả thua sút gì gà lai mà chất lượng lại ổn định. Theo ông thì chất lượng gà lai là hên xui và nếu bạn đổ cả chục bầy mới được một bầy đá tốt thì hiệu suất sẽ kém.
---------------------------------------------------------------------------
Thảo luận về phép "khóa" gien:
http://sabong.com.ph/forum/showthread.php?t=26550
http://www.ganoi.com/langganoi/viewtopic.php?t=6372
http://www.ganoi.com/langganoi/viewtopic.php?t=6433
Lịch sử giống gà chọi Mỹ và dòng gà Sweater:
http://www.ultimatefowl.com/wiki/ind...American_Games
http://www.ultimatefowl.com/wiki/ind...?title=Sweater
http://bulang.wordpress.com/tag/sweater-mcginnis/
Nguồn: http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php?73712-C%C3%A1ch-m%C3%A0-t%C3%B4i-lai-t%E1%BA%A1o-v%C3%A0-duy-tr%C3%AC-d%C3%B2ng-Sweater-(Ray-Boles)
Tản mạn về gà: dấu vết văn minh Đông Nam Á
GS. Nguyễn Văn Tuấn - www.ivce.org
Nghĩ đến con gà là tôi nghĩ đến một làng quê êm ả bên con sông nhỏ, và một buổi trưa hè nóng bức oi ả. Cái nắng chói chang làm khô đống lúa ngoài sân mới gặt về. Một vài ngọn gió hiu hiu thổi qua. Một đàn gà vô tư nhặt lúa. Tiếng gà gáy ó ò o... Đám gà bên kia sông phụ họa: ò ó o. Đám gà hàng xóm cũng họa theo cái điệp khúc đồng quê mà hình như tự nhiên đã giao phó cho chúng tự bao giờ. Lúc nào cũng đúng giờ Ngọ. Một hình ảnh đầm ấm, no đủ của miền quê Việt Nam. Trong bài Nắng mới, Lưu Trọng Lư tả thật hay cái hình ảnh lung linh đó:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Nắng. Làn gió. Sân nhà. Tiếng gà gáy. Những thành tố đó có thể khuấy động hồn quê của mọi người Việt. Xao xác gà trưa gáy não nùng hay lạ! Trong tâm khảm của bất cứ người Việt nào, kể cả những người sinh trưởng ở thành thị, cũng hàm chứa một chút cái nhà quê. Hoài Thanh đã từng nhận xét như thế. Sống trong thời đại chạy đua với thời gian trong cái xã hội mà có người gọi là “hiện đại” này, chúng ta ngày càng đi xa cái nhà quê đó; nhưng một khi có dịp nghe tiếng gà gáy trong cái nắng chang chang thì chúng ta quay về cái nhà quê ấy tức khắc.
Chế Lan Viên từng viết về cái tâm trạng nhớ quê da diết khi nghe tiếng gà gáy: Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa/Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa/Nhớ chao ôi nhớ! Trời xanh thế!/Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa! Tiếng gà gáy trong thơ Việt Nam, theo nhận xét của Phan Cự Đệ và Mã Giang Lân (1), là tiếng gà rất Việt Nam, nó khác biệt với tiếng cuốc, tiếng oanh, hay tiếng nhạn trong thơ Đường. Tiếng gà gáy trong buổi trưa hè có một tác động phi thường, như khơi dậy những tiềm thức và tầng u ẩn của tâm hồn con người trong cộng đồng làng xóm Việt Nam. Nó khơi dậy cái gốc gác văn hóa nông nghiệp của người Việt.
Tranh dân gian Đông Hồ: "em bé và gà" và "gà trống"
* * *
Có lẽ trong 12 con vật dùng làm biểu tượng cho chu kì 12 năm trong lịch Việt Nam, con gà đóng một vai trò lớn nhất nhì trong quá trình phát triển văn hóa nông nghiệp. Mà chắc đúng như thế, bởi vì nói đến gà là nói đến con người, hai sinh vật đã chung sống qua hàng chục ngàn năm, và trong thời gian dài đằng đẳng đó con người đã biến đổi gà quá nhiều, nhiều đến độ có thể nói rằng chúng là sản phẩm sáng tạo của con người, chứ không còn là sáng tạo nguyên thủy (là loài chim) của tự nhiên nữa. Mối liên hệ của gà và người có khả năng nói lên sự khác biệt giữa văn hóa Đông và Tây rõ nét nhất. Người Tây phương xem con gà như là một con vật cấp thấp, một con vật họ có thể kĩ nghệ hóa để lấy trứng, lấy chất đạm nuôi con người. Nhưng đối với người nông dân Việt Nam và Đông Nam Á, con gà là bạn và là một biểu tượng văn hóa.
Hình ảnh con gà không chỉ xuất hiện trong thơ ca mà còn được thể hiện trên ngọn bút của những họa sĩ dân gian. Trong bộ tranh truyền thống làng Đông Hồ, tranh gà và lợn vẫn chiếm đa số. Bộ tranh gà lợn được trang trọng treo trong nhà nhân dịp Tết để diễn tả niềm mong ước được sung túc, viên mãn, hay dồi dào sức khỏe (tranh gà trống) trong năm sắp đến. Hãy để vài phút nhìn và chiêm nghiệm những nét vẽ dân tộc đậm đà trong tranh gà lợn. Bình luận về màu sắc trong tranh gà tranh lợn, một học giả nhận xét: “Tranh gà tranh lợn đỏ như xôi gấc, vàng như lúa chín, xanh như lá mạ, hay vàng như nghệ kho cá, xanh như cốm non, đỏ như ngô già, nâu như đất cày, toàn những màu sắc quen thuộc thân mến từ bao nhiêu đời người rồi. Những màu sắc ấy in sâu vào tâm não nông dân, hết thế hệ này đến thế hệ khác thành những màu sắc dân tộc rồi. Những màu sắc xanh đỏ chói rực của tranh Tàu, tranh Tây nó chướng quá, nó không mộc mạc, quen thuộc như những màu xanh, đỡ thô kệch, điềm đạm thật thà của tranh lợn, tranh gà.” (2). Chả thế mà Nhà thơ Hoàng Cầm tóm tắt ý nghĩa của những bức tranh gà lợn bằng hai câu thơ: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
* * *
Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp. Trên Trống Đồng, gà và chim (cùng giống) là những loài vật được thể hiện khá nhiều. Chim đứng trên mái nhà hình thuyền giống chim công, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước: cò, bồ nông, xít, v.v…
Hình gà và chim sưu tầm trên trống đồng.
Người Đông Nam Á cổ (tức người Thái, Mon-Khmer, Tạng-Miến, Mã Lai, hay gọi chung là Bách Việt), chắc phải bị quyến rũ bởi con gà lắm, không phải vì gà là nguồn thực phẩm (trần tục quá!) cho con người, mà có lẽ ở diện mạo màu mè và tiếng hót thánh thót như là biểu tượng huyền bí của thần thánh. Ở Sumatra (Nam Dương) người ta có đền thờ gà và tổ chức ngày lễ hàng năm để vinh danh thần gà. Trong huyền sử Việt Nam, có truyền thuyết cho rằng thời vua An Dương Vương Thục Phán nước Âu Lạc, nhà vua cố công xây thành ở đất Việt Thường, nhưng đấp đến đâu thì đất lở đến đấy. Thục Phán cầu trời thì được một con rùa (thần Kim qui) đến giúp. Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Bên cạnh núi có một quán trọ, mà chủ quán là Ngộ Không có một cô con gái và một con gà trống trắng vốn là dư khí của quỉ tinh biến thành để làm ám hại dân làng. Đến khi nhà vua giả dạng thường dân ghé lại quán nghỉ qua đêm, và với sự giúp đỡ của rùa thần, nhà vua xua đuổi ma quỉ đến tận chân núi Thất Diệu. Quay về quán, nhà vua bảo Ngộ Không nên giết đi con gà trắng, và khi con gà chết, lập tức người con gái cũng quay ra chết. Sau đó chỉ nửa tháng thành quách xây xong (3).
Không chỉ Đông Nam Á, các nền văn minh cổ khác cũng xem gà là một con vật đặc biệt (4), có ý nghĩa tôn giáo (5). Thời đại nữ hoàng Victoria, Người Anh xem con gà trống là biểu tượng của đàn ông tính và sức sống. (Cũng cần nói thêm, tiếng Anh “cock” có nghĩa là gà trống, nhưng tiếng lóng còn có nghĩa là dương vật). Những nhà văn danh tiếng như Aldrovandi có lần cho rằng gà trống là “tấm gương tốt nhất và trung thực nhất về người cha trong một gia đình”, bởi vì không chỉ là một người bảo vệ an toàn cho gia đình, nó còn tất tả lo lắng đến sự sinh tồn cho tất cả thành viên trong gia đình.
* * *
Tính can đảm của gà được biểu hiện qua đá gà. Đá gà (hay nói theo phương ngữ miền Bắc là chọi gà) là một trò chơi dân gian đã được lưu truyền tại vùng Đông Nam Á qua nhiều thế kỉ. Ở nước ta sử sách cũng có đề cập đến đá gà từ thế kỉ 12. Hưng Đạo Vương trong Hịch Tướng Sĩ từng than trách những người ham mê đá gà mà quên việc lớn của nước nhà (6).
Mỗi khi Tết về đá gà là một loại thể thao tiêu khiển khó có thể thiếu được trong nông thôn. Thời trước 1975 miền Nam còn có hẳn một kĩ nghệ nuôi gà nòi và có nhiều trường đá gà. Trò chơi đá gà không chỉ là một thú vui của nông dân mà còn của giai cấp giàu có, với những cuộc tranh tài được tổ chức rất qui mô và có nội qui nghiêm chỉnh, với sự tham gia của các quan chức cao cấp. (Trước năm 1975, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu phó tổng thống miền Nam, là một trong những người nổi tiếng ham mê đá gà). Trong các giống gà đá, có lẽ gà tre (chỉ thấy ở miền Tây Nam bộ) là nổi tiếng nhất. Đây là một giống gà nhỏ, lông màu sặc sỡ, đuôi dài, chân cao, đùi săn chắc, rất lí tưởng cho đấu trường đá gà.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với sự ra đời của các học thuyết đạo đức mới và biến chứng cờ bạc trong trò chơi, đá gà không được xem là một loại “thể thao”, mà là một hành động tàn nhẫn với thú vật không thể nào chấp nhận được. Nhiều người Tây phương nhìn trò đá gà ở các nước Đông Nam Á như là một tàn dư, một dấu vết về sự “kém văn minh” của người dân trong các nước đang phát triển. Nhưng có lẽ họ quên rằng đá gà có một lịch sử rất lâu dài, đã từng thịnh hành và thậm chí vẫn còn đang tồn tại tại một số nước Tây phương. Theo cổ sử, đá gà là một trong những thể thao phổ biến nhất trong xã hội người Ai Cập, Ba Tư (tức Iran ngày nay), Do Thái, và Canaan (Trung Đông). Thời đó, người nuôi và gây giống gà chọi để đấu và đánh cuộc trong các phiên chợ, cũng chẳng khác gì đá gà trong thế kỉ 20 ở nước ta. Thời thế kỉ thứ nhất (sau Công nguyên), Julius Caesar là người truyền bá thể thao đá gà đến người dân La Mã và sau này đến người Anh. Đến thời vua Henry thứ VIII (thế kỉ 16), đá gà ở Anh thịnh hành đến độ trở thành một loại thể thao quốc gia. Thời đó, những cuộc tranh tài thường diễn ra tại cung điện của nhà vua, và tại các khuôn viên nhà thờ vì các giáo sĩ cũng ham mê đá gà. Đến thời Hoàng hậu Victoria thì môn thể thao này bị suy tàn vì sắc lệnh của triều đình cấm đá gà.
Ở Tây Ban Nha đá gà là môn thể thao đã và đang tồn tại qua hàng ngàn năm. Chưa ai biết đích xác môn thể thao này du nhập qua Tây Ban Nha từ thời nào, nhưng có thuyết cho rằng nó được truyền bá qua thương gia từ các vùng Trung Đông. Ngày nay, đá gà vẫn là bộ môn thể thao phổ biến tại những vùng như Bilbao, Oviedo, Madrid, Barcelona và Valencia.
Ở Mĩ, đá gà cũng có thời rất thịnh hành. Tổng thống George Washington, Thomas Jefferson, Andrew Jackson và Abraham Lincoln là những người rất ham mê đá gà. Thời đó, đá gà được xem là một môn thể thao của giới đàn ông sành điệu. Có lúc những cuộc chọi gà được tổ chức ngay trong phòng của tổng thống! Đến khi cuộc nội chiến xảy ra, môn đá gà từ đó suy tàn theo thời gian. Cho đến nay, chỉ có bang Louisana và một phần bang New Mexico cho phép đá gà, còn các bang khác đều có luật cấm đá gà.
Nhưng có nhiều bằng chứng gần đây cho thấy đá gà bắt nguồn từ vùng Đông Nam Á, chứ không phải từ các nước Tây phương. Theo cuốn “Cockfighting all over the World” (Đá gà khắp thế giới) (7), trò chơi đá gà xuất hiện sớm nhất ở Á châu, đặc biệt là Đông Nam Á vì đây là quê hương cổ xưa nhất của các loại gà trên thế giới ngày nay. SáchNam Việt Chí chép rằng ở huyện Lỗ Thành có nhiều gà rừng hay chọi nhau, nên dân trong vùng đem gà nhà chọi nhau với gà rừng để bắt lấy. Truyền thuyết Pú Lương Quân cũng kể lại câu chuyện vợ chồng Báo Lương bắt gà rừng về nuôi (8).
"Chọi gà". Tranh khắc của Henri Oger (1908)
* * *
Công cuộc truy tìm nguồn gốc của gà là một đề tài nghiên cứu qui mô của nhiều nhóm khoa học gia trên thế giới, và qua các nghiên cứu này, nhiều phát hiện thú vị đã làm thay đổi cái nhìn về nền văn minh nông nghiệp Đông Nam Á.
Hiện nay trên thế giới, người ta thống kê có tất cả 175 giống gà khác nhau, và tất cả đều xuất thân từ loài chim rừng màu đỏ có tên [tiếng Anh] là Red Jungle Fowl, và tên khoa học là Gallus gallus. Theo các tài liệu khảo cổ học trong, và dựa vào các di vật khảo cổ, giới khoa học cho rằng loài chim này được con người thuần dưỡng vào khoảng 4000 năm trước đây tại vùng Thung lũng Indus (tức Pakistan ngày nay) (9). Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học Trung Quốc dựa vào các di chỉ tìm thấy trong các vùng thuộc sông Hoàng Hà (Yellow River) cho rằng Trung Quốc mới là nơi đầu tiên thuần dưỡng các loài gia cầm như gà và ước tính thời điểm thuần hóa gà xảy ra vào khoảng 6.000 đến 7.500 năm trước đây (10). Nhưng thời điểm này cũng bị nghi ngờ, bởi vì khí hậu và môi trường miền bắc Trung Quốc không thể là nơi lí tưởng cho loài gà rừng Red Jungle Fowl được.
Trong hai công trình nghiên cứu quan trọng công bố trên Tập san Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (11-12), một nhóm khoa học gia Nhật so sánh cấu trúc di truyền của 21 giống gà thuộc gia đình Gallus gallus từ Thái Lan, Nam Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Sri Lanka, v.v…, và phát hiện rằng giống gà ở Thái Lan có hệ số phong phú di truyền cao nhất, tức là giống gà ở đây có độ tuổi di truyền cao nhất. So sánh DNA gà Đông Nam Á và DNA các giống gà khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Nhật đi đến kết luận rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới ngày nay xuất phát từ một giống gà từng sống (hay thuần hóa) tại một vùng đất mà ngày nay thuộc Thái Lan và Việt Nam. Họ còn ước tính rằng thời điểm thuần hóa gà rừng tại Đông Nam Á bắt đầu vào khoảng 8.000 năm về trước.
Phát hiện này của các nhà nghiên cứu Nhật, dựa vào phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại nhất, cũng phù hợp với các di chỉ khảo cổ học tìm thấy ở nước ta. Tài liệu khảo cổ học Việt Nam cho biết có khá nhiều xương cốt của các loài gia cầm như gà, vịt, chó, trâu, bò, v.v… thuộc thời kì hậu đồ đá mới được tìm thấy tại Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu, và Hoa Lộc. Tại Đồng Đậu, các nhà khảo cổ học Việt Nam còn phát hiện 2 tượng gà nặn bằng đất nung (13). Như vậy, có thể nói gà đã được con người thuần dưỡng ít nhất là 8.000 năm trước đây tại những vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay.
Trong cuốn “Origin of species”, Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á. Trong một bài viết cho Tập san National Geographic, W. G. Solheim II nhận xét rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền chăn nuôi đầu tiên trên trái đất (14). Gần đây, có hai nghiên cứu từ Nhật cho thấy giống gà Shamo, một loại gà nòi được nuôi chủ yếu cho thể thao đá gà, có nguồn gốc từ Đông Dương và miền Nam Trung Quốc ngày nay (15-16).
* * *
Qua phân tích mối tương quan di truyền giữa các sắc dân trên thế giới, giới khoa học có thể khẳng định rằng con người hiện đại di dân ra khỏi Phi châu và đến Á châu vào khoảng 100.000 năm trước đây. Trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á châu và định cư tại đây (17). Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng nam ra Úc châu và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á châu (18-19).
Ngày nay, chúng ta biết rằng quê hương nguyên thủy của cây lúa nước là vùng Đông Dương - Mã Lai - Miến Điện (chứ không phải Trung Quốc, nơi mà bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử). Văn minh Hòa Bình có lẽ là nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15.000 năm trước dương lịch. Vài ngàn năm trước Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã đưa cây lúa đến vùng Đông Á và Tây Á, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch (20). Nhận xét này cũng hợp lí bởi vì với khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á là môi trường thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.
Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng, hay văn minh Đông Sơn. Theo Trần Quốc Vượng (21), chính nghề trồng lúa nước (một ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12 con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng. Do đó, có khả năng lịch 12 con giáp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chứ không phải từ Trung Hoa. Có thể qua giao lưu văn hóa, người Trung Hoa cổ đã vay mượn lịch Đông Nam Á và cải tiến lại. Do đó, 12 con vật trong lịch của Ta không giống với 12 con vật trong lịch của Trung Hoa (thử, ngưu, hổ, miêu, long, xà, mã, dương, hầu, kê, khuyển, trư).
Tất cả những bằng chứng này cho thấy Đông Nam Á có thể là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người (22), và cư dân tại đây rất có thể là những người phát minh ra kĩ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các kĩ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay). Phát hiện mới nhất về quê hương Đông Nam Á của loài gà gia cầm cho chúng ta thêm một cơ sở để suy luận rằng trong quá trình định cư và phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á cổ đã thuần dưỡng giống gà rừng, và từ đây giống gà này được truyền bá đến miền Nam Trung Quốc, và từ Trung Quốc “di cư” sang Âu châu. Những phát hiện này, cộng với những di chỉ khảo cổ học và di truyền học mới nhất củng cố thêm cho giả thuyết Đông Nam Á là một trung tâm văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới.
Chú thích và tài liệu tham khảo:
1. Phan Cự Đệ và Mã Giang Lân. Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2000.
2. Lê Văn Hòe. Lẽ sống của tranh gà tranh lợn. Văn Nghệ Xuân Quí Tị , 1953; trích theo Văn Ngọc, Đi trong thế giới hội họa, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
3. Trích từ Lĩnh Nam Chích Quái, bản dịch của Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc Khánh. Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội, 1960.
4. Sách nhân chủng học và văn hóa học Tây phương cho biết trong văn hóa cổ Syria gà đá được xem là một vị thần. Người Hi Lạp – La Mã xưa xem gà đá là thần Mặt trời (Apollo), thần Thủy (Mercury) và thần Hoả (Mars). Người La Mã còn xem gà như là một nhà tiên tri; họ tin rằng khi con gà xuất hiện từ phía trái là một điềm tốt; khi gà được cho ăn trong chuồng mà chúng vỗ cánh bay đi là một điềm không lành.
5. Trong Thánh Kinh, Jesus mượn hình ảnh về mối liên hệ giữa gà mẹ và gà con để nói lên tình yêu thương ngài dành cho người dân Hebrew (Do Thái). Nhưng cũng chính Jesus có lúc xem gà trống là một biểu tượng của sự phản bội (“And he said, I tell thee, Peter, the cock shall not crow this day, before that thou shall thrice deny that thou knowest me – Luke 22:43 và Luke 22:61). Trong phúc âm Phê-rô, tiếng gà gáy được vài nhà chú giải xem như là phương tiện Chúa dùng để thức tỉnh Phêrô đang dần dần sa vào chước cám dỗ.
6. Trần Hưng Đạo nhắc nhở quân sĩ nên hạn chế bớt chơi đá gà: “…Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển…”.
7. Finsterbusch CA. Cockfighting all over the World. Diamond Farm Book, 1991
8. Lã Văn Lô. Xã hội Tày qua truyền thuyết Pú Lương Quân. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 1964; số tháng 8-65.
9. Zeuner FE. A history of domesticated animals. Hutchison, London, 1963.
10. West B, Zhou BX. J Archaeol Sci 1988; 15:515-533,
11. Fumihito A, et al. One subspecies of the red jungle fowl (Gallus gallus gallus) suffices as the matriarchic ancestor of all domestic breeds. Proc Natl Acad Sci USA 1994; 91:12505-9.
12. Fumihito A, et al. Monophyletic origin and unique dispersal patterns of domestic fowls. Proc Natl Acad Sci USA 1996; 93:6792-95.
13. Lê Xuân Diệm và Hoàng Xuân Chính. Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu. Tạp chí Khoa học Xã hội, 1983, trang 81.
14. Solheim II WG. New light on a forgotten past. National Geographic, 1971;139:number 3. Trích đoạn, “Theo truyền thống, người ta cho rằng trong thời kỳ tiền sử, kỹ thuật miền Đông Nam Á là kết quả của những làn sóng di dân từ phương Bắc mang đến. Riêng tôi cho rằng văn hóa nguyên thủy thời đồ đá mới Ngưỡng Thiều (Yangshao) ở Trung Quốc mà người ta biết đến chính là kết quả của một nền văn hóa tiền Hòa Bình đã di chuyển từ miền bắc Đông Nam Á lên phía bắc vào khoảng 6000 hay 7000 năm trước Công nguyên.” và […] “Văn hóa Long sơn (Lungshan) vẫn được xem là phát triển từ Ngưỡng Thiều, […] thực ra là đã [được] khai sinh ở Nam Trung Quốc và di chuyển lên phía Bắc. Cả hai nền văn hóa này đều bắt nguồn từ gốc văn hóa Hòa Bình.”
15. Komiyama T, et al. The evolutionary origin of long-corwing chicken: its evolutionary relationship with fighting cocks disclosed by the mtDNA sequence analysis. Gene 2004; 333:91-99.
16. Komiyama T, et al. Where is the origin of the Japanese gamecocks? Gene 2003; 317:195-202.
17. Nguyễn Văn Tuấn. Nhân năm khỉ: bàn về nguồn gốc con người hiện đại. Diễn Đàn 2004, số tháng?.
18. Chu JY, et al. Genetic relationship of populations in China. Proc Natl Acad Sci USA 1998; 95: 11763-11768.
19. Su B, et al. Y-chromosome evidence for a northward migration of modern humans into eastern Asia during the last Ice Age. Am J Hum Genet 1999; 65:1718-1724
20. Chesnov Ja. V. Dân tộc học lịch sử các nước Đông Nam Á. 1976. (Trích dẫn theo Trần Ngọc Thêm, “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
21. Trần Quốc Vượng. Văn hóa Việt Nam: Tìm tòi và suy ngẫm. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Hà Nội, 2000.
22. Oppenheimer S. Eden in the East: the Drowned Continent of Southeast Asia. Phoenix (London), 1998.
Nghĩ đến con gà là tôi nghĩ đến một làng quê êm ả bên con sông nhỏ, và một buổi trưa hè nóng bức oi ả. Cái nắng chói chang làm khô đống lúa ngoài sân mới gặt về. Một vài ngọn gió hiu hiu thổi qua. Một đàn gà vô tư nhặt lúa. Tiếng gà gáy ó ò o... Đám gà bên kia sông phụ họa: ò ó o. Đám gà hàng xóm cũng họa theo cái điệp khúc đồng quê mà hình như tự nhiên đã giao phó cho chúng tự bao giờ. Lúc nào cũng đúng giờ Ngọ. Một hình ảnh đầm ấm, no đủ của miền quê Việt Nam. Trong bài Nắng mới, Lưu Trọng Lư tả thật hay cái hình ảnh lung linh đó:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Nắng. Làn gió. Sân nhà. Tiếng gà gáy. Những thành tố đó có thể khuấy động hồn quê của mọi người Việt. Xao xác gà trưa gáy não nùng hay lạ! Trong tâm khảm của bất cứ người Việt nào, kể cả những người sinh trưởng ở thành thị, cũng hàm chứa một chút cái nhà quê. Hoài Thanh đã từng nhận xét như thế. Sống trong thời đại chạy đua với thời gian trong cái xã hội mà có người gọi là “hiện đại” này, chúng ta ngày càng đi xa cái nhà quê đó; nhưng một khi có dịp nghe tiếng gà gáy trong cái nắng chang chang thì chúng ta quay về cái nhà quê ấy tức khắc.
Chế Lan Viên từng viết về cái tâm trạng nhớ quê da diết khi nghe tiếng gà gáy: Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa/Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa/Nhớ chao ôi nhớ! Trời xanh thế!/Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa! Tiếng gà gáy trong thơ Việt Nam, theo nhận xét của Phan Cự Đệ và Mã Giang Lân (1), là tiếng gà rất Việt Nam, nó khác biệt với tiếng cuốc, tiếng oanh, hay tiếng nhạn trong thơ Đường. Tiếng gà gáy trong buổi trưa hè có một tác động phi thường, như khơi dậy những tiềm thức và tầng u ẩn của tâm hồn con người trong cộng đồng làng xóm Việt Nam. Nó khơi dậy cái gốc gác văn hóa nông nghiệp của người Việt.
Tranh dân gian Đông Hồ: "em bé và gà" và "gà trống"
* * *
Có lẽ trong 12 con vật dùng làm biểu tượng cho chu kì 12 năm trong lịch Việt Nam, con gà đóng một vai trò lớn nhất nhì trong quá trình phát triển văn hóa nông nghiệp. Mà chắc đúng như thế, bởi vì nói đến gà là nói đến con người, hai sinh vật đã chung sống qua hàng chục ngàn năm, và trong thời gian dài đằng đẳng đó con người đã biến đổi gà quá nhiều, nhiều đến độ có thể nói rằng chúng là sản phẩm sáng tạo của con người, chứ không còn là sáng tạo nguyên thủy (là loài chim) của tự nhiên nữa. Mối liên hệ của gà và người có khả năng nói lên sự khác biệt giữa văn hóa Đông và Tây rõ nét nhất. Người Tây phương xem con gà như là một con vật cấp thấp, một con vật họ có thể kĩ nghệ hóa để lấy trứng, lấy chất đạm nuôi con người. Nhưng đối với người nông dân Việt Nam và Đông Nam Á, con gà là bạn và là một biểu tượng văn hóa.
Hình ảnh con gà không chỉ xuất hiện trong thơ ca mà còn được thể hiện trên ngọn bút của những họa sĩ dân gian. Trong bộ tranh truyền thống làng Đông Hồ, tranh gà và lợn vẫn chiếm đa số. Bộ tranh gà lợn được trang trọng treo trong nhà nhân dịp Tết để diễn tả niềm mong ước được sung túc, viên mãn, hay dồi dào sức khỏe (tranh gà trống) trong năm sắp đến. Hãy để vài phút nhìn và chiêm nghiệm những nét vẽ dân tộc đậm đà trong tranh gà lợn. Bình luận về màu sắc trong tranh gà tranh lợn, một học giả nhận xét: “Tranh gà tranh lợn đỏ như xôi gấc, vàng như lúa chín, xanh như lá mạ, hay vàng như nghệ kho cá, xanh như cốm non, đỏ như ngô già, nâu như đất cày, toàn những màu sắc quen thuộc thân mến từ bao nhiêu đời người rồi. Những màu sắc ấy in sâu vào tâm não nông dân, hết thế hệ này đến thế hệ khác thành những màu sắc dân tộc rồi. Những màu sắc xanh đỏ chói rực của tranh Tàu, tranh Tây nó chướng quá, nó không mộc mạc, quen thuộc như những màu xanh, đỡ thô kệch, điềm đạm thật thà của tranh lợn, tranh gà.” (2). Chả thế mà Nhà thơ Hoàng Cầm tóm tắt ý nghĩa của những bức tranh gà lợn bằng hai câu thơ: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
* * *
Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp. Trên Trống Đồng, gà và chim (cùng giống) là những loài vật được thể hiện khá nhiều. Chim đứng trên mái nhà hình thuyền giống chim công, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước: cò, bồ nông, xít, v.v…
Hình gà và chim sưu tầm trên trống đồng.
Người Đông Nam Á cổ (tức người Thái, Mon-Khmer, Tạng-Miến, Mã Lai, hay gọi chung là Bách Việt), chắc phải bị quyến rũ bởi con gà lắm, không phải vì gà là nguồn thực phẩm (trần tục quá!) cho con người, mà có lẽ ở diện mạo màu mè và tiếng hót thánh thót như là biểu tượng huyền bí của thần thánh. Ở Sumatra (Nam Dương) người ta có đền thờ gà và tổ chức ngày lễ hàng năm để vinh danh thần gà. Trong huyền sử Việt Nam, có truyền thuyết cho rằng thời vua An Dương Vương Thục Phán nước Âu Lạc, nhà vua cố công xây thành ở đất Việt Thường, nhưng đấp đến đâu thì đất lở đến đấy. Thục Phán cầu trời thì được một con rùa (thần Kim qui) đến giúp. Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Bên cạnh núi có một quán trọ, mà chủ quán là Ngộ Không có một cô con gái và một con gà trống trắng vốn là dư khí của quỉ tinh biến thành để làm ám hại dân làng. Đến khi nhà vua giả dạng thường dân ghé lại quán nghỉ qua đêm, và với sự giúp đỡ của rùa thần, nhà vua xua đuổi ma quỉ đến tận chân núi Thất Diệu. Quay về quán, nhà vua bảo Ngộ Không nên giết đi con gà trắng, và khi con gà chết, lập tức người con gái cũng quay ra chết. Sau đó chỉ nửa tháng thành quách xây xong (3).
Không chỉ Đông Nam Á, các nền văn minh cổ khác cũng xem gà là một con vật đặc biệt (4), có ý nghĩa tôn giáo (5). Thời đại nữ hoàng Victoria, Người Anh xem con gà trống là biểu tượng của đàn ông tính và sức sống. (Cũng cần nói thêm, tiếng Anh “cock” có nghĩa là gà trống, nhưng tiếng lóng còn có nghĩa là dương vật). Những nhà văn danh tiếng như Aldrovandi có lần cho rằng gà trống là “tấm gương tốt nhất và trung thực nhất về người cha trong một gia đình”, bởi vì không chỉ là một người bảo vệ an toàn cho gia đình, nó còn tất tả lo lắng đến sự sinh tồn cho tất cả thành viên trong gia đình.
* * *
Tính can đảm của gà được biểu hiện qua đá gà. Đá gà (hay nói theo phương ngữ miền Bắc là chọi gà) là một trò chơi dân gian đã được lưu truyền tại vùng Đông Nam Á qua nhiều thế kỉ. Ở nước ta sử sách cũng có đề cập đến đá gà từ thế kỉ 12. Hưng Đạo Vương trong Hịch Tướng Sĩ từng than trách những người ham mê đá gà mà quên việc lớn của nước nhà (6).
Mỗi khi Tết về đá gà là một loại thể thao tiêu khiển khó có thể thiếu được trong nông thôn. Thời trước 1975 miền Nam còn có hẳn một kĩ nghệ nuôi gà nòi và có nhiều trường đá gà. Trò chơi đá gà không chỉ là một thú vui của nông dân mà còn của giai cấp giàu có, với những cuộc tranh tài được tổ chức rất qui mô và có nội qui nghiêm chỉnh, với sự tham gia của các quan chức cao cấp. (Trước năm 1975, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu phó tổng thống miền Nam, là một trong những người nổi tiếng ham mê đá gà). Trong các giống gà đá, có lẽ gà tre (chỉ thấy ở miền Tây Nam bộ) là nổi tiếng nhất. Đây là một giống gà nhỏ, lông màu sặc sỡ, đuôi dài, chân cao, đùi săn chắc, rất lí tưởng cho đấu trường đá gà.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với sự ra đời của các học thuyết đạo đức mới và biến chứng cờ bạc trong trò chơi, đá gà không được xem là một loại “thể thao”, mà là một hành động tàn nhẫn với thú vật không thể nào chấp nhận được. Nhiều người Tây phương nhìn trò đá gà ở các nước Đông Nam Á như là một tàn dư, một dấu vết về sự “kém văn minh” của người dân trong các nước đang phát triển. Nhưng có lẽ họ quên rằng đá gà có một lịch sử rất lâu dài, đã từng thịnh hành và thậm chí vẫn còn đang tồn tại tại một số nước Tây phương. Theo cổ sử, đá gà là một trong những thể thao phổ biến nhất trong xã hội người Ai Cập, Ba Tư (tức Iran ngày nay), Do Thái, và Canaan (Trung Đông). Thời đó, người nuôi và gây giống gà chọi để đấu và đánh cuộc trong các phiên chợ, cũng chẳng khác gì đá gà trong thế kỉ 20 ở nước ta. Thời thế kỉ thứ nhất (sau Công nguyên), Julius Caesar là người truyền bá thể thao đá gà đến người dân La Mã và sau này đến người Anh. Đến thời vua Henry thứ VIII (thế kỉ 16), đá gà ở Anh thịnh hành đến độ trở thành một loại thể thao quốc gia. Thời đó, những cuộc tranh tài thường diễn ra tại cung điện của nhà vua, và tại các khuôn viên nhà thờ vì các giáo sĩ cũng ham mê đá gà. Đến thời Hoàng hậu Victoria thì môn thể thao này bị suy tàn vì sắc lệnh của triều đình cấm đá gà.
Ở Tây Ban Nha đá gà là môn thể thao đã và đang tồn tại qua hàng ngàn năm. Chưa ai biết đích xác môn thể thao này du nhập qua Tây Ban Nha từ thời nào, nhưng có thuyết cho rằng nó được truyền bá qua thương gia từ các vùng Trung Đông. Ngày nay, đá gà vẫn là bộ môn thể thao phổ biến tại những vùng như Bilbao, Oviedo, Madrid, Barcelona và Valencia.
Ở Mĩ, đá gà cũng có thời rất thịnh hành. Tổng thống George Washington, Thomas Jefferson, Andrew Jackson và Abraham Lincoln là những người rất ham mê đá gà. Thời đó, đá gà được xem là một môn thể thao của giới đàn ông sành điệu. Có lúc những cuộc chọi gà được tổ chức ngay trong phòng của tổng thống! Đến khi cuộc nội chiến xảy ra, môn đá gà từ đó suy tàn theo thời gian. Cho đến nay, chỉ có bang Louisana và một phần bang New Mexico cho phép đá gà, còn các bang khác đều có luật cấm đá gà.
Nhưng có nhiều bằng chứng gần đây cho thấy đá gà bắt nguồn từ vùng Đông Nam Á, chứ không phải từ các nước Tây phương. Theo cuốn “Cockfighting all over the World” (Đá gà khắp thế giới) (7), trò chơi đá gà xuất hiện sớm nhất ở Á châu, đặc biệt là Đông Nam Á vì đây là quê hương cổ xưa nhất của các loại gà trên thế giới ngày nay. SáchNam Việt Chí chép rằng ở huyện Lỗ Thành có nhiều gà rừng hay chọi nhau, nên dân trong vùng đem gà nhà chọi nhau với gà rừng để bắt lấy. Truyền thuyết Pú Lương Quân cũng kể lại câu chuyện vợ chồng Báo Lương bắt gà rừng về nuôi (8).
"Chọi gà". Tranh khắc của Henri Oger (1908)
* * *
Công cuộc truy tìm nguồn gốc của gà là một đề tài nghiên cứu qui mô của nhiều nhóm khoa học gia trên thế giới, và qua các nghiên cứu này, nhiều phát hiện thú vị đã làm thay đổi cái nhìn về nền văn minh nông nghiệp Đông Nam Á.
Hiện nay trên thế giới, người ta thống kê có tất cả 175 giống gà khác nhau, và tất cả đều xuất thân từ loài chim rừng màu đỏ có tên [tiếng Anh] là Red Jungle Fowl, và tên khoa học là Gallus gallus. Theo các tài liệu khảo cổ học trong, và dựa vào các di vật khảo cổ, giới khoa học cho rằng loài chim này được con người thuần dưỡng vào khoảng 4000 năm trước đây tại vùng Thung lũng Indus (tức Pakistan ngày nay) (9). Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học Trung Quốc dựa vào các di chỉ tìm thấy trong các vùng thuộc sông Hoàng Hà (Yellow River) cho rằng Trung Quốc mới là nơi đầu tiên thuần dưỡng các loài gia cầm như gà và ước tính thời điểm thuần hóa gà xảy ra vào khoảng 6.000 đến 7.500 năm trước đây (10). Nhưng thời điểm này cũng bị nghi ngờ, bởi vì khí hậu và môi trường miền bắc Trung Quốc không thể là nơi lí tưởng cho loài gà rừng Red Jungle Fowl được.
Trong hai công trình nghiên cứu quan trọng công bố trên Tập san Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (11-12), một nhóm khoa học gia Nhật so sánh cấu trúc di truyền của 21 giống gà thuộc gia đình Gallus gallus từ Thái Lan, Nam Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Sri Lanka, v.v…, và phát hiện rằng giống gà ở Thái Lan có hệ số phong phú di truyền cao nhất, tức là giống gà ở đây có độ tuổi di truyền cao nhất. So sánh DNA gà Đông Nam Á và DNA các giống gà khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Nhật đi đến kết luận rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới ngày nay xuất phát từ một giống gà từng sống (hay thuần hóa) tại một vùng đất mà ngày nay thuộc Thái Lan và Việt Nam. Họ còn ước tính rằng thời điểm thuần hóa gà rừng tại Đông Nam Á bắt đầu vào khoảng 8.000 năm về trước.
Phát hiện này của các nhà nghiên cứu Nhật, dựa vào phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại nhất, cũng phù hợp với các di chỉ khảo cổ học tìm thấy ở nước ta. Tài liệu khảo cổ học Việt Nam cho biết có khá nhiều xương cốt của các loài gia cầm như gà, vịt, chó, trâu, bò, v.v… thuộc thời kì hậu đồ đá mới được tìm thấy tại Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu, và Hoa Lộc. Tại Đồng Đậu, các nhà khảo cổ học Việt Nam còn phát hiện 2 tượng gà nặn bằng đất nung (13). Như vậy, có thể nói gà đã được con người thuần dưỡng ít nhất là 8.000 năm trước đây tại những vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay.
Trong cuốn “Origin of species”, Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á. Trong một bài viết cho Tập san National Geographic, W. G. Solheim II nhận xét rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền chăn nuôi đầu tiên trên trái đất (14). Gần đây, có hai nghiên cứu từ Nhật cho thấy giống gà Shamo, một loại gà nòi được nuôi chủ yếu cho thể thao đá gà, có nguồn gốc từ Đông Dương và miền Nam Trung Quốc ngày nay (15-16).
* * *
Qua phân tích mối tương quan di truyền giữa các sắc dân trên thế giới, giới khoa học có thể khẳng định rằng con người hiện đại di dân ra khỏi Phi châu và đến Á châu vào khoảng 100.000 năm trước đây. Trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á châu và định cư tại đây (17). Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng nam ra Úc châu và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á châu (18-19).
Ngày nay, chúng ta biết rằng quê hương nguyên thủy của cây lúa nước là vùng Đông Dương - Mã Lai - Miến Điện (chứ không phải Trung Quốc, nơi mà bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử). Văn minh Hòa Bình có lẽ là nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15.000 năm trước dương lịch. Vài ngàn năm trước Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã đưa cây lúa đến vùng Đông Á và Tây Á, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch (20). Nhận xét này cũng hợp lí bởi vì với khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á là môi trường thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.
Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng, hay văn minh Đông Sơn. Theo Trần Quốc Vượng (21), chính nghề trồng lúa nước (một ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12 con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng. Do đó, có khả năng lịch 12 con giáp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chứ không phải từ Trung Hoa. Có thể qua giao lưu văn hóa, người Trung Hoa cổ đã vay mượn lịch Đông Nam Á và cải tiến lại. Do đó, 12 con vật trong lịch của Ta không giống với 12 con vật trong lịch của Trung Hoa (thử, ngưu, hổ, miêu, long, xà, mã, dương, hầu, kê, khuyển, trư).
Tất cả những bằng chứng này cho thấy Đông Nam Á có thể là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người (22), và cư dân tại đây rất có thể là những người phát minh ra kĩ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các kĩ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay). Phát hiện mới nhất về quê hương Đông Nam Á của loài gà gia cầm cho chúng ta thêm một cơ sở để suy luận rằng trong quá trình định cư và phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á cổ đã thuần dưỡng giống gà rừng, và từ đây giống gà này được truyền bá đến miền Nam Trung Quốc, và từ Trung Quốc “di cư” sang Âu châu. Những phát hiện này, cộng với những di chỉ khảo cổ học và di truyền học mới nhất củng cố thêm cho giả thuyết Đông Nam Á là một trung tâm văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới.
Chú thích và tài liệu tham khảo:
1. Phan Cự Đệ và Mã Giang Lân. Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2000.
2. Lê Văn Hòe. Lẽ sống của tranh gà tranh lợn. Văn Nghệ Xuân Quí Tị , 1953; trích theo Văn Ngọc, Đi trong thế giới hội họa, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
3. Trích từ Lĩnh Nam Chích Quái, bản dịch của Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc Khánh. Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội, 1960.
4. Sách nhân chủng học và văn hóa học Tây phương cho biết trong văn hóa cổ Syria gà đá được xem là một vị thần. Người Hi Lạp – La Mã xưa xem gà đá là thần Mặt trời (Apollo), thần Thủy (Mercury) và thần Hoả (Mars). Người La Mã còn xem gà như là một nhà tiên tri; họ tin rằng khi con gà xuất hiện từ phía trái là một điềm tốt; khi gà được cho ăn trong chuồng mà chúng vỗ cánh bay đi là một điềm không lành.
5. Trong Thánh Kinh, Jesus mượn hình ảnh về mối liên hệ giữa gà mẹ và gà con để nói lên tình yêu thương ngài dành cho người dân Hebrew (Do Thái). Nhưng cũng chính Jesus có lúc xem gà trống là một biểu tượng của sự phản bội (“And he said, I tell thee, Peter, the cock shall not crow this day, before that thou shall thrice deny that thou knowest me – Luke 22:43 và Luke 22:61). Trong phúc âm Phê-rô, tiếng gà gáy được vài nhà chú giải xem như là phương tiện Chúa dùng để thức tỉnh Phêrô đang dần dần sa vào chước cám dỗ.
6. Trần Hưng Đạo nhắc nhở quân sĩ nên hạn chế bớt chơi đá gà: “…Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển…”.
7. Finsterbusch CA. Cockfighting all over the World. Diamond Farm Book, 1991
8. Lã Văn Lô. Xã hội Tày qua truyền thuyết Pú Lương Quân. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 1964; số tháng 8-65.
9. Zeuner FE. A history of domesticated animals. Hutchison, London, 1963.
10. West B, Zhou BX. J Archaeol Sci 1988; 15:515-533,
11. Fumihito A, et al. One subspecies of the red jungle fowl (Gallus gallus gallus) suffices as the matriarchic ancestor of all domestic breeds. Proc Natl Acad Sci USA 1994; 91:12505-9.
12. Fumihito A, et al. Monophyletic origin and unique dispersal patterns of domestic fowls. Proc Natl Acad Sci USA 1996; 93:6792-95.
13. Lê Xuân Diệm và Hoàng Xuân Chính. Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu. Tạp chí Khoa học Xã hội, 1983, trang 81.
14. Solheim II WG. New light on a forgotten past. National Geographic, 1971;139:number 3. Trích đoạn, “Theo truyền thống, người ta cho rằng trong thời kỳ tiền sử, kỹ thuật miền Đông Nam Á là kết quả của những làn sóng di dân từ phương Bắc mang đến. Riêng tôi cho rằng văn hóa nguyên thủy thời đồ đá mới Ngưỡng Thiều (Yangshao) ở Trung Quốc mà người ta biết đến chính là kết quả của một nền văn hóa tiền Hòa Bình đã di chuyển từ miền bắc Đông Nam Á lên phía bắc vào khoảng 6000 hay 7000 năm trước Công nguyên.” và […] “Văn hóa Long sơn (Lungshan) vẫn được xem là phát triển từ Ngưỡng Thiều, […] thực ra là đã [được] khai sinh ở Nam Trung Quốc và di chuyển lên phía Bắc. Cả hai nền văn hóa này đều bắt nguồn từ gốc văn hóa Hòa Bình.”
15. Komiyama T, et al. The evolutionary origin of long-corwing chicken: its evolutionary relationship with fighting cocks disclosed by the mtDNA sequence analysis. Gene 2004; 333:91-99.
16. Komiyama T, et al. Where is the origin of the Japanese gamecocks? Gene 2003; 317:195-202.
17. Nguyễn Văn Tuấn. Nhân năm khỉ: bàn về nguồn gốc con người hiện đại. Diễn Đàn 2004, số tháng?.
18. Chu JY, et al. Genetic relationship of populations in China. Proc Natl Acad Sci USA 1998; 95: 11763-11768.
19. Su B, et al. Y-chromosome evidence for a northward migration of modern humans into eastern Asia during the last Ice Age. Am J Hum Genet 1999; 65:1718-1724
20. Chesnov Ja. V. Dân tộc học lịch sử các nước Đông Nam Á. 1976. (Trích dẫn theo Trần Ngọc Thêm, “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
21. Trần Quốc Vượng. Văn hóa Việt Nam: Tìm tòi và suy ngẫm. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Hà Nội, 2000.
22. Oppenheimer S. Eden in the East: the Drowned Continent of Southeast Asia. Phoenix (London), 1998.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)